TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thu mua tạm trữ lúa gạo ở ĐBSCL: Lợi ích có thực sự đến với nông dân?

Ngày đăng: 17 | 04 | 2012

Chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo vô tình tạo thêm cơ hội cho một số nhóm người trục lợi trên thành quả khó nhọc của người nông dân.

Để cứu đầu ra cho hạt lúa vụ Đông xuân năm nay của bà con nông dân ĐBSCL, Chính phủ đã có chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo. Một tháng đã trôi qua và chương trình đang chuẩn bị bước vào hồi kết, nhưng mục tiêu giữ cho giá lúa không sụt giảm, đảm bảo cho người nông dân có lãi ít nất 30% xem ra không đạt được như mong đợi.
Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam thực hiện từ ngày 15/3, những tưởng sẽ tiêu thụ hết lúa cho nông dân với giá cao, gỡ khó cho người trồng lúa lúc “nước sôi lửa bỏng”. Thế nhưng, chỉ sau một vài tín hiệu vui trong tuần đầu tiên thực hiện chương trình, giá lúa gạo ở ĐBSCL lại có xu hướng giảm liên tục trong suốt thời gian thu mua.
Nhiều nơi ở ĐBSCL, giá lúa những ngày qua đang giảm khá nhanh, trung bình từ 100 – 200 đồng/kg/ngày. Theo tính toán của nông dân, với giá cả như vậy họ không thể lời được tới 20% (trong khi yêu cầu của Chính phủ là giá thu mua tạm trữ phải đảm bảo cho nông dân có ít lời  nhất 30%). Như vậy, mục tiêu quan trọng nhất của Chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo là để giữ và nâng cao giá lúa gạo khi vào vụ thu hoạch rộ đã không đạt được yêu cầu.
Chương trình thu mua dự trữ 1 triệu tấn gạo đang bị nhiều doanh nghiệp trục lợi
Có lẽ chưa năm nào, Chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo lại nhận được sự hưởng ứng “nồng nhiệt” của doanh nghiệp như năm nay. Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy 2 tuần, đã có nhiều doanh nghiệp hoàn tất chỉ tiêu thu mua 100%, hay chí ít cũng đạt từ 70 – 80%. Và con số doanh nghiệp tham gia thu mua tạm trữ năm nay cũng tăng đột ngột lên 90%, gấp đôi so với mọi năm. Bởi với sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước là chính sách hỗ trợ lãi suất lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, sẽ mang lại lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp.
Trái với sự hồ hởi và tham gia tích cực của các doanh nghiệp, nông dân lại không mấy vui khi chương trình triển khai. Bà con cho rằng, Chính phủ có ý tốt với nông dân, bỏ tiền ra hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp mua gạo tạm trữ. Nhưng thực tế là, khi thu hoạch rộ với lượng lúa khá nhiều, nông dân buộc phải bán ngay lấy tiền trả nợ, khi đó không có doanh nghiệp nào dại dột mà trả giá cao cho nông dân. Họ sẽ chờ đến khi nào nông dân “chịu hết nổi”, buộc lòng phải bán theo giá “ép” của thương lái đưa ra thì lúc đó mới có chuyện “thu mua”.
Vì vậy nên chăng, khi cho doanh nghiệp mua tạm trữ, Nhà nước cũng phải ra điều kiện, yêu cầu họ mua dứt điểm ngay trong tháng 3, nếu để sang tháng 4, 5 mới mua, thì chương trình này sẽ không có hiệu quả, trong khi đến tháng 6, 7 lại có thêm lúa vụ Hè thu.
Nông dân cũng thắc mắc, tại sao không tạo điều kiện cho bà con trực tiếp vay vốn ưu đãi để trữ nguồn lúa gạo trong nhà, chờ giá hợp lý mới bán, mà chỉ cho vay ưu đãi thông qua các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Phi lý hơn là quyền định đoạt giá cả thu mua cũng do chính tổ chức của các doanh nghiệp này quyết định. Như thế, thật khó lòng mà các doanh nghiệp sẽ vì lợi ích của người nông dân mà “quên” đi chính lợi ích của họ!
Các chuyên gia cho rằng, chủ trương thu mua tạm trữ lúa gạo hiện vẫn chưa có các quy định ràng buộc để đảm bảo lợi ích của nông dân. Do không có ràng buộc phải mua những loại lúa gạo nào, nên đương nhiên doanh nghiệp sẽ mua những loại gạo dễ tiêu thụ. Hoặc cũng không bị ràng buộc bởi quy mô kho dự trữ, nên khi đã tạm trữ đầy trong các kho rồi thì các doanh nghiệp khó có thể tiếp tục mặn mà với việc thu mua thêm lúa gạo vì lợi nhuận của nông dân.
Chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho người trồng lúa, nhưng lợi ích thực sự của chương trình này có mang lại trực tiếp cho người nông dân hay không thì vẫn còn nhiều điều phải bàn.
Nếu không có những thay đổi căn bản và xem xét lại việc thực hiện các chính sách vì lợi ích của người nông dân, thì chương trình thu mua tạm trữ lúa gạo hàng năm lại vô tình tạo thêm cơ hội cho một số nhóm người trục lợi trên thành quả khó nhọc của người nông dân./.
Theo VOV Online

