TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đề xuất 4.400 tỷ đồng “cứu” người nuôi cá tra

Ngày đăng: 31 | 05 | 2012

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.

Đó là thông tin mà lãnh đạo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho phóng viên NTNN biết chiều 30.5. Dự kiến đầu tuần sau Bộ NNPTNT sẽ gửi đề xuất này lên Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Người nuôi cá tra ở các tỉnh vùng ĐBSCL sẽ được hỗ trợ thông qua việc Nhà nước giúp doanh nghiệp có vốn thu mua cá nguyên liệu.
Khó khăn chồng chất
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, hiện nay người nuôi và doanh nghiệpchế biến cá tra đang gặp rất nhiều khó khăn.
Một trong những khó khăn đó là việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, bên cạnh đó lãi suất ngân hàng cao từ 18-24%/năm, kể cả khi ngân hàng đã hạ trần lãi suất cho vay thì việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp cũng như người nuôi là vô cùng khó. Đối với người nuôi, để đầu tư nuôi 1ha cá tra cần số vốn từ 6-8 tỷ đồng.
Việc tiếp cận vốn khó khăn (do hết tài sản thế chấp, tài sản là cá nuôi trong ao không được định giá tài sản, cùng với hạn mức cho vay thấp) nên một số người nuôi phải vay bên ngoài với lãi suất 2-4%/tháng, làm giá thành cá nguyên liệu cao hơn.
Người nuôi và doanh nghiệp đang phải chịu thiệt thòi do những quy định của ngân hàng, đó là khi mặt bằng lãi suất tăng thì các ngân hàng thương mại tự điều chỉnh tăng lãi suất, nhưng khi lãi suất giảm thì người vay không được hưởng quyền lợi.
Ông Nguyễn Huy Điền – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: “Sau sự kiện doanh nghiệp Bình An (nợ nần nhiều - PV), ngân hàng đã mất niềm tin đối với doanh nghiệp và người nuôi cá tra nên siết chặt cho vay đối với hai đối tượng này. Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho các mục tiêu trung và dài hạn, hậu quả là doanh nghiệp mất tín nhiệm với ngân hàng vì nợ quá hạn không có khả năng chi trả”.
Cần “bơm” 4.400 tỷ đồng
Trước những khó khăn mà người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra đang gặp phải, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất 2 gói tín dụng cho sản xuất và tiêu thụ cá tra tổng kinh phí khoảng 4.400 tỷ đồng. Trong đó 1 gói dành 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ thu mua (thông qua ngân hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho người nuôi), có sự giám sát chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp tỉnh.
Gói hỗ trợ này đưa ra với mục đích đảm bảo các doanh nghiệp có vốn để thu mua lượng cá nuôi của các hộ nuôi độc lập, dự kiến còn khoảng 150.000 tấn cá tra từ đây đến hết năm. Gói thứ hai dành 2.400 tỷ đồng nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp nuôi cá tra. Thời hạn vay 4-6 tháng và đề nghị Nhà nước hỗ trợ lãi suất chênh lệch ước tính khoảng 80 tỷ đồng.
Gói này sẽ đảm bảo bổ sung vốn để hỗ trợ tiếp sức cho doanh nghiệp đã đầu tư nuôi cá tra đang gặp khó khăn về vốn. Dự kiến lượng cá nguyên liệu các doanh nghiệp đang tự nuôi và sẽ thu hoạch từ đây đến cuối năm khoảng 400.000 tấn.
Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, giá nguyên liệu đầu vào như thức ăn tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg; thuốc thú y tăng 10 - 15%; chi phí giống tăng, nguyên nhiên liệu tăng... nên dù giá cá tra có tăng thì người nuôi vẫn chưa thực sự yên tâm.
Việc “bơm” 4.400 tỷ đồng để “cứu” người nuôi và các doanh nghiệp cá tra chỉ là giải pháp trước mắt. “Giải pháp lâu dài để phát triển cá tra bền vững là cần sớm thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Đồng thời, tổ chức lại xuất khẩu cá tra theo hướng nâng giá xuất khẩu, giảm đầu mối doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường và uy tín sản phẩm của cá tra Việt Nam” - ông Điền nói.
Cũng theo ông, để cá tra Việt Nam có thể phát triển bền vững, chúng ta cần tổ chức lại sản xuất trong nước theo hướng kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào (chất lượng con giống, mật độ nuôi, quy trình nuôi, thức ăn…), đáp ứng nhu cầu thị trường, liên kết chuỗi sản xuất theo hướng các bên tham gia cùng có lợi và cùng chia sẻ rủi ro.
Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Nghị định 42 - cú hích cho người trồng lúa

