TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ba nhà cùng lo tiêu thụ nông sản

Ngày đăng: 13 | 04 | 2012

Giá bán nông sản tăng gấp rưỡi, người sản xuất không phải lo đầu ra, đó là cái được của mô hình “Nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp” và “Nông dân - hộ kinh doanh - doanh nghiệp" ở Bắc Giang.

Giá bán tăng gấp rưỡi
Anh Nguyễn Văn Hiếu (thôn Đề Thám, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế) là một trong những hộ tham gia mô hình “Nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp” do Sở Công Thương phối hợp với Hội ND Bắc Giang triển khai. Anh Hiếu phấn khởi cho biết: "Sau 1 năm tham gia mô hình, đàn gà của gia đình tôi đã tăng gấp đôi so với năm 2010. Tham gia mô hình, tôi được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phát hiện bệnh nên gà không bị chết như trước nữa. Năm 2011, trừ chi phí, tôi lãi 300 triệu đồng".
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa (thứ ba bên trái) thăm mô hình chế biến nông sản của Công ty cổ phần Chế biến xuất khẩu GOC.
 
Anh Hiếu cho biết thêm, khi tham gia mô hình này, anh không phải lo về giá cả, không bị thương lái ép giá, bởi đã có doanh nghiệp thu mua theo hợp đồng đã ký kết. Nếu giá của thị trường tăng cao, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá tăng để nông dân (ND) không bị thiệt.
Nói về hiệu quả của 2 mô hình này, ông Mạnh Quân Đông-Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả Phương Đông, khẳng định: Hai mô hình đang đánh trúng vào "điểm yếu" của sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay là được mùa mất giá, mất mùa được giá; khắc phục được tình trạng khi hàng hóa đến doanh nghiệp phải qua quá nhiều khâu trung gian và nông dân bị tư thương, doanh nghiệp ép giá khi đến mùa thu hoạch.
Minh chứng cho điều này, ông Đông cho biết: "Vụ dưa chuột năm 2011, khi thị trường giá chỉ 2.700 - 3.000 đồng/kg, công ty vẫn thu mua cho các hộ đã ký kết hợp đồng 5.000 đồng/kg. Việc kiểm tra chất lượng rau, quả cũng được kiểm soát chặt, dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp nên không có tình trạng thừa dư lượng thuốc BVTV, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm”.
Chính sách cần đồng bộ
Ông Đào Xuân Cường - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang, cho biết: "Sau 1 năm thực hiện 2 mô hình đã có 400 hộ ND tham gia. Dự án đã tổ chức 9 lớp tập huấn cho ND tham gia mô hình, 3 lớp đào tạo kỹ thuật sản xuất, luật pháp… Nhờ đó, các hộ này đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập".
Tuy nhiên, theo ông Cường, việc tiêu thụ nông sản của ND trên địa bàn tỉnh qua nhiều kênh phân phối (chợ, thương lái…). Chỉ khoảng 5% sản lượng rau quả bán trực tiếp cho các nhà máy, doanh nghiệp; lượng tiêu thụ rau quả ở thị trường ngoài tỉnh không nhiều.
Ông Cường cho hay, các cơ quan chức năng trong tỉnh đang kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết chặt chẽ với nhau để đưa nông sản của ND ra thị trường trong nước và thế giới, xây dựng thương hiệu cho các nông sản thế mạnh của tỉnh. Song điểm yếu hiện nay là các nhà máy thiếu nguyên liệu và hoạt động chưa hết công suất, chất lượng một số nông sản kém, công nghệ và cơ sở vật chất phục vụ sau thu hoạch còn lạc hậu, hạn chế nhiều đến hiệu quả kinh tế.
"Để nâng cao hiệu quả của 2 mô hình này, tỉnh Bắc Giang cần nhanh chóng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu nông sản, đồng thời có những chính sách hỗ trợ ND sản xuất hàng hóa...". - Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa
Về vấn đề này, ông Phan Văn Thường- Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến xuất khẩu GOC cho biết: “Chúng tôi ký hợp đồng với 1.000 hộ ND huyện Lạng Giang trồng dưa chuột bao tử và cà chua bi. Trung bình mỗi năm, công ty thu mua hơn 5.000 tấn dưa chuột, cà chua để chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản... Tuy nhiên, sản phẩm của một số hộ không đảm bảo chất lượng; khi giá thị trường cao, nhiều hộ không bán sản phẩm cho công ty.
Theo ông Thường, công suất chế biến của công ty ông là 2 tấn rau, quả/giờ, nhưng nguyên liệu chỉ đáp ứng được 40%. Tương tự, ông Đông cho biết, mỗi năm công ty của ông chỉ hoạt động 2 tháng, vì thiếu nguyên liệu.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Chiến lược nông nghiệp mới hay giấc mơ của ông viện trưởng

13-4-2012

Khi quyền lợi được đặt ra thì người ta sẽ muốn làm nông dân và chủ động đi học, đi thi để lấy "bằng nông dân". Chứ hiện nay những người đang buôn bán đất đai, bất động sản, hay vật tư, đều cho anh nông dân là mạt hạng nhất, ai cũng có quyền làm nông dân và có thể làm nông dân.