Nguồn:http://vov.vn/Home/Loi-ich-co-thuc-su-den-voi-nong-dan/20124/206515.vov

NỘI DUNG KHÁC

VASEP kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản

17-4-2012

Ngày 12/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tháo gỡ một số biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu.

Tín dụng nông nghiệp nông thôn là ưu tiên hàng đầu

17-4-2012

Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khôi phục lại hoạt động sản xuất ở các vùng vừa bị thiên tai, bão lụt là ưu tiên hàng đầu của ngành ngân hàng trong bốn ưu tiên cho vay trong năm 2012.

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ: Cần gắn với thị trường tiêu thụ

17-4-2012

Tại Hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ và đẩy mạnh ứng dụng GAP trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức mới đây, bên cạnh việc mổ xẻ những bất cập của ngành, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng cây ăn trái tập trung sẽ không thể phát triển bền vững nếu không gắn quy hoạch với thị trường.

Bộ ngành cãi nhau: nông dân lãnh đủ

16-4-2012

Nhưng không hiếm khi có chuyện gây bức xúc hay thiệt hại lớn cho người dân thì các tranh cãi như thế lại diễn ra. Những lúc đó, bộ ngành nào cũng có cơ sở, ai cũng có đủ lý do để cho mình đúng.

23.000 hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp

16-4-2012

Tin từ Bộ NNPTNT cho biết, trong số 21 tỉnh, thành được thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay mới có 2 tỉnh tỉnh ký hợp đồng với các hộ nông dân là Nghệ An và Đồng Tháp.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Cho vay nông nghiệp, nông thôn với nhiều thủ tục ưu đãi

16-4-2012

Là một trong những ngân hàng có tổng số dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng lớn, trong năm 2012 này, LienVietPostBank khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

16-4-2012

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất và đời sống; chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu là mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn cả nước vẫn còn nhiều bất cập.

Kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

16-4-2012

Thời gian qua, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến dư luận hết sức lo lắng, giải pháp nào để xử lý tận gốc rễ thực trạng này để người dân có thể yên tâm? Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Nông nghiệp chính là “miền đất” hấp dẫn để đầu tư

16-4-2012

Đầu tư cho nông nghiệp trong thời gian qua đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư vào nông nghiệp lại đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Ông Võ Trí Thành- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Coi nhẹ nông nghiệp là tự sát

16-4-2012

“An ninh lương thực và dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống có chất lượng.”

Ba nhà cùng lo tiêu thụ nông sản

13-4-2012

Giá bán nông sản tăng gấp rưỡi, người sản xuất không phải lo đầu ra, đó là cái được của mô hình “Nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp” và “Nông dân - hộ kinh doanh - doanh nghiệp" ở Bắc Giang.

Chiến lược nông nghiệp mới hay giấc mơ của ông viện trưởng

13-4-2012

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.