TIN TỨC-SỰ KIỆN

Chính sách tiêu thụ đường: Sắp hết vụ, vẫn chưa thấy quyết

Ngày đăng: 17 | 04 | 2012

Hiệp hội mía đường Việt Nam ngán ngẩm phản ánh, vụ mía 2011 – 2012, trong khi nhiều DN mía đường trong nước loay hoay tìm lối thoát khỏi cơn bĩ cực, thì chính sách cho giá mía đường dù đã bàn nát nước từ cuối năm 2011, nhưng tới giờ vụ ép sắp hết, vẫn chưa thấy quyết.

Trước nhận định về tình hình SX mía đường niên vụ 2011-2012 trên cả nước sẽ được mùa to, ngay từ cuối năm 2011, Hiệp hội mía đường Việt Nam (HHMĐ) cùng với Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương đã từng tổ chức nhiều cuộc họp bàn nhằm ổn định cung – cầu và đảm bảo giá mía có lợi cho nông dân trong vụ thu hoạch mía sắp cận kề. Theo HHMĐ thì ngay tại các cuộc họp từ trước Tết Nguyên đán Nhâm thìn, dựa vào tình hình SX mía trên cả nước, nhiều DN cũng như lãnh đạo Hiệp hội đã nhận định, mía trên cả nước niên vụ 2011 – 2012 chắc chắn được mùa lớn.
Đến nay, bước vào vụ ép năm 2012, điều tiên đoán ấy đã thành sự thật, khi mà tất cả những NM đường lớn như Cần Thơ, Tây Ninh, Quảng Ngãi, Lam Sơn… đều đạt hơn 1 triệu tấn mía. Ngay cả những NM “còi” ở miền Bắc như Sơn La, Cao Bằng… cũng đạt từ 100 – 150 nghìn tấn mía. Mặc dù tới nay, vụ ép 2011-2012 chưa kết thúc, tuy nhiên nhìn vào tổng thể tình hình SX tại các NM thì có thể cầm chắc, sản lượng đường của cả nước niên vụ 2011-2012 sẽ vượt con số 1,4 triệu tấn – cao hơn niên vụ 2010-2011 khoảng hơn 300 nghìn tấn.
Chính sách cho giá mía đường đã bàn nát nước từ cuối năm 2011, nhưng tới nay vẫn chưa thấy quyết
Trước những nhận định này, cùng với tình hình khó khăn về vốn trong SX cũng như tình hình tiêu thụ đường hết sức ảm đạm, tại các cuộc họp cuối năm 2011, HHMĐ đã kiến nghị Bộ Công thương đề nghị Chính phủ cho phép triển khai ngay hai giải pháp nhằm giữ giá đường và cứu nguy cho các DN. Cụ thể: Một là Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ vốn vay ưu đãi trong vòng 6 tháng cho các DN mua tạm trữ 300 nghìn tấn đường. Thứ hai, trong bối cảnh giá đường của thị trường nước láng giềng Trung Quốc đang rất “sốt”, vì thế Bộ Công thương cần nhất trí cho phép các DN được XK đường sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch với mức thuế ưu đãi 200 nghìn tấn đường.
Ông Hà Hữu Phái – Tổng thư ký HHMĐ Việt Nam ngao ngán bảo: Trước tình hình các DN tiêu thụ đường trong nước hết sức eo sèo, nên từ trước Tết Nhâm thìn, HHMĐ khẳng định là “cầu” đường trong nước năm 2012 sẽ không thể vượt qua con số 1,2 triệu tấn. Thế nhưng Bộ Công thương thì lại cho rằng, do nhu cầu cho các DN SX sữa, nước giải khát… sẽ tăng, nên “cầu” đường sẽ tăng 30% trong năm 2012, và không cần phải mua tạm trữ. Thế nên bàn mãi, cuối cùng các bên cũng chỉ thống nhất được chủ trương là sẽ đề nghị Chính phủ cho phép XK 200 nghìn tấn đường thuế suất ưu đãi qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhưng thực tế thì lúc đó cận Tết, cũng chưa DN nào xuất được lô nào. Đến sau Tết Nhâm thìn, lại có một cuộc họp, và các bên lại thống nhất sẽ cho XK sang Trung Quốc 150 nghìn tấn đường.
“Nói thống nhất là nói thế, chứ Bộ Công thương cũng chỉ khuyên là Bộ NN-PTNT cùng với HHMĐ là nên đề nghị với Chính phủ cho phép chủ trương XK mà thôi. Chứ thực chất thì cho tới thời điểm này, khi mà vụ ép 2011-2012 hiện đã sắp kết thúc, vẫn chưa thấy bất kỳ một quyết định phản hồi cụ thể nào từ phía các Bộ và Chính phủ đối với hai kiến nghị của HHMĐ” – ông Phái bức xúc.
Bà Phạm Thị Sum – Chủ tịch HĐQT Cty mía đường Biên Hòa:
“Tôi thắc mắc là trong khi mỗi năm, theo thống kê của các cơ quan chức năng thì đường lậu từ Thái Lan, Campuchia tuồn về Việt Nam qua đường tiểu ngạch lên tới 300 – 400 nghìn tấn, thế nhưng chúng ta lại “cấm cửa” việc cho phép XK đường qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc là vì sao? Nhà nước có nên phải can thiệp quá sâu vào cung – cầu mía đường như vậy hay không? Phải thả lỏng cho dòng chảy của sản phẩm tự điều chỉnh chứ!”
Trong khi đó, trao đổi với NNVN về tình hình SX đường hiện tại, ông Võ Thành Đàng – TGĐ Cty CP mía đường Quảng Ngãi kêu oai oái khi cho biết, do đang vụ ép, tình hình tiêu thụ của các DN tiêu thụ đường trong nước đang “đóng băng”, khiến lượng đường tồn kho hiện cũng đang rất lớn. Giá đường tinh luyện xuất xưởng hiện chỉ còn khoảng 16 nghìn đồng/kg – giảm khoảng 2.300 đ/kg so với giá bình quân năm 2011. Giá đường giảm cũng đã khiến giá mía nguyên liệu mua vào tại NM này hiện chỉ khoảng 950 đ/kg – giảm khoảng 50 đồng/kg so với trước. “Giá đường giảm mạnh, nhưng chúng tôi cũng không thể hạ giá mía nguyên liệu giảm tương ứng được. Bởi nếu giảm quá, nông dân không có lãi thì sang năm họ sẽ phá mía trồng cây khác ngay” – ông Đàng kêu khổ.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/15/93457/Sa%CC%81p-he%CC%81t-vu%CC%A3-va%CC%83n-chua-tha%CC%81y-quye%CC%81t.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Thu mua tạm trữ lúa gạo ở ĐBSCL: Lợi ích có thực sự đến với nông dân?

