TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vụ lúa ĐX 2011-2012: Xây dựng chiến lược dự trữ gạo để XK dài hơi

Ngày đăng: 26 | 03 | 2012

"Vụ ĐX đang trong thời điểm thu hoạch rộ, lúa trúng mùa đã rõ. Các tỉnh cần đánh giá chính xác sản lượng thu hoạch, tổ chức tốt khâu tiêu thụ; bố trí lại cơ cấu giống phù hợp với thị trường XK...", đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Bùi Bá Bổng tại Hội nghị sơ kết SX lúa ĐX khu vực Nam bộ ngày 23/3 tại Đồng Tháp.

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: ĐBSCL và Đông Nam bộ đã thu hoạch được khoảng 600.000/1,698 triệu ha lúa ĐX, năng suất bình quân 6,51 tấn ha. Dự kiến cuối tháng 4/2012 thu hoạch dứt điểm, năng suất bình quân 6,64 tấn ha, ước sản lượng toàn vùng trên 11 triệu tấn lúa, tăng khoảng 40.000 tấn so năm 2011.

Trong đó, năng suất bình quân khu vực ĐBSCL là 6,72 tấn/ha, khu vực ĐNB là 5,58 tấn/ha. Nhóm giống lúa trồng phổ biến trong vụ ĐX là OM6976, OM4218, Jasmine 85, OM7347, OM5451, OM2395... Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến giống lúa IR50404 (chiếm 27,6% diện tích), tương đương 435.000 ha đang bị đọng khâu thị trường. Nếu năng suất bình quân đạt 7 tấn/ha thì sản lượng lúa IR50404 đạt xấp xỉ 3 triệu tấn. Trước tình hình tiêu thụ lúa gạo và XK đang gặp khó khăn thì với sản lượng IR50404 đang là vấn đề quan ngại. Vì vậy Cục khuyến cáo vụ hè thu nông dân không nên trồng giống IR50504 bởi rất khó tiêu thụ. 

Thu hoạch lúa ĐX ở Đồng Tháp

 

Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở NN- PTNT Đồng Tháp chia sẻ: Đồng Tháp đã thu gần 65%/208.490 ha xuống giống, năng suất 7,4 tấn/ha, tăng 240 kg/ha so với ĐX 2011 và đã có 53.000 ha xuống giống vụ hè thu. Tuy nhiên, do diễn biến của thị trường năm trước đã làm cho diện tích IR50504 tăng cao, chiếm tỷ lệ 52% diện tích, tăng 11% so với ĐX trước. Chính điều này đã làm cho nhà nông gặp khó, bán lúa giá thấp nên thu nhập của người trồng lúa ở Đồng Tháp thấp hơn ĐX 2011. Ông Quốc đề xuất: Chính phủ cần có kế hoạch tạm trữ lâu dài chứ không thể mua đến đâu bán đến đó hoặc thấy lúa ứ đọng nhiều, rớt giá thì cho thu mua tạm trữ là chưa mang tính bền vững.

Ông Trần Quang Củi, PGĐ Sở NN- PTNT Kiên Giang cho hay: Đầu tháng 4/2012 sẽ thu hoạch dứt điểm 225.000 ha lúa ĐX, năng suất  7 tấn/ha, tăng khoảng 500 kg/ha so với vụ ĐX trước. Ước tổng sản lượng hơn 2,4 triệu tấn lúa. Trong đó, sản lượng lúa IR50504 chiếm khá cao vì toàn tỉnh có đến 31,3% diện tích gieo trồng IR50504. Tuy nhiên cái được của Kiên Giang là có đến 67% diện tích gieo trồng các giống chất lượng cao nên khả năng bị động không lớn như tỉnh khác.

Ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN- PTNT An Giang nói: Chính lúa IR50504 tăng 27% diện tích xuống giống đã làm giảm diện tích lúa Jasmeine85 từ 30.000 ha năm 2011 xuống còn khoảng 15.000 ha. Khâu tiêu thụ vẫn còn bị động, vì vậy An Giang kiến nghị Chính phủ chỉ đạo DN xuất khẩu gạo tham gia cánh đồng mẫu lớn. Khi có bàn tay của Hiệp hội Lương thực VN chắc chắn sẽ mở được mối tiêu thụ. DN đặt hàng nông dân SX thì chất lượng gạo sẽ rất tốt, XK được giá cao nông dân cũng có lợi hơn.

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN cho biết: Giá lúa năm nay không cao do ảnh hưởng thị trường lúa gạo của Ấn Độ, Myanma và một số nước khác. Nhận thấy khó khăn, Hiệp hội đã lên phương án tiêu thụ và đang hình thành 3 khung giá. Khung thứ nhất là “giá thấp” thì khó cạnh tranh với Ấn Độ, Myanma và Myanma đang cạnh tranh lúa gạo cấp thấp với VN.

Khung thứ hai là “giá cao” thì bị ảnh hưởng Thái Lan. Theo khảo sát của Hiệp hội thì nước này còn 6 triệu tấn tồn kho và dự kiến đến tháng 7/2012 sẽ dự trữ thêm 4 triệu tấn. Như vậy cũng rất khó cạnh tranh. Khung giá thứ 3 là “giá trung bình” ở VN. Theo đó, nông dân trồng lúa cho gạo cấp thấp sẽ khó cạnh tranh với các nước nói trên. Vì vậy nên tập trung trồng lúa chất lượng cao, đang rộng thị trường.

Đối với Jasmine85 trồng tốt ở vụ ĐX, hè thu lúa không thơm nên bà con nên hạn chế trồng. Trong thực tế, sản lượng gạo tồn kho năm 2011 chuyển sang năm 2012 là 1,1 triệu tấn, cân đối thêm vụ ĐX 2012 có khoảng 3,5 triệu tấn gạo. Như vậy trong 6 tháng đầu năm có 4,6 triệu tấn gạo XK. Tuy nhiên, căn cứ theo hợp đồng đã ký thì quý 1 giao cho khách hàng 1,2 triệu tấn, quý 2 khoảng 2 triệu tấn. Như vậy, sẽ còn tồn 1,6 triệu tấn, chưa tính phía biên giới vào.

Ngoài ra, ta vừa thắng thầu 190.000 tấn gạo xuất sang Philippines. Thị trường Malaysia cũng nhập 650.000 tấn gạo cấp trung, nhưng giao hàng từ tháng 2 đến cuối năm. Đối với thị trường Indonesia đến tháng 7/2012 mới giao hàng. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ lúa gạo  là bình ổn. Như vậy chỉ còn cơ hội tiềm năng là mặt hàng gạo có giá cấp trung bình, gạo thơm. 

Việc thu mua lúa triển khai mạnh trên địa bàn Đồng Tháp

 

Ông Phong nói: Vấn đề tạm trữ, sau 10 ngày hệ thống 89 DN thành viên Hiệp hội đã nhập kho hơn 300.000 tấn. Trong kế hoạch 1 triệu tấn gạo thì Hiệp hội triển khai cho DN có nhà máy, máy sấy và phải có tài chính ổn định mới giao chỉ tiêu và buộc phải mua tại kho. Theo đó chỉ hỗ trợ vốn trong 3 tháng. Sau 3 tháng DN xuất được hay không được hàng cũng phải hoàn vốn lại cho nhà nước.

Trong khi đó diễn biến thị trường XK thì sắp tới Myanma dự kiến XK 1 triệu tấn gạo giá thấp. Đối với thị trường châu Phi thời gian qua chúng ta đã giảm 25% sản lượng gạo XK, nhưng bù lại đã ký bán được cho Trung Quốc gạo cấp cao, loại gạo 5% tấm, gạo thơm, bạc bụng 5%... Về thị trường Hồng Kông, VN đã vào được 30% gạo nhập khẩu của nước này, nhưng chất lượng gạo rất cao. Ông Phong khẳng định: Dứt khoát Hiệp hội không để giá lúa 5.000 đ/kg lúa khô tại cầu cảng nhà máy. Mấy ngày qua giá lúa đang đứng ở mức 5.200 đ/kg lúa khô IR50504, 6.200 đ/kg lúa hạt dài, lúa khô tại kho DN.

Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV nói: Đến lúc này vụ lúa ĐX 2011- 2012 đã thắng lợi, ít sâu bệnh, năng suất lúa tăng nhưng giá không được cao. Và năm nay có cơ hội mới đã đến cho hạt gạo VN là Chính phủ Nhật Bản vừa mở cửa cho DN nhập khẩu gạo của VN với sản lượng 30.000 tấn.

Theo đó, thách thức cần vượt qua là vẫn còn phát hiện dư lượng Acetamiprid vượt quá MRL của Nhật Bản là 0,01 ppm. Đây là vấn đề mà người trồng lúa phải nhanh chóng khắc phục, nếu các mẫu đối tác kiểm nghiệm tiếp tục phát hiện sẽ dừng việc XK gạo sang thị trường Nhật như năm 2007. Đối với thị trường Đài Loan cũng đầy triển vọng và tiêu chuẩn cũng khắc khe là MRL phải ở mức 0 ppm. Khi mở được thị trường Đài Loan và Nhật Bản thì khả năng gạo thơm hạt dài mỗi năm xuất trên 100.000 tấn.

+ Thứ trưởng Bùi Bá Bổng:

Ngành Công thương có vai trò rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu gạo VN, nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Trong khi đó, VN có nhóm gạo thơm, gạo trắng siêu ngon đủ tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu. Đã đến lúc Hiệp hội Lương thực VN cần phải xúc tiến xây thương hiệu để bán gạo thơm vì thị trường đang mở rộng.

+ TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL:

VN đã XK gạo trên 20 năm, tuy nhiên cách thức thu mua vẫn chậm, phải qua trung gian là thương lái. Ngay từ đầu năm Chính phủ cần có kế hoạch tạm trữ chứ không nên để giá giảm mới triển khai mua tạm trữ. Vấn đề đặt hàng bao tiêu lúa, cần xem lại năng lực của các DN.

Ông Huân nói: Để hạt gạo không còn dư lượng Acetamiprid vượt quá MRL vượt mức quy định của nhà nhập khẩu thì nhà nông không được phun Acetamiprid trong lúc lúa trổ. Mặt khác, vấn đề quảng cáo thuốc trừ sâu tràn lan như hiện nay thì việc quản lý rầy nâu là rất khó khăn trong thời gian tới. Phải quản lý được thuốc BVTV thì mới quản lý được rầy nâu tại chỗ. Nông dân không phun Acetamiprid lúc lúa trổ thì hạt gạo không còn dư lượng. Đối cánh đồng mẫu lớn, các địa phương tuyệt đối không cho nhà nông sử dụng sản phẩm này để trừ rầy.

Theo Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Năm 2012 sản lượng gạo đủ đáp ứng cho XK ở mức khoảng 7,3 triệu tấn, vẫn đảm bảo an ninh lương thực, chứ không dừng lại khoảng 6,5 triệu tấn theo kế hoạch. Bài toán cần giải là khâu thị trường. Vì trong quý I tình hình XK hơi khó, đã làm ảnh hưởng ngay đến đời sống nông dân. Hiệp hội Lương thực VN cần sớm có chiến lược dự trữ, XK dài hơi, nhất là gạo cấp cao để khuyến khích nhà nông SX theo hướng bền vững.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/92242/Xay-dung-chien-luoc-du-tru-gao-de-XK-dai-hoi.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Nông sản sẽ hướng vào tiêu dùng nội địa

26-3-2012

Xuất khẩu nông sản năm 2012 được dự báo là sẽ rất khó khăn. Vì vậy trong năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung khai thác thị trường trong nước.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản: Nhiều khó khăn, thách thức

26-3-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong những tháng đầu năm 2012, hoạt động xuât khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản gặp không ít khó khăn và có xu hướng sụt giảm sức tiêu thụ tại một số thị trường truyền thống.

