TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ngày đăng: 23 | 03 | 2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành đẩy nhanh việc triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.

Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành cần chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 về phê duyệt Đề án “Triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”.
Đối với những tỉnh, thành đã thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức, bố trí đầy đủ nhân sự, tạo điều kiện về phương tiện và kinh phí để triển khai ngay một số nhiệm vụ trọng tâm như: xây dựng kế hoạch triển khai Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng; tổ chức tuyên truyền, mở lớp đào tạo, tập huấn về chi trả dịch vụ môi trường rừng … 
Được biết, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã được triển khai thí điểm tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng từ năm 2008, cho đến nay Quỹ đã thu được 240 tỷ đồng, nguồn thu này đã góp phần làm tăng thêm thu nhập cho người trồng rừng, đồng thời góp phần để người dân gắn bó hơn với rừng. 
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Phạm Hồng Lượng- Phó Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cho biết, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân sống gắn bó với rừng. Trong năm 2012, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung kiện toàn bộ máy của Quỹ, thiết lập cơ chế vận hành và triển để đảm bảo nguồn thu và kịp thời chi trả đến người dân. Cùng với đó, sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị hiểu rõ hơn về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn...
Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=513760

NỘI DUNG KHÁC

Đã thu mua tạm trữ được khoảng 200.000 tấn gạo

23-3-2012

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa cho biết, sau 5 ngày đầu triển khai việc thu mua tạm trữ lúa gạo, các doanh nghiệp đã mua được khoảng 200.000 tấn gạo, góp phần đẩy giá lúa trên thị trường tăng thêm 300 - 400 đồng/kg tùy loại.

’Bẫy’ hàng rào kỹ thuật và lối thoát chất lượng

22-3-2012

Giải pháp duy nhất để tăng giá trị xuất khẩu nông sản cho Việt Nam là đổi mới công nghệ sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, từ đó giúp nông sản Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.

Giải pháp nào để tăng giá trị xuất khẩu nông sản?

21-3-2012

Năm 2012, kỳ vọng vào sự tăng trưởng đối với nông sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Giải pháp nào để tăng giá trị xuất khẩu nông sản trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay?. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Chính sách nông nghiệp (thuộc IPSARD) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này .

Đất đai, nông dân mong gì? Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra

21-3-2012

Lâu nay, miền núi vẫn được tiếng là đất rộng người thưa. Điều đó chỉ đúng với thời gian cách nay 20 năm về trước. Còn hiện nay, trừ những nơi "khỉ ho, cò gáy", còn lại hầu như đất nơi nào cũng đã có chủ. Một nghịch lý đang diễn ra ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc: Người thì quá nhiều đất, người không một thước đất cắm dùi.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Cánh đồng mẫu lớn - Mô hình mới cần nhân rộng

20-3-2012

Năm 1990, sản lượng lúa của nước ta chỉ đạt 19 triệu tấn, 20 năm sau đó (năm 2010) sản lượng đạt đến 40 triệu tấn. Năng suất lúa từ chỗ chỉ hơn 3 tấn/ha đã tăng lên bình quân 5 tấn/ha, thậm chí đến hơn 7 tấn/ha. Năng suất lúa bình quân của Việt Nam dẫn đầu các nước ASEAN kể từ năm 2002. Tuy nhiên, thành tựu của cây lúa Việt Nam hiện nay chủ yếu là do phép cộng số lượng lúa gạo của hàng triệu hộ nông dân riêng lẻ. Một mô hình sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn đang được xem là hướng đi tất yếu trong tương lai.

Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững: Nâng cao vị thế hạt gạo Việt Nam

20-3-2012

Việt Nam, hơn 22 năm trước, vẫn còn là một quốc gia thiếu đói. Bằng chính sức mình và chủ trương đổi mới nông nghiệp sáng suốt của Đảng, chỉ một năm sau đó nước ta bắt đầu xuất khẩu gạo, và hiện giờ đã trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới.

Nông nghiệp Việt Nam: Cần thay đổi mô hình sản xuất để tạo đột phá mới

19-3-2012

Trao đổi với báo chí về vấn đề nâng cao chất lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn đã khẳng định: Cần chuyển từ số lượng sang chất lượng, chuyển từ khai thác tài nguyên sang tăng cường chất xám thì nông nghiệp Việt Nam mới có sự đột phá.

XK cà phê: Cần có thông tin phân tích thị trường chuyên nghiệp hơn

15-3-2012

Các chuyên gia của Viện Chính sách chiến lược phát triển NN-NT (Ipsard) và Hiệp hội Cà phê VN (Vicofa) dự báo, năm nay, kim ngạch XK sẽ cà phê giảm khoảng 15%, đi liền với đó là giá xuống thấp.

Đưa cà phê vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện

15-3-2012

Thực hiện Công văn số 290/BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc đưa càphê vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện, Hiệp hội càphê, cacao Việt Nam (Vicofa) đang triển khai lấy ý kiến của các doanh nghiệp trực thuộc Hiệp hội xung quanh vấn đề này để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công Thương.

Hỗ trợ DNNVV: Đâu là giải pháp đột phá?

15-3-2012

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn là đối tượng dành được nhiều quan tâm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nội lực của khối DN này yếu nên họ đang gặp vô vàn khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng.

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Cần xây dựng khung pháp lý phù hợp

15-3-2012

Với mục đích hợp sức giữa doanh nghiệp (DN) và nông dân (ND) để tạo ra sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp, mô hình công ty cổ phần với cổ đông là ND góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) đã ra đời. Tuy nhiên, đến nay, mô hình này dường như đã thất bại bởi 2 nhà đều không mặn mà.

Đất đai, người dân mong gì? Giấy viết tay đánh đu với chính sách

15-3-2012

Thời điểm 2013 đang cận kề. Câu chuyện về đất đai đang sôi sùng sục khắp các miền quê. Người dân đang nghĩ gì, mong gì xung quanh chính sách lớn, ảnh hưởng tới đa số người dân?