TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất

Ngày đăng: 27 | 03 | 2012

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 ngàn km2, trong đó 3/4 là đồi, núi. Đất rừng phân bố chủ yếu trên khu vực đồi núi này. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.

 
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm , đến cuối tháng 6/2008 toàn quốc có trên 12,9 triệu ha đất có rừng và hơn 5 triệu ha là đất trống đồi núi trọc, chia làm 3 loại: rừng đặc dụng (2,4 triệu ha, 13%), rừng phòng hộ (7,3 triệu ha, 41%), và rừng sản xuất (8,2 triệu ha, 46%). Trong tổng số gần 18 triệu ha này, khoảng 12,5 triệu ha rừng và đất rừng đã được giao, khoán và cho thuê chủ yếu cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước quản lý, bảo vệ và phát triển.Như vậy, diện tích đất trống đồi núi trọc hiện vẫn còn rất lớn và chưa được quản lý và phát triển hiệu quả. Loại đất này nằm phần lớn được khoanh vào loại rừng sản xuất với hơn 2,4 triệu ha, chiếm 29% diện tích rừng sản xuất và 48% tổng diện tích đất trống đồi núi trọc cả nước.
Trước thực trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất còn nhiều vấn đề bất cập, Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) đã thực hiện nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất tại 4 tỉnh : Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông…
 
Phạm vi của nghiên cứu là nghiên cứu và sử dụng đất rừng sản xuất của các chủ rừng như hộ gia đình, các nông – lâm trường, doanh nghiệp, đại diện các địa phương ; chú trọng vào phân tích đánh giá thực thi các cơ chế chính sách liên quan đến phát triển rừng sản xuất sau khi có Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 cho đến nay ; đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất rừng sản xuất tại điểm nghiên cứu ; dựa vào những thảo luận với các cấp quản lý rừng sản xuất tỉnh, huyện, xã, với các đối tượng được phân bổ đất rừng như hộ gia đình, công ty TNHH, công ty cổ phần, ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã…
Sáng ngày 27/03/2012, IPSARD đã công bố nghiên cứu này tại hội thảo « Nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất tại 4 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Đắk Lắk, Đắk Nông ».
Trong nghiên cứu đã đưa ra một số phát hiện về cơ cấu phân bổ đất rừng trên giấy tờ không phản ánh đúng cơ cấu phân bổ thực tế; Tình trạng trở nên phức tạp khi Chính sách phân loại rừng thành 3 loại (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) và khi ngành tài nguyên tham gia quản lý đất rừng nhưng không có đầu tư và quản lý thích đáng; Sự phát triển tài nguyên rừng trên đất rừng sản xuất rất hạn chế, thực tế là sự cạnh tranh mở rộng của nông nghiệp là thu hẹp đất rừng.....
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một vài gợi ý chính sách như: Một quy hoạch ưu tiên phát triển rừng trên cơ sở đảm bảo các chức năng phòng hộ môi trường tại chỗ và liên vùng; Trên cơ sở đó nếu nơi nào cần trồng bổ sung dienejt ích rừng, sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ "mạnh" khuyến khích người dân trồng rừng, tuyệt đối không khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại vùng cần trồng rừng; Thúc đẩy liên kết công tư trong trồng rừng và trồng rừng sản xuất tại những diện tích có khả năng.....
AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Hạn chế thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác

27-3-2012

Chính phủ thống nhất nhận định đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần có quy định và chế tài bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả. Khi cần chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác phải được lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác.

Mua tạm trữ lúa gạo chỉ là giải pháp trước mắt

27-3-2012

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: "Điều quan trọng, sản xuất của chúng ta một phần lớn là lúa chất lượng thấp. Do đó tôi nghĩ tạm trữ không phải là giải pháp tốt".

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả: Những bài học thành công

27-3-2012

Từ thành công của một số nước trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp, thấy Nhà nước luôn đóng vai trò cầm trịch trong việc đưa loại hình bảo hiểm này vào cuộc sống, thu hút đông đảo nông dân tham gia và thực sự là chỗ dựa của người sản xuất trong những tình huống rủi ro.

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả: Giải pháp?

27-3-2012

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ kết thúc vào năm 2013 song đến nay tỷ lệ hợp đồng được ký giữa các công ty bảo hiểm với người dân còn rất thấp. Làm sao để 2 nhà này có thể tìm được tiếng nói chung? Kinh tế nông thôn ghi lại một số ý kiến của nhà quản lý và nông dân xung quanh vấn đề này.

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả?: Ai cũng kêu: Khó quá!

27-3-2012

Đã có một số hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp được ký giữa doanh nghiệp bảo hiểm và nông dân. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng. Nhưng nhiều địa phương đang lúng túng trong quá trình triển khai vì một số quy định chưa phù hợp với thực tế sản xuất.

Đề nghị giảm cước vận tải biển cho doanh nghiệp thủy sản

27-3-2012

Ngày 26-3, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trước khó khăn của các doanh nghiệp thủy sản, VASEP vừa có công văn gửi Bộ Công thương, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC) kiến nghị giảm cước vận tải biển của các hãng tàu.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đổi đời vùng chuyên canh

27-3-2012

Những năm gần đây, nhờ xây dựng những cánh đồng chuyên canh cũng như thực hiện việc dồn điền, đổi thửa thành công nên người nông dân ở nhiều địa phương vùng sâu, nghèo khó thuộc tỉnh Quảng Ngãi đã có cuộc sống khấm khá hơn. Những “cánh đồng vàng” cho thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm lần lượt ra đời; những HTX chuyên canh mà ở đó mỗi xã viên thực sự làm chủ đã tạo được sự hào hứng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đột phá nông nghiệp công nghệ cao

27-3-2012

Cùng với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, hoa tại Đà Lạt đã tạo bước phát triển đột phá về năng suất và chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm. Rau, hoa Đà Lạt không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn vươn ra thị trường thế giới.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Đất đỏ sinh “hạt vàng”

27-3-2012

Tây Nguyên có khoảng 60 vạn hécta đất đỏ bazan và sở hữu trên 40% tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày so với cả nước. Cà phê, tiêu và cao su là các loại cây chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế toàn vùng. Trong những năm qua, cà phê, tiêu và cao su đã giúp người dân nơi đây thoát nghèo và làm giàu…

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

27-3-2012

Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngay từ năm 2004, tỉnh đã triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao. Sau 8 năm thực hiện cho thấy hiệu quả rõ rệt. Nếu như năm 2003, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng chỉ 27 triệu đồng/ha thì bây giờ đã đạt 80 triệu đồng/ha. Hiện toàn tỉnh có 11.000ha ứng dụng công nghệ cao, chỉ chiếm 3% tổng diện tích nhưng đem lại 18%-20% tổng giá trị sản xuất.

Vụ lúa ĐX 2011-2012: Xây dựng chiến lược dự trữ gạo để XK dài hơi

26-3-2012

"Vụ ĐX đang trong thời điểm thu hoạch rộ, lúa trúng mùa đã rõ. Các tỉnh cần đánh giá chính xác sản lượng thu hoạch, tổ chức tốt khâu tiêu thụ; bố trí lại cơ cấu giống phù hợp với thị trường XK...", đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Bùi Bá Bổng tại Hội nghị sơ kết SX lúa ĐX khu vực Nam bộ ngày 23/3 tại Đồng Tháp.

Nông sản sẽ hướng vào tiêu dùng nội địa

26-3-2012

Xuất khẩu nông sản năm 2012 được dự báo là sẽ rất khó khăn. Vì vậy trong năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung khai thác thị trường trong nước.