Thí điểm chi trả phí dịch vụ môi trường rừng: Nông dân, chủ nợ bất đắc dĩ

11-4-2012

Trồng rừng, giữ rừng là trách nhiệm lớn lao của mỗi người để bảo vệ nguồn nước và môi trường sống, đó cũng là mục đích hướng tới của dự án bảo vệ rừng mang tên “Chi trả dịch vụ phí môi trường rừng” (PES) đang được thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng và Sơn La. Số tiền chi trả đã giúp người dân làm được nhiều việc ý nghĩa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nhưng để dự án này thành công cần nhiều giải pháp đồng bộ.

BHNN: Mới có 2 tỉnh ký được hợp đồng với nông dân

11-4-2012

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT diễn ra vào chiều nay (9/4), ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho biết, sau hơn 9 tháng triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại 20 tỉnh thành mới có 2 tỉnh ký được hợp đồng với nông dân trong đó chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo tham gia.

Quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung tại các tỉnh Nam Bộ

11-4-2012

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa tổ chức hội nghị quy hoạch vùng cây ăn trái tập trung ở Nam Bộ nhằm góp phần khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, thiếu sự liên kết giữa người trồng, đồng thời cũng để tạo được một vùng nguyên liệu ổn định về sản lượng, diện tích của các loại cây ăn trái chủ lực ở các tỉnh phía Nam.

IMPP và IPSARD đồng hành cùng Hà Tĩnh trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới

4-4-2012

Ngày 22/02/2012, ông Lê Đình Sơn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình NTM tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT (IPSARD) về những đề xuất hợp tác giữa IPSARD, Ban chỉ đạo NTM tỉnh và tổ chức IFAD trong xây dựng NTM tại Hà Tĩnh.

Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá và giám sát thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

4-4-2012

Đây là một trong sáu nội dung mà Ủy ban nhân tỉnh Hà Tĩnh, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Văn phòng IFAD Việt Nam và Dự án IMPP Hà Tĩnh đã thống nhất ký kết hợp tác thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh.

Nghiên cứu Đề xuất chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đất rừng sản xuất

27-3-2012

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 33 ngàn km2, trong đó 3/4 là đồi, núi. Đất rừng phân bố chủ yếu trên khu vực đồi núi này. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.

Hạn chế thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác

27-3-2012

Chính phủ thống nhất nhận định đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực quốc gia, nên cần có quy định và chế tài bảo vệ nghiêm ngặt, sử dụng có hiệu quả. Khi cần chuyển đổi đất trồng lúa sang mục đích khác phải được lập quy hoạch và thẩm định quy hoạch, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích khác.

Mua tạm trữ lúa gạo chỉ là giải pháp trước mắt

27-3-2012

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam: "Điều quan trọng, sản xuất của chúng ta một phần lớn là lúa chất lượng thấp. Do đó tôi nghĩ tạm trữ không phải là giải pháp tốt".

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả: Những bài học thành công

27-3-2012

Từ thành công của một số nước trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp, thấy Nhà nước luôn đóng vai trò cầm trịch trong việc đưa loại hình bảo hiểm này vào cuộc sống, thu hút đông đảo nông dân tham gia và thực sự là chỗ dựa của người sản xuất trong những tình huống rủi ro.

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả: Giải pháp?

27-3-2012

Việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp sẽ kết thúc vào năm 2013 song đến nay tỷ lệ hợp đồng được ký giữa các công ty bảo hiểm với người dân còn rất thấp. Làm sao để 2 nhà này có thể tìm được tiếng nói chung? Kinh tế nông thôn ghi lại một số ý kiến của nhà quản lý và nông dân xung quanh vấn đề này.

BHNN triển khai thế nào cho hiệu quả?: Ai cũng kêu: Khó quá!

27-3-2012

Đã có một số hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp được ký giữa doanh nghiệp bảo hiểm và nông dân. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng. Nhưng nhiều địa phương đang lúng túng trong quá trình triển khai vì một số quy định chưa phù hợp với thực tế sản xuất.