TIN TỨC-SỰ KIỆN

IMPP và IPSARD đồng hành cùng Hà Tĩnh trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới

Ngày đăng: 04 | 04 | 2012

Ngày 22/02/2012, ông Lê Đình Sơn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) về những đề xuất hợp tác giữa IPSARD, Ban chỉ đạo NTM tỉnh và tổ chức IFAD trong xây dựng NTM tại Hà Tĩnh.

Tham gia buổi làm việc, ngoài các thành viên của Ban chỉ đạo NTM tỉnh Hà Tĩnh, tư vẫn IPSARD còn có đại diện văn phòng IFAD tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tùng và lãnh đạo dự án IMPP Hà Tĩnh. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Hả Tĩnh và các bên liên quan, ông Lê Đình Sơn đánh giá những kết quả mà dự án Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo Hà Tĩnh (IMPP) đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời trình ày nội dung xây dựng NTM của tỉnh và đề xuất 6 nội dung hợp tác trong xây dựng NTM. Các nội dung này sẽ được khảo sát trong thời gian sớm nhất để trình Chính phủ, UBND tỉnh và các Bộ ngành trung ương.
Sáu nội dung được đề xuất hợp tác gồm:
-          Đổi mới công tác lập kế hoạch: Xây dựng bản kế hoạch phát triển KTXH cấp xã định hướng thị trường có sự tham gia của MoSEDP. Cụ thể là ban hành sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch xã trên cơ sở đề án và quy hoạch xây dựng NTM.
-          Nhân rộng các mô hình về phát triển nông thôn: Tổng kết các bài học kinh nghiệp từ dự án IMPP và một số mô hình kinh tế thành công tại các xã trong toàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông thôn, nhân rộng và áp dụng vào chương trình xây dựng NTM của tỉnh.
-          Đề xuất cơ chế chính sách cho tỉnh trong xây dựng NTM trên cơ sở kinh nghiệm từ dự án IFAD: Xây dựng bản đề xuất đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động của hệ thống dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo hướng xã hội hóa. Tổng kết các cơ chế, chính sách áp dụng trong dự án IMPP Hà Tĩnh (tín dụng, chuyển giao KHCN, đầu tư, đào tạo…), đánh giá khả năng áp dụng trong xây dựng NTM toàn tỉnh; xây dựng các bản đề xuất các chính sách, trên cơ sở đó tổ chức các buổi hội thảo về các đề xuất chính sách và hoàn thiện thành các văn bản phù hợp tham mưu cho UBND tỉnh và Ban chỉ đạo NTM Hà Tĩnh.
-          Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) chương trình NTM: Trên cơ sở kinh nghiệm của Dự án IMPP, thực tiễn thực hiện chương trình NTM tại Hà Tĩnh, IPSARD phối hợp với IMPP và Văn phòng chỉ đạo NTM của tỉnh thiết lập hệ thống M&E, đề xuất UBND tỉnh triển khai chương trình đào tạo vè tập huấn cho cán bộ địa phương về công tác M&E.
-          Xây dựng bản Đề án thực hiện về Nghị quyết Tam nông tại Hà Tĩnh trên cơ sở kinh nghiệm Dự án IFAD: Mục tiêu của Đề án là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn; phát triển các chuỗi ngành hàng chiến lược gắn với quy hoạch vùng và công cuộc xóa đói giảm nghèo của Hà Tĩnh. Đi cùng với đó là sự đổi mới dịch vụ công trong nông nghiệp như tín dụng, đào tạo, hợp tác công tư PPP. Công việc xây dựng bản Đề xuất sẽ bao gồm việc khảo sát hiện trạng toàn tỉnh về thể chế, ngành hàng, các thông tin cơ bản…
-          Đối thoại chính sách: Đó là xây dựng kế hoạch đối thoại trên cơ sở thống nhất giữa IPSARD, IFAD Hà Nội, IMPP Hà Tĩnh và Ban chỉ đạo xây dựng NTM. Hà Tĩnh sẽ tổ chức đối thoại chính sách cấp Trung ương, đối thoại với người dân, với doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp có hiệu quả và mang lại tối đa quyền lợi cho các bên tham gia.
 
