TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ: Cần gắn với thị trường tiêu thụ

Ngày đăng: 17 | 04 | 2012

Tại Hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ và đẩy mạnh ứng dụng GAP trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức mới đây, bên cạnh việc mổ xẻ những bất cập của ngành, nhiều chuyên gia cho rằng, vùng cây ăn trái tập trung sẽ không thể phát triển bền vững nếu không gắn quy hoạch với thị trường.

Đầu ra, nan giải
Có thể nói, những năm gần đây, câu chuyện được mùa rớt giá cứ lặp đi lặp lại trong ngành rau quả. Việc 12kg chôm chôm mới đổi được 1 tô phở hay vài chục ký thanh long mới mua được 1 lít dầu ăn... không phải là chuyện mới mẻ. Bởi lẽ ngoài thương lái, nhà vườn trồng trái cây hiện nay không biết bán sản phẩm cho ai.
Hiện, việc tiêu thụ trái cây phần lớn phụ thuộc vào thương lái.
Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), hiện có tới 90% sản lượng trái cây sản xuất trong nước được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong số này, chỉ có khoảng 3% sản lượng được nông dân tự bán lẻ đến tay người tiêu dùng, 85% sản lượng trái cây từ các nông hộ và HTX được tiêu thụ thông qua thương lái. Từ thương lái, chỉ có một số lượng nhỏ trái cây được chuyển thẳng đến sạp, số còn lại phải thông qua lực lượng bán buôn trước khi ra sạp, vào siêu thị hoặc xuất khẩu.
TS.Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, chính vì phải thông qua thương lái và người bán buôn nên chuỗi cung ứng mặt hàng trái cây hiện nay hầu như hoàn toàn bị đội ngũ trung gian này chi phối. Từ hộ gia đình, HTX đến doanh nghiệp đều phải nhờ đến thương lái. Tuy nhiên, bà Mai cũng nhận định: “Thực ra đổ hết lỗi cho thương lái cũng không hoàn toàn đúng. Nếu không có thương lái thì khó mà thu mua hết được lượng trái cây trong dân. Cái chính ở đây là chúng ta chưa thực sự tổ chức được liên kết chuỗi giá trị. Người sản xuất, thương lái và doanh nghiệp chưa có sự gắn kết, ràng buộc nhau, vì thế dân làm ra thì tự bán cho ai mua giá cao, thương lái ép giá để mua rẻ bán đắt, còn doanh nghiệp ít khi quan tâm nông dân bán giá bao nhiêu, trồng như thế nào”.
Theo bà Mai, nếu quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung thì cần phải dựa trên đầu ra của sản phẩm. “Có thể quy hoạch chọn trái cây đặc sản, chất lượng để trồng tập trung, phát triển trên mấy ngàn hecta nhưng trồng nhiều như vậy bán ra cho ai, bán được không? Ai chịu trách nhiệm quản lý rủi ro? Ta cổ vũ nông dân trồng theo GAP nhưng giá bán thì chỉ bằng trái cây thường, không có doanh nghiệp đứng ra thu mua. Vì vậy, đầu ra ổn định, đảm bảo lợi nhuận là yếu tố quan trọng giúp mô hình sản xuất GAP được nhân rộng”, bà Mai nhấn mạnh.
Quy hoạch cả sản xuất và chế biến
Theo ông Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp thuộc Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Nam, hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi tỉnh chỉ có một vài cơ sở chế biến và đóng gói nên gây không ít khó khăn cho nông dân khi muốn vận chuyển nông sản đi xa. Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản nhưng mối liên kết giữa vùng nguyên liệu và cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến chưa bền vững. Do đó, chưa tận dụng được hết công suất, hiệu quả của các nhà máy, đồng thời tác động làm cho giá cả hàng hoá thiếu ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất.
Thêm vào đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển kinh tế tập thể trong ngành hàng rau quả nói chung và trái cây nói riêng chưa hiệu quả. HTX nông nghiệp còn quá nhiều hạn chế và yếu kém cả về tổ chức, quản lý và hoạt động. Trong quản lý, sản xuất kinh doanh, nhiều HTX còn lệ thuộc rất lớn vào chính quyền địa phương. Đa số các HTX khó khăn về cơ sở vật chất và thiếu vốn, không đủ sức cạnh tranh với tư nhân. Cơ chế cho HTX vay vốn còn bất cập, thiếu cập nhật thông tin thị trường... nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Hơn nữa, do nguồn lực hạn chế nên việc đầu tư chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa thực sự được các HTX, tổ hợp tác quan tâm dẫn đến sản phẩm thiếu tính cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại được sản xuất với quy mô nhỏ.
Ông Nguyễn Đức Lộc, chuyên viên ngành cây ăn quả của IPSARD cho rằng, hiện nay việc tiêu thụ rau và trái cây ở thị trường nội địa có xu hướng tăng lên, đặc biệt là các loại trái cây có giá trị. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn của các sản phẩm trái cây, kể cả trái cây tươi và trái cây chế biến. Tuy nhiên, họ luôn gặp khó khăn trong việc mua sản phẩm vì không thể phân biệt được đâu là hàng chất lượng tốt, đâu là hàng kém chất lượng. Vì thế để đẩy mạnh việc tiêu thụ trái cây ở thị trường nội địa, theo ông Lộc, cần phải xem xét kỹ lại hệ thống phân phối các mặt hàng này. “Nếu các loại trái cây đã được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP mà được dán nhãn phân biệt để người tiêu dùng biết thì việc tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn. Cả nhà vườn và doanh nghiệp đều có thể tạo được lòng tin ở thị trường nội địa”, ông Lộc nói.
Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Bộ ngành cãi nhau: nông dân lãnh đủ

16-4-2012

Nhưng không hiếm khi có chuyện gây bức xúc hay thiệt hại lớn cho người dân thì các tranh cãi như thế lại diễn ra. Những lúc đó, bộ ngành nào cũng có cơ sở, ai cũng có đủ lý do để cho mình đúng.

23.000 hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp

16-4-2012

Tin từ Bộ NNPTNT cho biết, trong số 21 tỉnh, thành được thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay mới có 2 tỉnh tỉnh ký hợp đồng với các hộ nông dân là Nghệ An và Đồng Tháp.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Cho vay nông nghiệp, nông thôn với nhiều thủ tục ưu đãi

16-4-2012

Là một trong những ngân hàng có tổng số dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng lớn, trong năm 2012 này, LienVietPostBank khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

16-4-2012

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất và đời sống; chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu là mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn cả nước vẫn còn nhiều bất cập.

Kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

16-4-2012

Thời gian qua, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến dư luận hết sức lo lắng, giải pháp nào để xử lý tận gốc rễ thực trạng này để người dân có thể yên tâm? Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Nông nghiệp chính là “miền đất” hấp dẫn để đầu tư

16-4-2012

Đầu tư cho nông nghiệp trong thời gian qua đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư vào nông nghiệp lại đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Ông Võ Trí Thành- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Coi nhẹ nông nghiệp là tự sát

16-4-2012

“An ninh lương thực và dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống có chất lượng.”

Ba nhà cùng lo tiêu thụ nông sản

13-4-2012

Giá bán nông sản tăng gấp rưỡi, người sản xuất không phải lo đầu ra, đó là cái được của mô hình “Nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp” và “Nông dân - hộ kinh doanh - doanh nghiệp" ở Bắc Giang.

Chiến lược nông nghiệp mới hay giấc mơ của ông viện trưởng

13-4-2012

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.

Thí điểm chi trả phí dịch vụ môi trường rừng: Nông dân, chủ nợ bất đắc dĩ

11-4-2012

Trồng rừng, giữ rừng là trách nhiệm lớn lao của mỗi người để bảo vệ nguồn nước và môi trường sống, đó cũng là mục đích hướng tới của dự án bảo vệ rừng mang tên “Chi trả dịch vụ phí môi trường rừng” (PES) đang được thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng và Sơn La. Số tiền chi trả đã giúp người dân làm được nhiều việc ý nghĩa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nhưng để dự án này thành công cần nhiều giải pháp đồng bộ.

BHNN: Mới có 2 tỉnh ký được hợp đồng với nông dân

11-4-2012

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT diễn ra vào chiều nay (9/4), ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho biết, sau hơn 9 tháng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại 20 tỉnh thành mới có 2 tỉnh ký được hợp đồng với nông dân trong đó chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo tham gia.

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung tại các tỉnh Nam Bộ

11-4-2012

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa tổ chức hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ nhằm góp phần khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, thiếu sự liên kết giữa người trồng, đồng thời cũng để tạo được một vùng nguyên liệu ổn định về sản lượng, diện tích của các loại cây ăn trái chủ lực ở các tỉnh phía Nam.