TIN TỨC-SỰ KIỆN

Lạ kỳ giá lúa tạm trữ

Ngày đăng: 25 | 04 | 2012

Tính đến nay, 89 doanh nghiệp được Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo (15/3-30/4) với mục đích khống chế không cho giá xuống thấp, đảm bảo cho nông dân có lãi 30% cơ bản đã hoàn thành.

Tuy nhiên, có một điều rất lạ là trong thời gian mua tạm trữ thì giá lúa cứ đủng đỉnh mà khi kết thúc thì giá lúa lại tăng lên.
Bất ngờ giá lúa gạo tại các  tỉnh ĐBSCL đã khởi sắc trở lại khi chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vừa kết thúc (kết thúc sơm hơn dự kiến). Điều này khiến không ít thương lái kinh doanh lúa gạo vừa ngạc nhiên vừa mừng, trong khi đó nông dân thì ấm ức vì lúa đã bán xong.
Anh Nguyễn Thành Hơn, thương lái mua lúa tại xã Mỹ Hạnh Đông, huyện Cai Lậy, Tiền Giang - chuyên mua lúa tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp cho biết, hiện lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp có giá 4.500 - 4.600 đồng/kg, tăng 100 - 200 đồng/kg so với mức giá hồi tuần trước; lúa IR 50404 khô cũng tăng 100 - 200 đồng/kg lên mức giá 5.350 - 5.400 đồng/kg.
Bất ngờ giá lúa khởi sắc trở lại khi chương trình tạm trữ lúa gạo kết thúc.
 
Nếu so với mức giá bình quân trong thời gian mua tạm trữ thì hiện tại mỗi kí lô gam lúa hàng hóa đã tăng 200 - 350 đồng (tùy loại).
Riêng đối với các loại mặt hàng lúa thơm đặc sản, lúa chất lượng cao hầu như bây giờ còn rất ít, giá cũng đã tăng mạnh trở lại, lên mức giá 5.200 - 5.300 đồng/kg đối với lúa thơm nhẹ OM 4900 thu hoạch bằng máy gặt liên hợp (lúa tươi).
Anh Nguyễn Văn Hải, thương lái mua lúa tại chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang tỏ ra ngạc nhiên: “Thật sự rất là bất ngờ, cánh thương lái chúng tôi không nghĩ giá lúa tăng trở lại trong lúc này đâu. Hiện chúng tôi cũng chưa xác định rõ được nguyên nhân vì sao giá lúa tăng lên nữa nhưng gần đây giá gạo nguyên liệu (gạo lức) được các doanh nghiệp kinh doanh lương thực thu vào đã tăng lên”.
Tại khu vực xã Tân Bình, huyện Cai Lậy và khu vực chợ đầu mối Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm của giống IR 50404 đã vượt qua cả mức giá trong thời gian diễn ra chương trình mua tạm trữ.
Cụ thể, gạo nguyên liệu có giá 7.000 - 7.150 đồng/kg (tùy khu vực); gạo thành phẩm loại xô có giá 7.700 - 7.950 đồng/kg; gạo thành phẩm loại tốt (có thể “đá” vào làm gạo 5% tấm) có giá 8.250 - 8.400 đồng/kg.
Một câu hỏi được đặt ra là: Ai được hưởng lợi từ chính sách mua tạm trữ lúa gạo? Tiếp tục duy trì mua tạm trữ với hình thức cho doanh nghiệp vay ưu đãi hay sử dụng vốn này cho nông dân vay để đầu tư sản xuất?
Theo ý kiến của các chuyên gia ngành nông nghiệp, chương trình mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ đông xuân năm nay đã thất bại hoàn toàn. Lý do được đưa ra để khẳng định điều này là vì trong suốt thời gian thực hiện chương trình giá lúa gạo hàng hóa hầu như không tăng được bao nhiêu. Thậm chí có thời điểm giá lúa còn giảm khá mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của nông dân.
Đứng trên lập trường của người nông dân, bà Nguyễn Phúc Ánh, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa Tấn Tài III, chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang cho rằng, Nhà nước không nên cho doanh nghiệp vay ưu đãi để tạm trữ mà nên sử dụng đồng vốn này hỗ trợ nông dân mua phân bón, vật tư nông nghiệp sẽ tốt hơn.
Các doanh nghiệp hội viên VFA được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được quyền quyết định giá thu mua lúa cho nông dân, được quyền mang sản phẩm đem đi mặc cả với đối tác. Trong khi đó, nông dân chẳng được quyền gì ngoại trừ quyền được quyết định bán hay không bán nhưng nếu không bán lấy tiền đâu trả nợ tiền vật tư nông nghiệp? Như vậy rõ ràng trong lần tạm trữ này chỉ có doanh nghiệp được lợi chứ người nông dân chẳng được lợi ích  gì.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho rằng, chính sách mua tạm trữ lúa gạo hiện nay không đạt được hiệu quả, dù chúng ta tham gia xuất khẩu khá lâu và cũng là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo nhưng hệ thống kho tàng, bến bãi vẫn rất yếu kém.
Giáo sư-Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo - một chuyên gia nông nghiệp cho biết: “Kinh nghiệm nhiều năm nay cho thấy giá lúa do VFA định thường chỉ bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp hội viên để họ cạnh tranh bán rẻ cho thương lái quốc tế, mà coi nhẹ lợi ích của người nông dân phải cực khổ một nắng hai sương làm ra hạt lúa”.
Theo Tiền phong

