TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): Cho vay nông nghiệp, nông thôn với nhiều thủ tục ưu đãi

Ngày đăng: 16 | 04 | 2012

Là một trong những ngân hàng có tổng số dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng lớn, trong năm 2012 này, LienVietPostBank khẳng định tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, chuyên nghiệp hóa các thủ tục để vốn vay đến với người nông dân thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Chủ trang trại được vay tối đa 500 triệu đồng
Với phương châm tiếp cận gần hơn với nông dân, đem nhiều lợi ích hơn đến với hộ nghèo, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều năm qua, LienVietPostBank đã tích cực triển khai chương trình cho vay với nhiều điều kiện ưu đãi về thủ tục, lãi suất, tài sản thế chấp. Đặc biệt, mỗi chủ trang trại được vay tối đa 500 triệu đồng.
Tuy nhiên, để có thể tiếp cận vốn vay từ NH một cách nhanh chóng, đại d
iện lãnh đạo NH cho biết: Khách hàng phải đáp ứng một số điều kiện theo đúng quy định của NH như đối với cho vay đáp ứng nhu cầu trồng trọt, khách hàng phải có kinh nghiệm tối thiểu từ 3 năm với mỗi loại cây trồng. Tương tự, với lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản, khách hàng phải có diện tích mặt nước tối thiểu 500m2²/ao và kinh nghiệm tối thiểu từ 2 năm đối với mỗi vật nuôi.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần đảm bảo không có nợ xấu trước 1 tháng so với thời điểm đề nghị vay vốn tại LienVietPostBank và các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, khách hàng phải được UBND xã xác nhận trên Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ của mình… Nếu khách hàng vay vốn thông qua doanh nghiệp thu mua thì phải được doanh nghiệp thu mua xác nhận trên danh sách khách hàng vay vốn và phải ký Hợp đồng tiêu thụ hàng hóa với doanh nghiệp thu mua.
Cho vay lưu vụ đối với khách hàng cá nhân
Cho vay lưu vụ là việc cho vay đối với 2 hoặc nhiều chu kỳ sản xuất liền kề, có tính chất giống nhau. Theo đó, dư nợ gốc của chu kỳ trước sẽ tiếp tục được tài trợ cho chu kỳ sản xuất sau liền kề và dư nợ gốc của chu kỳ sản xuất sau tối đa bằng dư nợ gốc của chu kỳ sản xuất trước.
Đây là hình thức cho vay dành cho các khách hàng đã có Hợp đồng tín dụng, còn dư nợ và đã đến hạn trả nhưng khách hàng vẫn có nhu cầu vay vốn cho chu kỳ sản xuất liền kề. Quan trọng hơn, khách hàng phải đảm bảo dự án, phương án đang vay có hiệu quả và đã trả đủ số tiền lãi còn nợ của Hợp đồng tín dụng trước.
Về số lần lưu vụ, đối với trồng lúa, khách hàng được vay lưu vụ tối đa 2 lần. Đối với các loại cây trồng khác, khách hàng được vay tối đa không quá số lần lưu gốc. Thời hạn cho vay lưu vụ, tối đa không quá thời hạn của một vụ kế tiếp. Đồng thời, mức cho vay lưu vụ tối đa không quá số dư nợ thực tế của Hợp đồng tín dụng trước.
Với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại thì hồ sơ vay phải có Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn dùng cho hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại. Trường hợp khách hàng là hợp tác xã thì phải có Giấy đề nghị vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn kèm giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu có).
Về hình thức bảo đảm tiền vay, khách hàng có thể vay theo hình thức có hoặc không có tài sản bảo đảm.
Đối với trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm, khách hàng vay vốn phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc được UBND cấp xã xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp.
Đối với trường hợp cho vay có tài sản bảo đảm thì khách hàng thực hiện theo quy định hiện hành của LienVietPostBank.
Từ năm 2010, LienVietPostBank là một trong những NH cổ phần đi tiên phong trong việc cho vay nông nghiệp nông thôn. Trong năm 2011, NH đã dành hơn 4.000 tỷ đồng cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm trên 40% dư nợ tín dụng. Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hiện có trên 20.000 hộ nông dân được hưởng lợi gián tiếp từ Đề án này.
Vừa qua, LienVietPostBank là NH thương mại cổ phần đầu tiên cùng với 4 ngân hàng thương mại nhà nước được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thực hiện Chương trình cho vay thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông xuân 2011-2012.
Ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT LienVietPostBank, cho biết trong năm 2012, NH sẽ dành hơn 6.000 tỷ đồng để cho vay khu vực NNNT. Đặc biệt, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, những cá nhân vay vốn theo Đề án tín dụng NNNT sẽ được hỗ trợ lãi suất 1%/năm vào cuối kỳ quyết toán.
Theo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/84230p1c25/cho-vay-nong-nghiep-nong-thon-voi-nhieu-thu-tuc-uu-dai.htm

