TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sức sống cá tra

Ngày đăng: 22 | 06 | 2012

Nằm trong nhóm sản phẩm Quốc gia, có lẽ cá tra là sản phẩm nổi đình nổi đám nhất. Trên thị trường XK, dù liên tiếp đối phó nhiều vụ kiện cáo, vu khống, nhưng với sức trỗi dậy mạnh mẽ, cá tra đã tạo dấu ấn và đạt mức tăng trưởng không ngừng.

Sông sạch, cá ngon
Sông Mekong nổi tiếng là dòng sông mẹ ngọt ngào tạo nên sự phong phú đa dạng với hàng ngàn loài cá, tạo nguồn sinh kế cho hàng chục triệu người dân sống trong lưu vực. Trong đó cá tra dầu (tên khoa học là Pangasinodon Gigas) đứng hàng đầu trong "dòng họ" cá tra, một trong những loài cá nước ngọt to lớn nhất thế giới. Một con có thể dài tới 3 m và nặng đến 250 kg. Loài cá này như một biểu trưng cho sự nguyên trạng về sinh thái trong lành của sông Mekong.
Thu hoạch cá tra đưa về nhà máy chế biến
Sông Mekong chảy vào vùng ĐBSCL chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, độ dốc của triền sông thoai thoải thấp dần đổ ra biển Đông. Nhờ có nguồn nước ngọt quanh năm dồi dào, các ao nuôi được cung cấp và thoát nước thuận lợi là điều kiện thiên nhiên ưu đãi bậc nhất để ĐBSCL hình thành nên nghề nuôi thủy sản tự lâu đời. Đặc biệt trong số các loài cá nuôi ở vùng này, cá basa và cá tra chiếm ưu thế vượt trội về hiệu quả kinh tế.
Những cư dân theo nghề cá có thâm niên lý giải: Cá tra có khả năng thích nghi với nhiều mô hình nuôi. Trước đây, cá basa chủ yếu nuôi trong lồng bè khu vực đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu thuộc hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp. Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sản phẩm cá ba sa khởi đầu trong "dòng họ" cá tra mở đường cho XK. Đó là dấu mốc lần đầu tiên-năm 1993 cá nuôi trong lồng bè trên sông đạt sản lượng khoảng 17.400 tấn, trong đó cá ba sa chiếm 3/4 sản lượng.
Sau này cá tra nuôi trong ao, nuôi đăng quầng ở bãi bồi ven sông hay nuôi trong bè đều dễ thích ứng, lớn nhanh. Cùng với thành tựu SX giống cá nhân tạo và kỹ thuật nuôi thâm canh của các nhà khoa học, vùng nuôi cá tra mau chóng được mở rộng, trở thành sản phẩm chủ lực với những bước tiến thần kỳ.
Những năm sau này lượng cá basa nuôi nuôi bè thu hẹp, đến năm 2011 chỉ chiếm khoảng 1%. Trong khi đó xu hướng chuyển sang nuôi cá tra trong ao tăng lên, nuôi thả với mật độ 20-40 con/m2, năng suất đạt 200-400 tấn/ha. Hệ thống nuôi này đóng góp 99% sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL. Trong đó 4/8 tỉnh, thành có vùng nuôi cá đóng vai trò chủ lực như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long phát triển mạnh nghề nuôi cá tra, đóng góp 77% tổng sản lượng cá tra nuôi cả nước.
Quả thật khó có loài cá nước ngọt nào nuôi với quy mô công nghiệp năng suất cao có thể sánh kịp cá tra. Chỉ trong một thời gian ngắn sản phẩm cá tra chứng minh khả năng vượt trội về phẩm chất ngon, sạch, được khách hàng nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, tin dùng. Cá tra là sản phẩm quốc gia còn giàu tiềm lực phát triển trong tương lai.
Hiệp hội Chế biến & XK thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa đúc kết, chỉ trong 12 năm (2001-2012) vùng nuôi cá tra mở rộng đạt gần 6.000 ha, tăng gấp 5 lần. Sản lượng cá nguyên liệu từ 37.500 tấn năm tăng lên 1.350.000 tấn, tăng gấp 36 lần. Sản lượng cá chế biến thành phẩm XK từ 17.000 tấn/năm tăng lên 660.000 tấn/năm, tăng gấp 40 lần. Giá trị kim ngạch XK tăng từ 40 triệu USD lên 1,865 tỷ USD, tăng gấp 45 lần. Thị trường XK ban đầu từ một số nước ở Châu Á nay mở rộng khắp 136 nước và vùng lãnh thổ ở tất cả các châu lục.
Hướng tới tương lai
Ngày nay ở ĐBSCL ngành hàng cá tra đã hình thành một ngành công nghiệp nuôi và chế biến cùng với chuỗi SX, cung ứng dịch vụ phụ trợ tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người nông dân, công nhân trong vùng. Tuy nhiên cá tra VN vẫn chưa tận dụng hết lợi thế “độc nhất” để vươn lên trở thành một ngành hàng có thế mạnh chủ lực.
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Với một vùng nuôi chưa tới 6.000 ha mặt nước, cá tra VN đã đạt hơn 1,3 triệu tấn là một kỳ tích. Hơn nữa tiềm năng còn lớn, vùng nuôi ven sông có thể mở rộng. Thế nhưng vấn đề đặt ra nếu tiếp tục mở rộng SX cần phải tính đến mức tăng theo nhu cầu thị trường. Thực tế mấy năm qua cho thấy sự bất cập là, nếu nuôi nhiều thường tiêu thụ chậm, dân nuôi cá và các nhà máy luôn trong tình trạng cung -cầu không gặp nhau. Đây chính là trở ngại làm chậm sự phát triển ngành hàng này.
Chế biến sản phẩm cá tra XK
Do đó mô hình liên kết giữa nông dân và DN vừa định hình đã được Bộ NN-PTNT ủng hộ. DN đóng vai trò chính và tốt nhất đưa ngành nuôi trồng, chế biến, XK cá tra là ngành “có điều kiện” nhằm tiến tới thành lập những vùng nuôi tập trung quy mô lớn, có đầu tư và quản lý bài bản. Trong đó đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng cá theo tiêu chuẩn quốc tế, hạ giá thành, khuyến khích mô hình trang trại để dễ kiểm soát “đầu vào, đầu ra”, tránh nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Lộc, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ), liên kết trong SX quy mô lớn và tiêu thụ sản phẩm đều có nhiều lợi ích hơn SX quy mô nhỏ lẻ. Đây là hướng đi tất yếu trong hiện tại và lâu dài cho phát triển bền vững chuỗi ngành hàng. Tuy nhiên liên kết này chỉ thành công khi có được dự báo thị trường tốt, quy hoạch SX, quản lý vĩ mô tốt về con giống và nguyên liệu đầu vào nhằm cân đối cung cầu thị trường về số lượng, bảo đảm chất lượng.
Hiện nay các nước EU là thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản lớn nhất trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu khoảng 50%, trong đó nhập khẩu lớn nhất là cá tra của VN. Do đó, trong các hoạt động theo đuổi phát triển ngành hàng cá tra, suốt 3 năm qua các chuyên gia nghiên cứu từ các nước EU đã sang tìm hiểu, phối hợp cùng với Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho chủ trang trại nuôi cá tra sạch trong khuôn khổ dự án “Phát triển nuôi trồng thủy sản theo chuẩn thương mại” (SEAT). Theo đó, gần 100 chủ trang trại nuôi cá tra qui mô lớn ở ĐBSCL nhiệt tình theo đuổi mục tiêu nuôi cá sạch, hướng tới phát triển bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cá tra ở VN.
Theo VASEP, hiện có hơn 130 DN XK cá tra. Trong đó 60 DN có nhà máy chế biến cá tra trực tiếp XK chiếm trên 90% doanh số; còn lại 72 DN thương mại chiếm dưới 10% doanh số. Riêng các DN có nhà máy chế biến và đầu tư vùng nuôi cá đáp ứng khoảng 50% sản lượng.
Các chủ trang trại đặt niềm tin vào thị trường nhập khẩu cá tra từ các nước Châu Âu (EU), Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông… và đang thực hành SX sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Mới đây tại một vùng nuôi cá tra ven sông Hậu của một DN tại Cần Thơ, khách hàng Pháp đến đặt hàng SX cá sạch và cử nhân viên giám sát chặt chẽ quy trình kỹ thuật từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến.
Tại An Giang, từ năm 2004 đến nay vẫn duy trì mô hình SX cá tra sạch XK 1.000 tấn/năm theo yêu cầu đặt hàng sang Đức. Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi & chế biến thủy sản An Giang nói: Trong mấy năm qua dân nuôi cá tra ở An Giang đã chọn mua giống sạch bệnh, áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, SQF 2000 CM, Global GAP. An Giang đã có 3 DN được chứng nhận các tiêu chuẩn này và hình thành 5 vùng nuôi cá tập trung.
Các chuyên gia kinh tế dự án SEAT khẳng định, các nước EU là thị trường chính của sản phẩm thủy sản từ các nước châu Á. Trong đó, cá tra VN SX đạt tiêu chuẩn sạch, an toàn sẽ có vị trí vững vàng đúng với giá trị ngon lành của nó.
Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/2/95994/Suc-song-ca-tra.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Khoảng trống trong kiểm soát rau an toàn

