TIN TỨC-SỰ KIỆN

VASEP kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản

Ngày đăng: 17 | 04 | 2012

Ngày 12/4, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tháo gỡ một số biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu.

Theo VASEP, dù lãi suất đã giảm từ đầu năm 2012, song doanh nghiệp của ngành này vẫn đang vay với lãi suất từ 15 – 19%/năm, tỷ lệ được vay 15% ở con số hạn chế. 
“Lãi suất cao trong tình hình thị trường xuất khẩu khó khăn như hiện nay nên hầu như không có doanh nghiệp nào liều vay. Doanh nghiệp có hoạt động tốt, lợi nhuận chỉ đủ trả lãi suất và các chi phí khác mà không có tích lũy thặng dư để tiếp tục phát triển”, lãnh đạo VASEP "than thở".
Trong khi đó, theo khảo sát của VASEP nhu cầu tín dụng của nhóm sản xuất và xuất khẩu cá tra rất lớn, được xác định từ 10.000 - 1.400 tỷ đồng trong năm 2012 để mở rộng vùng nuôi cá tra, đảm bảo cho chế biến xuất khẩu và thu mua nguyên liệu từ trong dân.
Để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu thủy sản trong hoàn cảnh mà cơ quan này gọi là “hết sức khó khăn”, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bãi bỏ quy định kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng và cấp chứng thư xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản và Canada. 
Chi phí kiểm nghiệm lô hàng thành phẩm trước khi xuất khẩu đang trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. “Với tình hình quá khó khăn về vốn hiện nay, việc bãi bỏ thủ tục này sẽ giúp doanh nghiệp quay nhanh đồng vốn, tránh tồn kho khi lãi suất cao, giảm chi phí để có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thủy sản thế giới”, Tổng thư ký VASEP Trường Đình Hòe giải thích.
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lô hàng tôm nuôi, cá tra, basa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản và Canada đều phải kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm về chỉ tiêu dư lượng Enrofloxacin + Ciprofloxacin. Cơ sở mà Hiệp hội đề xuất chính là trong tháng 3/2012 chỉ có 1 lô tôm Việt Nam bị cảnh báo Enrofloxacin tại Nhật Bản.
Ngoài ra, để thúc đẩy ngành thủy sản, VASEP cũng cho rằng khối ngân hàng nên nghiên cứu chính sách linh động phù hợp với đặc thù của ngành thủy sản. Ví như cho vay ngắn hạn theo đơn hàng tùy theo mức độ và thời gian thanh toán của thị trường để giúp doanh nghiệp không phải chấp nhận bán giá thấp để xoay vòng vốn, đáo hạn ngân hàng. 
Báo cáo từ VASEP cho thấy năm 2012 các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn khi vốn bị thắt chặt, hàng loạt chi phí đầu vào tăng 10 – 35% so với 2011 và xuất hiện thêm các chi phí mới (thuế bảo vệ môi trường cho túi ny-long,...). Cùng đó là nhiều mặt hàng có sự gia tăng cạnh tranh của các nước xuất khẩu thủy sản. 
Kết quả trong 3 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,26 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng có mức tăng trưởng lớn là tôm chân trắng 57,5%, cá ngừ chế biến 41,4%, mực – bạch tuộc 27%. 
Ông Trương Đình Hòe nhận định, mặt hàng tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản trong năm nay, song đang gặp thách thức về thiếu hụt nguyên liệu do dịch bệnh đồng thời phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh trên thị trường. “Hiện Ấn Độ đang đẩy mạnh cung cấp tôm thẻ chân trắng ra thị trường với giá hết sức cạnh tranh”. 
VASEP dự báo trong tháng 4 và tháng 5 giá tôm xuất khẩu Việt Nam sẽ còn biến động mạnh do khó khăn về nguồn vốn, chi phí tăng cao.
Theo VnEconomy

NỘI DUNG KHÁC

Tín dụng nông nghiệp nông thôn là ưu tiên hàng đầu

17-4-2012

Theo Ngân hàng Nhà nước, cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là khôi phục lại hoạt động sản xuất ở các vùng vừa bị thiên tai, bão lụt là ưu tiên hàng đầu của ngành ngân hàng trong bốn ưu tiên cho vay trong năm 2012.

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ: Cần gắn với thị trường tiêu thụ

17-4-2012

Tại Hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ và đẩy mạnh ứng dụng GAP trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức mới đây, bên cạnh việc mổ xẻ những bất cập của ngành, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng cây ăn trái tập trung sẽ không thể phát triển bền vững nếu không gắn quy hoạch với thị trường.

Bộ ngành cãi nhau: nông dân lãnh đủ

16-4-2012

Nhưng không hiếm khi có chuyện gây bức xúc hay thiệt hại lớn cho người dân thì các tranh cãi như thế lại diễn ra. Những lúc đó, bộ ngành nào cũng có cơ sở, ai cũng có đủ lý do để cho mình đúng.

23.000 hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp

16-4-2012

Tin từ Bộ NNPTNT cho biết, trong số 21 tỉnh, thành được thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay mới có 2 tỉnh tỉnh ký hợp đồng với các hộ nông dân là Nghệ An và Đồng Tháp.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Cho vay nông nghiệp, nông thôn với nhiều thủ tục ưu đãi

16-4-2012

Là một trong những ngân hàng có tổng số dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng lớn, trong năm 2012 này, LienVietPostBank khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

16-4-2012

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất và đời sống; chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu là mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn cả nước vẫn còn nhiều bất cập.

Kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

16-4-2012

Thời gian qua, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến dư luận hết sức lo lắng, giải pháp nào để xử lý tận gốc rễ thực trạng này để người dân có thể yên tâm? Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Nông nghiệp chính là “miền đất” hấp dẫn để đầu tư

16-4-2012

Đầu tư cho nông nghiệp trong thời gian qua đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư vào nông nghiệp lại đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Ông Võ Trí Thành- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Coi nhẹ nông nghiệp là tự sát

16-4-2012

“An ninh lương thực và dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống có chất lượng.”

Ba nhà cùng lo tiêu thụ nông sản

13-4-2012

Giá bán nông sản tăng gấp rưỡi, người sản xuất không phải lo đầu ra, đó là cái được của mô hình “Nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp” và “Nông dân - hộ kinh doanh - doanh nghiệp" ở Bắc Giang.

Chiến lược nông nghiệp mới hay giấc mơ của ông viện trưởng

13-4-2012

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.

Thí điểm chi trả phí dịch vụ môi trường rừng: Nông dân, chủ nợ bất đắc dĩ

11-4-2012

Trồng rừng, giữ rừng là trách nhiệm lớn lao của mỗi người để bảo vệ nguồn nước và môi trường sống, đó cũng là mục đích hướng tới của dự án bảo vệ rừng mang tên “Chi trả dịch vụ phí môi trường rừng” (PES) đang được thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng và Sơn La. Số tiền chi trả đã giúp người dân làm được nhiều việc ý nghĩa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nhưng để dự án này thành công cần nhiều giải pháp đồng bộ.