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

16-4-2012

Phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi theo hướng hiện đại hóa, tăng hiệu quả cấp nước cho sản xuất và đời sống; chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu là mục tiêu lớn của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn cả nước vẫn còn nhiều bất cập.

Kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội

16-4-2012

Thời gian qua, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến dư luận hết sức lo lắng, giải pháp nào để xử lý tận gốc rễ thực trạng này để người dân có thể yên tâm? Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Nông nghiệp chính là “miền đất” hấp dẫn để đầu tư

16-4-2012

Đầu tư cho nông nghiệp trong thời gian qua đã giảm sút mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đầu tư vào nông nghiệp lại đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Ông Võ Trí Thành- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Coi nhẹ nông nghiệp là tự sát

16-4-2012

“An ninh lương thực và dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống có chất lượng.”

Ba nhà cùng lo tiêu thụ nông sản

13-4-2012

Giá bán nông sản tăng gấp rưỡi, người sản xuất không phải lo đầu ra, đó là cái được của mô hình “Nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp” và “Nông dân - hộ kinh doanh - doanh nghiệp" ở Bắc Giang.

Chiến lược nông nghiệp mới hay giấc mơ của ông viện trưởng

13-4-2012

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.

Thí điểm chi trả phí dịch vụ môi trường rừng: Nông dân, chủ nợ bất đắc dĩ

11-4-2012

Trồng rừng, giữ rừng là trách nhiệm lớn lao của mỗi người để bảo vệ nguồn nước và môi trường sống, đó cũng là mục đích hướng tới của dự án bảo vệ rừng mang tên “Chi trả dịch vụ phí môi trường rừng” (PES) đang được thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng và Sơn La. Số tiền chi trả đã giúp người dân làm được nhiều việc ý nghĩa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nhưng để dự án này thành công cần nhiều giải pháp đồng bộ.

BHNN: Mới có 2 tỉnh ký được hợp đồng với nông dân

11-4-2012

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT diễn ra vào chiều nay (9/4), ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho biết, sau hơn 9 tháng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại 20 tỉnh thành mới có 2 tỉnh ký được hợp đồng với nông dân trong đó chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo tham gia.

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung tại các tỉnh Nam Bộ

11-4-2012

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa tổ chức hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ nhằm góp phần khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, thiếu sự liên kết giữa người trồng, đồng thời cũng để tạo được một vùng nguyên liệu ổn định về sản lượng, diện tích của các loại cây ăn trái chủ lực ở các tỉnh phía Nam.

IMPP và IPSARD đồng hành cùng Hà Tĩnh trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới

4-4-2012

Ngày 22/02/2012, ông Lê Đình Sơn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) về những đề xuất hợp tác giữa IPSARD, Ban chỉ đạo NTM tỉnh và tổ chức IFAD trong xây dựng NTM tại Hà Tĩnh.

Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá và giám sát thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

4-4-2012

Đây là một trong sáu nội dung mà Ủy ban nhân tỉnh Hà Tĩnh, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Văn phòng IFAD Việt Nam và Dự án IMPP Hà Tĩnh đã thống nhất ký kết hợp tác thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh.

Nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất

27-3-2012

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 ngàn km2, trong đó 3/4 là đồi, núi. Đất rừng phân bố chủ yếu trên khu vực đồi núi này. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.