31-5-2012

Từ 1.7 tới, người trồng lúa tại các địa phương sẽ có thêm nguồn hỗ trợ đắc lực từ Nghị định 42 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa.

Khánh thành nhà sơ chế và văn phòng HTX Nông sản hữu cơ Lương Sơn, Hòa Bình

4-5-2012

Được sự giúp đỡ và hỗ trợ của Bộ môn Thể chế Nông thôn thuộc Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT và các Sở Ban ngành tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Lương Sơn, Hội nông dân huyện Lương Sơn, tổ chức ADDA và các Phòng ban thuộc huyện Lương Sơn, ngày 4-5- 2012, HTX nông sản hữu cơ Lương Sơn đã hoàn thành công trình Trụ sở giao dịch, văn phòng và nhà sơ chế, hệ thống lưới che phủ rau hữu cơ.

“Bẻ kèo” trong sản xuất - tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL - Nông dân, doanh nghiệp “tố” nhau

14-5-2012

Gần đây tại ĐBSCL tình trạng nông dân, doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng sản xuất, thu mua nguyên liệu; tranh chấp, kiện tụng diễn ra phổ biến. Hai chủ thể chính trong mối liên kết chưa thật sự có thiện chí ngồi “chung xuồng” mà ai cũng luôn giành phần lợi tối đa về mình, tố nhau quyết liệt. Cuối cùng, nông dân vẫn luôn gánh chịu thiệt thòi!

Tham gia bảo hiểm, người nuôi tôm an toàn hơn

14-5-2012

Hiện nay, nuôi tôm đang là ngành mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chính vì thế, việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp sẽ là trợ lực mới để người nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.

Xuất khẩu thủy sản không cần chứng thư

14-5-2012

Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Nafiqad) cho biết Bộ NNPTNT vừa bãi bỏ một số quy định trong công tác quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu.

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn ở Nam Trung Bộ

14-5-2012

Bộ NNPTNT cho biết, sau các tỉnh miền Nam và miền Bắc, sắp tới sẽ triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

14-5-2012

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định của Chính phủ số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, ngoài được hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm, người sản xuất lúa còn được hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Ấn Độ sắp soán ngôi “vua” lúa gạo của Việt Nam và Thái Lan

9-5-2012

Với sản lượng xuất khẩu năm nay có thể đạt tới 7 triệu tấn, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt qua cả Việt Nam lẫn Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

Nông nghiệp hữu cơ chậm phát triển

9-5-2012

Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có rau hữu cơ ở Việt Nam chậm phát triển, đó là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo “Phát triển chuỗi giá trị rau hữu cơ ở Việt Nam”.

Ưu tiên vốn đầu tư phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long

9-5-2012

Triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, ngành ngân hàng đã tập trung nguồn vốn, ưu tiên cho vay chương trình phát triển sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Hệ thống khuyến nông của Thái Lan và một số nước Asean

9-5-2012

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, hoạt động khuyến nông Việt Nam cần tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác với hệ thống khuyến nông các nước trên thế giới; đặc biệt là các nước ASEAN.

Có thể tiếp tục mua tạm trữ lúa gạo

9-5-2012

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, khảo sát lúa còn tồn trữ trong dân để đề xuất việc tiếp tục mua, giữ giá lúa ổn định, có lợi cho nông dân.