17-4-2012

Chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo vô tình tạo thêm cơ hội cho một số nhóm người trục lợi trên thành quả khó nhọc của người nông dân.

VASEP kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản

17-4-2012

Ngày 12/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tháo gỡ một số biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu.

Tín dụng nông nghiệp nông thôn là ưu tiên hàng đầu

17-4-2012

Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khôi phục lại hoạt động sản xuất ở các vùng vừa bị thiên tai, bão lụt là ưu tiên hàng đầu của ngành ngân hàng trong bốn ưu tiên cho vay trong năm 2012.

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ: Cần gắn với thị trường tiêu thụ

17-4-2012

Tại Hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ và đẩy mạnh ứng dụng GAP trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức mới đây, bên cạnh việc mổ xẻ những bất cập của ngành, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng cây ăn trái tập trung sẽ không thể phát triển bền vững nếu không gắn quy hoạch với thị trường.

Bộ ngành cãi nhau: nông dân lãnh đủ

16-4-2012

Nhưng không hiếm khi có chuyện gây bức xúc hay thiệt hại lớn cho người dân thì các tranh cãi như thế lại diễn ra. Những lúc đó, bộ ngành nào cũng có cơ sở, ai cũng có đủ lý do để cho mình đúng.

23.000 hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp

16-4-2012

Tin từ Bộ NNPTNT cho biết, trong số 21 tỉnh, thành được thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay mới có 2 tỉnh tỉnh ký hợp đồng với các hộ nông dân là Nghệ An và Đồng Tháp.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Cho vay nông nghiệp, nông thôn với nhiều thủ tục ưu đãi

16-4-2012

Là một trong những ngân hàng có tổng số dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng lớn, trong năm 2012 này, LienVietPostBank khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

16-4-2012

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất và đời sống; chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu là mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn cả nước vẫn còn nhiều bất cập.

Kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

16-4-2012

Thời gian qua, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến dư luận hết sức lo lắng, giải pháp nào để xử lý tận gốc rễ thực trạng này để người dân có thể yên tâm? Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Nông nghiệp chính là “miền đất” hấp dẫn để đầu tư

16-4-2012

Đầu tư cho nông nghiệp trong thời gian qua đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư vào nông nghiệp lại đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Ông Võ Trí Thành- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Coi nhẹ nông nghiệp là tự sát

16-4-2012

“An ninh lương thực và dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống có chất lượng.”

Ba nhà cùng lo tiêu thụ nông sản

13-4-2012

Giá bán nông sản tăng gấp rưỡi, người sản xuất không phải lo đầu ra, đó là cái được của mô hình “Nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp” và “Nông dân - hộ kinh doanh - doanh nghiệp" ở Bắc Giang.