22-6-2012

Kết quả điều tra của VINASTAS và Viện IPSARD, gần 90% người tiêu dùng tại các tỉnh miền Bắc đánh giá rau an toàn (RAT) là quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đa số người tiêu dùng đều chấp nhận mua RAT với mức giá cao hơn rau thông thường từ 10-20% thậm chí đến 50%. Nhưng làm thế nào để mua được sản phẩm RAT, vẫn còn là bài toán khó chưa có lời giải.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Nông dân vẫn đứng... ngoài cuộc!

22-6-2012

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

Nông dân ĐBSCL: “Choáng” với giá vật tư nông nghiệp

22-6-2012

Trong khi giá các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL liên tục giảm thì trái lại, các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản... đã liên tục tăng giá vào đúng thời điểm người dân bắt đầu sản xuất vụ mới.

Liên kết để nghề nuôi tôm phát triển bền vững

22-6-2012

Tôm chết chưa rõ nguyên nhân đang khiến nhiều nông dân Bạc Liêu đau đầu. Tính đến nay, diện tích tôm chết đã vượt quá con số 8.120ha. Thực trạng này đặt ra vấn đề nóng bỏng: Hướng đi nào bền vững cho nghề nuôi tôm?

Kiến nghị mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu

22-6-2012

Tại cuộc họp bàn giải pháp tiêu thụ lúa, gạo hè thu 2012 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/6 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, sau khi tham khảo ý kiến từ các địa phương, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết sẽ đề xuất Chính phủ tiếp tục mua tạm trữ lúa gạo trong vụ hè thu sắp tới.

Đầu tư nông nghiệp chưa xứng tầm

20-6-2012

Quốc hội vừa thảo luận về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung nhiều đến vấn đề nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Trao đổi với NNVN, TS Phùng Đức Tiến, ĐB Quốc hội tỉnh Hà Nam cho rằng tuy Đảng, Chính phủ đã dành nhiều quan tâm cho nông nghiệp nhưng đầu tư vào ngành kinh tế quan trọng này vẫn còn khiêm tốn.

Bộ Nông nghiệp gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu

20-6-2012

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã điều chỉnh một số biện pháp kiểm tra hóa chất, dư lượng kháng sinh đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản và Canada.

Vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam mất mùa lớn

20-6-2012

Vùng trồng cà phê Arabica ngon nhất Việt Nam hiện nay ở Lâm Đồng đang đứng trước nguy cơ mất mùa lớn, sản lượng có thể giảm tới trên 50% so với niên vụ trước.

Sản xuất, tiêu thụ cây có múi: Chông gai đi tới bền vững

20-6-2012

Câu chuyện quy hoạch vùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái nói chung và cây có múi nói riêng đã được đề cập cách nay rất lâu. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện dường như đã trở thành một căn bệnh khó trị và chuyện được mùa mất giá, sản xuất theo phong trào vẫn tiếp diễn.

8 giải pháp tăng cường đầu tư vào tam nông

20-6-2012

Để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, theo TS Phùng Đức Tiến- Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia, Nhà nước cần tập trung vào 8 nhóm giải pháp sau:

Cánh đồng mẫu lớn giải bài toán tăng thu nhập

18-6-2012

Thu nhập cho lao động nông thôn là bài toán vẫn chưa có lời giải. Chính thu nhập thấp đã tạo ra làn sóng người từ nông thôn ra thành thị khiến áp lực dân cư đô thị tăng chóng mặt, đồng thời tạo ra vòng luẩn quẩn: Khi lực lượng có sức khỏe, trình độ cao đi hết khỏi nông thôn thì thu nhập ở nông thôn càng xuống thấp...

Sẽ tạo cơ hội cho tích tụ ruộng đất

18-6-2012

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết: Thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm sẽ nâng lên 50 năm, bằng với thời hạn đất trồng cây lâu năm.