TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sẽ tăng tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn ưu đãi

Ngày đăng: 09 | 05 | 2012

Phóng viên NTNN đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Lý- Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH xung quanh những nội dung về Chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2020.

Ông Lý cho biết, sau 9 năm hoạt động (2003-2011), đến nay quy mô vốn của 18 chương trình tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH đạt 115.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) với tổng số 11,4 triệu lượt hộ được vay vốn và hiện có 6,9 triệu hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đang là khách hàng có dư nợ tín dụng...
Giải ngân vốn hộ nghèo tại xã Đông Phong huyện Cao Phong (Hoà Bình).
Dự thảo chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2020, trong đó có một nội dung quan trọng là tái cơ cấu ngân hàng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, tiếp tục khẳng định vai trò là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Thưa ông, tại buổi làm việc tháng 3 với Ngân hàng CSXH và kết luận về buổi làm việc Văn phòng Chính phủ thông báo ngày 11.4 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá thế nào về kết quả 9 năm hoạt động của Ngân hàng CSXH?
- Chính phủ đánh giá Ngân hàng CSXH như một trong những công cụ quan trọng nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xoá đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Tác động của tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng CSXH ngày càng lớn và lan rộng.
Sau 9 năm hoạt động, tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã giúp 2,5 triệu hộ thoát nghèo; 2,5 triệu hộ tạo được việc làm nhờ vay vốn; khoảng 2,8 triệu lượt học sinh, sinh viên được vay vốn đi học và hàng trăm ngàn ngôi nhà, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường được xây dựng...
Những nội dung quan trọng của Dự thảo chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2020, đặc biệt là tái cơ cấu Ngân hàng là gì, thưa ông?
- Đó là củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tiếp tục khẳng định Ngân hàng CSXH là một trong những công cụ quan trọng để Đảng, Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo và góp phần đảm bảo an sinh xã hội; tái cơ cấu nguồn vốn và cơ chế tài chính; hoàn thiện công tác quản trị và điều hành.
Nội dung quan trọng trong chiến lược là thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngân hàng CSXH. Đối với Ngân hàng CSXH, tái cơ cấu không phải là cải tổ, cấu trúc lại mà tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, bởi về mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Ngân hàng CSXH được khẳng định là đúng hướng và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn...
Ông có thể nói rõ hơn về việc điều chỉnh đối tượng vay vốn cũng như tính chất ưu đãi tín dụng trong dự thảo chiến lược?
- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh quán triệt tinh thần chính sách tín dụng ưu đãi cần được tập trung để phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống của người dân, ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở các vùng khó khăn, gắn tín dụng với việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Phấn đấu, tăng tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận vốn Ngân hàng CSXH. Hình thức và mức độ ưu đãi được thiết kế cho phù hợp với từng nhóm đối tượng. Đối tượng khó khăn nhiều được ưu đãi nhiều, đối tượng khó khăn ít hưởng mức ưu đãi thấp hơn. Vốn tín dụng cũng sẽ tăng ưu đãi về thủ tục, xử lý rủi ro, cách thức phục vụ...
“Trong số 115.000 tỷ đồng của Ngân hàng CSXH hiện nay thì nguồn vốn ổn định chỉ chiếm 20%. Đề án tái cơ cấu Ngân hàng CSXH hướng tới nâng nguồn vốn ổn định lên 60%, còn lại là các nguồn vốn khác như vốn ưu đãi ODA...”. - Ông Nguyễn Văn Lý
Khó khăn lớn nhất của tín dụng ưu đãi là nguồn vốn. Vậy, Dự thảo chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH tới năm 2020 giải quyết khó khăn này thế nào?
- Với Ngân hàng CSXH, nguồn vốn chủ yếu vẫn do Chính phủ cấp trực tiếp bằng ngân sách hoặc gián tiếp thông qua ưu tiên bố trí tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi ODA, lãi suất thấp. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng cổ phần thương mại do Nhà nước chi phối gửi vào Ngân hàng CSXH 2% số tiền huy động được. Nguồn này sẽ được Chính phủ cấp bù lãi suất...
Xin cảm ơn ông!
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Bảo hiểm nông nghiệp: Chỉ công ty bảo hiểm có lợi

9-5-2012

Với nhiều quy định về cách tính bảo hiểm như hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi lớn không thể tham gia mua phí bảo hiểm cho vật nuôi của mình.

Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo

9-5-2012

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo...

Thúc đẩy tiến độ xây dựng kho dự trữ lúa gạo

8-5-2012

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 164/TB-VPCP, ngày 4/5/2012 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp về tình hình xây dựng kho mua lúa gạo tạm trữ và chính sách sản xuất, tiêu thụ nông sản; trong đó nêu rõ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với một số địa phương kiểm tra, khảo sát lúa hàng hoá còn tồn trữ trong dân để đề xuất việc tiếp tục mua, giữ giá lúa ổn định, có lợi cho nông dân.

Bảo hiểm nông nghiệp: Phí cao, bồi thường thấp

8-5-2012

Sau Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, hiện 21 tỉnh đang bắt tay triển khai thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN). Song trên thực tế, hoạt động này đã bộc lộ rất nhiều bất cập, đánh đố nông dân.

Philippines: Hơn 6.000 nông dân đổi đời nhờ được chia đất

8-5-2012

Hơn 6.000 nông dân nghèo từng làm thuê cho đồn điền của gia đình Tổng thống Benigno Aquino ở tỉnh Tarlac đã được chia đất sau cuộc chiến đòi quyền sở hữu đất kéo dài nhiều năm qua.

Quyết định về việc: "Công nhận Ban chấp hành Đoàn Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT"

4-5-2012

Quyết định về việc: "Công nhận Ban chấp hành Đoàn Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT"

Nông nghiệp sạch - lợi đủ đường: Hai bên đều hưởng lợi

4-5-2012

Ông Robert Meilleur (người Canada) - Cố vấn trưởng Dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC), với gần 30 năm kinh nghiệm đã tình nguyện sang VN hướng dẫn nông dân thực hành SX an toàn.

Bàn tiếp về liên minh lúa gạo Việt Nam – Myanmar

4-5-2012

Là một nước có truyền thống về nghề nông, thừa hưởng các ưu đãi về tự nhiên, và đang xúc tiến quá trình cải cách kinh tế rốt ráo, Myanmar có đầy đủ tiềm năng trở thành một đối tác chiến lược của Việt Nam trong việc sản xuất lúa gạo. Trong một hình dung tiếp theo về hợp tác giữa hai nước trong việc này, chúng ta không những cần tận dụng những ưu thế trên của bạn, mà còn phải đặt nó vào chiến lược tổng thể chung của chính sách nông nghiệp nước nhà.

Việt Nam và câu chuyện cafe năm 2012

4-5-2012

Khoảng cách giá giữa abrica và robusta đã thu hút giới đầu tư cafe thế giới đổ tiền vào robusta. Việt Nam ít nhiều được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhờ sự ’đổi ngôi’ này.

Cây biến đổi gen: Đừng nóng ruột theo nhà buôn giống

4-5-2012

Đến năm 2012, cây ngô GMO tại Việt Nam đã trải qua gần 3 năm với một lần được khảo nghiệm trên diện hẹp và hai lần khảo nghiệm diện rộng tại các vùng miền sinh thái khác nhau thuộc cả miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Gỡ khó về kiểm soát sản phẩm thủy sản xuất khẩu

4-5-2012

Trước thực trạng một số Thông tư, Quyết định được ban hành sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực (1/7/2011) đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản, ngày 2/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị bàn về biện pháp thay đổi chính sách cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.

250 tỷ đồng phát triển hạ tầng nông thôn miền núi phía Bắc

4-5-2012

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong năm 2012, Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững tại 15 tỉnh nghèo miền núi phía Bắc sẽ trao thầu 250 tỷ đồng. Trong đó hết quý I đã trao thầu được 19,2 tỷ đồng, đạt 8% kế hoạch năm.