Kết thúc buổi làm việc, ông Lê Đình Sơn khẳng định: “Thời gian qua, Hà Tĩnh đã thực hiện có hiệu quả Dự án IMPP và đây là cơ sở để triển khai các nội dung hợp tác giữa các bên đối với công cuộc xây dựng NTM tại tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.”
 
Theo Bản tin IMPP

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá và giám sát thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

4-4-2012

Đây là một trong sáu nội dung mà Ủy ban nhân tỉnh Hà Tĩnh, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Văn phòng IFAD Việt Nam và Dự án IMPP Hà Tĩnh đã thống nhất ký kết hợp tác thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh.

Nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất

27-3-2012

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 ngàn km2, trong đó 3/4 là đồi, núi. Đất rừng phân bố chủ yếu trên khu vực đồi núi này. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.

Hạn chế thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác

27-3-2012

Chính phủ thống nhất nhận định đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần có quy định và chế tài bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả. Khi cần chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác phải được lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác.

Mua tạm trữ lúa gạo chỉ là giải pháp trước mắt

27-3-2012

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: "Điều quan trọng, sản xuất của chúng ta một phần lớn là lúa chất lượng thấp. Do đó tôi nghĩ tạm trữ không phải là giải pháp tốt".

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả: Những bài học thành công

27-3-2012

Từ thành công của một số nước trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp, thấy Nhà nước luôn đóng vai trò cầm trịch trong việc đưa loại hình bảo hiểm này vào cuộc sống, thu hút đông đảo nông dân tham gia và thực sự là chỗ dựa của người sản xuất trong những tình huống rủi ro.

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả: Giải pháp?

27-3-2012

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ kết thúc vào năm 2013 song đến nay tỷ lệ hợp đồng được ký giữa các công ty bảo hiểm với người dân còn rất thấp. Làm sao để 2 nhà này có thể tìm được tiếng nói chung? Kinh tế nông thôn ghi lại một số ý kiến của nhà quản lý và nông dân xung quanh vấn đề này.

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả?: Ai cũng kêu: Khó quá!

27-3-2012

Đã có một số hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp được ký giữa doanh nghiệp bảo hiểm và nông dân. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng. Nhưng nhiều địa phương đang lúng túng trong quá trình triển khai vì một số quy định chưa phù hợp với thực tế sản xuất.

Đề nghị giảm cước vận tải biển cho doanh nghiệp thủy sản

27-3-2012

Ngày 26-3, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trước khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản, VASEP vừa có công văn gửi Bộ Công thương, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) kiến nghị giảm cước vận tải biển của các hãng tàu.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đổi đời vùng chuyên canh

27-3-2012

Những năm gần đây, nhờ xây dựng những cánh đồng chuyên canh cũng như thực hiện việc dồn điền, đổi thửa thành công nên người nông dân ở nhiều địa phương vùng sâu, nghèo khó thuộc tỉnh Quảng Ngãi đã có cuộc sống khấm khá hơn. Những “cánh đồng vàng” cho thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm lần lượt ra đời; những HTX chuyên canh mà ở đó mỗi xã viên thực sự làm chủ đã tạo được sự hào hứng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đột phá nông nghiệp công nghệ cao

27-3-2012

Cùng với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, hoa tại Đà Lạt đã tạo bước phát triển đột phá về năng suất và chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm. Rau, hoa Đà Lạt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn vươn ra thị trường thế giới.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đất đỏ sinh “hạt vàng”

27-3-2012

Tây Nguyên có khoảng 60 vạn hécta đất đỏ bazan và sở hữu trên 40% tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày so với cả nước. Cà phê, tiêu và cao su là các loại cây chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế toàn vùng. Trong những năm qua, cà phê, tiêu và cao su đã giúp người dân nơi đây thoát nghèo và làm giàu…

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

27-3-2012

Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngay từ năm 2004, tỉnh đã triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao. Sau 8 năm thực hiện cho thấy hiệu quả rõ rệt. Nếu như năm 2003, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng chỉ 27 triệu đồng/ha thì bây giờ đã đạt 80 triệu đồng/ha. Hiện toàn tỉnh có 11.000ha ứng dụng công nghệ cao, chỉ chiếm 3% tổng diện tích nhưng đem lại 18%-20% tổng giá trị sản xuất.