Giữ đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

26-3-2012

Việc giữ gìn đất đai, đặc biệt giữ được đất trồng lúa có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam. Giữ được 3,8 triệu ha đất lúa là đồng nghĩa với việc đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia cả về trước mắt và lâu dài.

Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

23-3-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành đẩy nhanh việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.

Đã thu mua tạm trữ được khoảng 200.000 tấn gạo

23-3-2012

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa cho biết, sau 5 ngày đầu triển khai việc thu mua tạm trữ lúa gạo, các doanh nghiệp đã mua được khoảng 200.000 tấn gạo, góp phần đẩy giá lúa trên thị trường tăng thêm 300 - 400 đồng/kg tùy loại.

’Bẫy’ hàng rào kỹ thuật và lối thoát chất lượng

22-3-2012

Giải pháp duy nhất để tăng giá trị xuất khẩu nông sản cho Việt Nam là đổi mới công nghệ sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, từ đó giúp nông sản Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.

Giải pháp nào để tăng giá trị xuất khẩu nông sản?

21-3-2012

Năm 2012, kỳ vọng vào sự tăng trưởng đối với nông sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Giải pháp nào để tăng giá trị xuất khẩu nông sản trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay?. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Chính sách nông nghiệp (thuộc IPSARD) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này .

Đất đai, nông dân mong gì? Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra

21-3-2012

Lâu nay, miền núi vẫn được tiếng là đất rộng người thưa. Điều đó chỉ đúng với thời gian cách nay 20 năm về trước. Còn hiện nay, trừ những nơi "khỉ ho, cò gáy", còn lại hầu như đất nơi nào cũng đã có chủ. Một nghịch lý đang diễn ra ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc: Người thì quá nhiều đất, người không một thước đất cắm dùi.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Cánh đồng mẫu lớn - Mô hình mới cần nhân rộng

20-3-2012

Năm 1990, sản lượng lúa của nước ta chỉ đạt 19 triệu tấn, 20 năm sau đó (năm 2010) sản lượng đạt đến 40 triệu tấn. Năng suất lúa từ chỗ chỉ hơn 3 tấn/ha đã tăng lên bình quân 5 tấn/ha, thậm chí đến hơn 7 tấn/ha. Năng suất lúa bình quân của Việt Nam dẫn đầu các nước ASEAN kể từ năm 2002. Tuy nhiên, thành tựu của cây lúa Việt Nam hiện nay chủ yếu là do phép cộng số lượng lúa gạo của hàng triệu hộ nông dân riêng lẻ. Một mô hình sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn đang được xem là hướng đi tất yếu trong tương lai.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam

20-3-2012

Việt Nam, hơn 22 năm trước, vẫn còn là một quốc gia thiếu đói. Bằng chính sức mình và chủ trương đổi mới nông nghiệp sáng suốt của Đảng, chỉ một năm sau đó nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo, và hiện giờ đã trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới.

Nông nghiệp Việt Nam: Cần thay đổi mô hình sản xuất để tạo đột phá mới

19-3-2012

Trao đổi với báo chí về vấn đề nâng cao chất lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn đã khẳng định: Cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, chuyển từ khai thác tài nguyên sang tăng cường chất xám thì nông nghiệp Việt Nam mới có sự đột phá.

XK cà phê: Cần có thông tin phân tích thị trường chuyên nghiệp hơn

15-3-2012

Các chuyên gia của Viện Chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) và Hiệp hội Cà phê VN (Vicofa) dự báo, năm nay, kim ngạch XK sẽ cà phê giảm khoảng 15%, đi liền với đó là giá xuống thấp.