Nguồn:http://www.thesaigontimes.vn/Home/nongsan/tintucthitruong/75375/La-ky-gia-lua-tam-tru.html

NỘI DUNG KHÁC

Phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt

25-4-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa phê duyệt đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng hiện đại hóa, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới

25-4-2012

Phát triển nông nghiệp để xây dựng một nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay, từ các góc cạnh khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là bài học cho Việt Nam.

Lao động nông thôn lay lắt vì thất nghiệp

25-4-2012

Những làng nghề từng thu hút 4.000-5.000 lao động tứ xứ giờ hoạt động cầm chừng, những làng quê rộn rã về nghề gạch ngói, nung vôi giờ lao động ngồi chơi... Hệ lụy của nó là cuộc sống của người nông dân càng thêm khó khăn.

Đề nghị 492 tỷ đồng chống hạn, mặn vụ Đông Xuân

25-4-2012

Ngày 24/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ xét, hỗ trợ kinh phí nạo vét kênh dẫn, cửa lấy nước, tiền điện, xăng dầu bơm nước tưới phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2011-2012.

Chăm sóc cây cà phê mùa mưa

24-4-2012

Năm nay mùa mưa đến sớm hơn mọi năm, một số tỉnh cao nguyên đã có vài trận mưa. Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước, thể tích.

Xuất khẩu nông sản: Tập trung sản xuất 4 mặt hàng chủ lực

24-4-2012

Lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản sẽ là 4 mặt hàng chủ lực được nước ta tập trung sản xuất trong thời gian tới. Điều này được xác định rõ trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp do Bộ NNPTNT xây dựng.

Liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar, tại sao không?

23-4-2012

Hàng loạt cuộc cải cách kinh tế gần đây ở Myanmar như: sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, luật công ty, chính thức áp dụng chính sách thả nổi có kiểm soát đồng nội tệ, giảm dần cơ chế quản lý xin cho trong xuất nhập khẩu… khiến nước này trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế.

Kiến nghị hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân

23-4-2012

Chiều 20-4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2012.

Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và vấn đề đặt ra

23-4-2012

Thời gian qua, nước ta đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án đẩy mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Kinh tế trang trại - một mô hình phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp

23-4-2012

Mô hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã hình thành và không ngừng được mở rộng, phát triển trong thời gian qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR

23-4-2012

Hàng triệu lao động, đóng góp cả chục tỷ USD xuất khẩu mà đến khi khó khăn phá sản kêu không thấu, chẳng qua là tại nông dân không biết PR?

Đầu tư công cho tam nông: Vốn lớn, hiệu quả thấp

20-4-2012

Dù đầu tư công cho lĩnh vực tam nông thời gian qua rất lớn, nhưng nhiều địa phương không biết lồng ghép các chương trình với nhau nên kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng.