TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung tại các tỉnh Nam Bộ

Ngày đăng: 11 | 04 | 2012

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa tổ chức hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ nhằm góp phần khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, thiếu sự liên kết giữa người trồng, đồng thời cũng để tạo được một vùng nguyên liệu ổn định về sản lượng, diện tích của các loại cây ăn trái chủ lực ở các tỉnh phía Nam.

Quy hoạch cần xác định rõ tiềm năng thế mạnh của từng loại cây cho phù hợp với từng địa phương.
Theo đó, đến năm 2015 về cơ bản các tỉnh Nam Bộ sẽ có khoảng 14 loại trái cây chủ lực (bưởi da xanh, bưởi năm roi, quýt, cam; xoài, vú sữa, khóm, măng cụt, thanh long…) cung cấp cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước khoảng 1 triệu tấn/năm. Các đại biểu tham dự hội nghị về cơ bản thống nhất diện tích trồng cây ăn trái chủ lực của Nam Bộ vào khoảng 150.000ha, chiếm 36% tổng diện tích trồng cây ăn trái của toàn vùng.
Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, thời gian qua mặc dù Nam Bộ là vùng trọng điểm của cả nước về cây ăn trái, nông dân có tập quán trồng và trình độ canh tác rất tốt. Tuy nhiên, đến nay công tác quy hoạch vùng cây ăn trái ở các tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Các địa phương chỉ mới có quy hoạch đến cấp huyện, còn cấp xã và cấp nông hộ thì vẫn chưa làm được. Điều này làm cho việc đầu tư các chương trình dự án của Bộ nhằm phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản chưa phát huy hết hiệu quả và gây lãng phí. Vì thế yêu cầu các tỉnh cần có quy hoạch cụ thể hơn đối với vùng cây ăn trái của tỉnh mình.
TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho rằng, thực chất quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ đã có từ năm 1998 nhưng từ đó đến nay quy hoạch chỉ nằm trên giấy. Vì thế, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần tính đến hiệu quả của quy hoạch khi chọn cây nào, vùng nào trồng và sau khi quy hoạch thì đưa vào thực hiện bằng những chính sách cụ thể.
Ông Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp thuộc Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam cho rằng, để có được một quy hoạch chung và cụ thể cho các loại cây ăn trái thì rõ ràng yêu cầu đầu tiên là các tỉnh cần phải thay đổi nhận thức cùng hành động; không thể chỉ tập trung hẳn vào một loại cây trồng nào đó như cây lúa chẳng hạn mà bỏ quên đi giá trị và lợi ích không nhỏ từ cây ăn trái mang lại cho người nông dân.
Khảo sát của Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam cho thấy, hiện ở ĐBSCL mỗi tỉnh chỉ có một vài cơ sở chế biến đóng gói nên gây không ít khó khăn cho khâu đầu ra của sản phẩm khi muốn vận chuyển đi xa.
Vì thế, cơ quan này đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thương lái để họ đầu tư những cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm, giúp ngành thu mua, bảo quản sau thu hoạch phát triển song song với phần quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung mà các tỉnh Nam Bộ đang tiến hành.
Theo TS. Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam thì bên cạnh việc quy hoạch, Bộ Nông nghiệp cần làm việc với Bộ Công Thương để tìm đầu ra cho sản phẩm. “Chúng ta cứ quy hoạch rồi kêu gọi người dân trong vùng quy hoạch phải trồng một loại trái cây nhất định nhưng lại không lo đầu ra cho người dân thì sẽ lặp lại tình trạng đến mùa trái cây bị mất giá như đã diễn ra từ trước đến nay” - TS. Mai chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bổng cho biết, hiện nay tuy diện tích cây ăn trái chủ lực đã được các địa phương quy hoạch là gần 147.000ha trên hơn 400.000ha cây ăn trái của toàn vùng và có khoảng 14 chủng loại. Tuy nhiên, trong vấn đề xác định chủng loại vẫn còn chưa được chính xác vì vậy Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đề nghị các bên có liên quan cần có đánh giá lại để trước ngày 30/4 phải thống nhất cho được chủng loại cây ăn trái cần phát triển. Trong đó chỉ tiêu được chọn là có diện tích lớn và có tiềm năng xuất khẩu đảm bảo gắn với lợi ích của nông dân. Riêng đối với quy hoạch chi tiết thì thời gian hoàn thành là vào năm 2020 và khi đó phải có quy hoạch tới cấp xã, các tỉnh nào có kinh phí thì cố gắng đến cấp nông hộ. “Để VietGap có thể phát triển rộng, bộ sẽ sớm ban hành một logo VietGap chung cho tất cả các loại trái cây, tránh trường hợp mỗi loại trái cây có một logo VietGap như hiện nay” - ông Bổng nhấn mạnh.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2012/4/33540.html

NỘI DUNG KHÁC

IMPP và IPSARD đồng hành cùng Hà Tĩnh trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới

4-4-2012

Ngày 22/02/2012, ông Lê Đình Sơn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) về những đề xuất hợp tác giữa IPSARD, Ban chỉ đạo NTM tỉnh và tổ chức IFAD trong xây dựng NTM tại Hà Tĩnh.

Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá và giám sát thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

4-4-2012

Đây là một trong sáu nội dung mà Ủy ban nhân tỉnh Hà Tĩnh, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Văn phòng IFAD Việt Nam và Dự án IMPP Hà Tĩnh đã thống nhất ký kết hợp tác thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh.

Nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất

27-3-2012

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 ngàn km2, trong đó 3/4 là đồi, núi. Đất rừng phân bố chủ yếu trên khu vực đồi núi này. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.

Hạn chế thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác

27-3-2012

Chính phủ thống nhất nhận định đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần có quy định và chế tài bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả. Khi cần chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác phải được lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác.

Mua tạm trữ lúa gạo chỉ là giải pháp trước mắt

27-3-2012

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: "Điều quan trọng, sản xuất của chúng ta một phần lớn là lúa chất lượng thấp. Do đó tôi nghĩ tạm trữ không phải là giải pháp tốt".

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả: Những bài học thành công

27-3-2012

Từ thành công của một số nước trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp, thấy Nhà nước luôn đóng vai trò cầm trịch trong việc đưa loại hình bảo hiểm này vào cuộc sống, thu hút đông đảo nông dân tham gia và thực sự là chỗ dựa của người sản xuất trong những tình huống rủi ro.

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả: Giải pháp?

27-3-2012

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ kết thúc vào năm 2013 song đến nay tỷ lệ hợp đồng được ký giữa các công ty bảo hiểm với người dân còn rất thấp. Làm sao để 2 nhà này có thể tìm được tiếng nói chung? Kinh tế nông thôn ghi lại một số ý kiến của nhà quản lý và nông dân xung quanh vấn đề này.

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả?: Ai cũng kêu: Khó quá!

27-3-2012

Đã có một số hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp được ký giữa doanh nghiệp bảo hiểm và nông dân. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng. Nhưng nhiều địa phương đang lúng túng trong quá trình triển khai vì một số quy định chưa phù hợp với thực tế sản xuất.

Đề nghị giảm cước vận tải biển cho doanh nghiệp thủy sản

27-3-2012

Ngày 26-3, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trước khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản, VASEP vừa có công văn gửi Bộ Công thương, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) kiến nghị giảm cước vận tải biển của các hãng tàu.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đổi đời vùng chuyên canh

27-3-2012

Những năm gần đây, nhờ xây dựng những cánh đồng chuyên canh cũng như thực hiện việc dồn điền, đổi thửa thành công nên người nông dân ở nhiều địa phương vùng sâu, nghèo khó thuộc tỉnh Quảng Ngãi đã có cuộc sống khấm khá hơn. Những “cánh đồng vàng” cho thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm lần lượt ra đời; những HTX chuyên canh mà ở đó mỗi xã viên thực sự làm chủ đã tạo được sự hào hứng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đột phá nông nghiệp công nghệ cao

27-3-2012

Cùng với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, hoa tại Đà Lạt đã tạo bước phát triển đột phá về năng suất và chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm. Rau, hoa Đà Lạt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn vươn ra thị trường thế giới.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đất đỏ sinh “hạt vàng”

27-3-2012

Tây Nguyên có khoảng 60 vạn hécta đất đỏ bazan và sở hữu trên 40% tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày so với cả nước. Cà phê, tiêu và cao su là các loại cây chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế toàn vùng. Trong những năm qua, cà phê, tiêu và cao su đã giúp người dân nơi đây thoát nghèo và làm giàu…