TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông sản Việt Nam: Liên tiếp rớt giá

Ngày đăng: 27 | 06 | 2012

Bộ NN&PTNT nhận định, chưa khi nào nông sản Việt Nam lại rơi vào cảnh "rớt" giá như hiện nay. Hàng loạt mặt hàng chủ lực như gạo, cao su, cà phê, dừa… đang ở mức giá thấp kỷ lục, báo hiệu những khó khăn trong xuất khẩu nông sản 6 tháng cuối năm.

Theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước đạt 7,7 tỷ USD, tăng 9,6% so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, dù giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng song thị trường thế giới xuất hiện nhiều khó khăn, giá nông sản liên tục giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của toàn ngành. Hiện nay, trong số 7 mặt hàng nông sản chính xuất khẩu chỉ duy nhất hạt tiêu vẫn giữ giá. Cao su là mặt hàng có mức giảm giá nhiều nhất, giảm tới 31%.
Giá gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng giảm chưa từng thấy từ trước tới nay. Bất lợi về thị trường xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2012 đã kéo giá thu mua lúa của nông dân thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Năm nay, giá lúa IR 50404 dao động ở mức 5.000-5.200 đồng/kg và 6.500 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao, giảm mạnh so với mức giá 6.000-6.500 đồng/kg đối với lúa IR50404 và lúa chất lượng cao có giá 7.000-7.300 đồng/kg của năm trước.
Ngoài 7 mặt hàng nông sản chủ lực còn nhiều mặt hàng nông sản khác đang đua nhau giảm giá. Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, không chỉ các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính rớt giá mà ngay các mặt hàng xuất khẩu hạng trung cũng thi nhau rớt giá. Các chuyên gia kinh tế nhận định, hàng nông sản Việt Nam với nỗi lo "được mùa, mất giá" đang lặp lại khiến cả doanh nghiệp và nông dân đối mặt với nhiều khó khăn.
Đáng lưu ý là nông sản Việt Nam tiêu thụ sang thị trường Trung Quốc với một lượng lớn, tuy nhiên, hiện đang xảy ra tình trạng thương nhân Trung Quốc ồ ạt sang đặt hàng nhiều loại nông sản Việt Nam với khối lượng lớn, song cũng "đột ngột" hủy bỏ khiến giá nông sản giảm mạnh, người nông dân lâm vào cảnh khó khăn.
Sau mặt hàng cao su, thủy sản, thịt heo… đến lượt hồ tiêu, cà phê trở thành đối tượng mua gom ồ ạt của các thương nhân Trung Quốc bằng xe con, xe du lịch tới tận các vườn tiêu thu mua và vận chuyển qua đường tiểu ngạch. Thương nhân Trung Quốc mua gom thường trả giá cao hơn 1-2% so với giá thị trường. Tại nhiều địa phương của Gia Lai, có đến 50% lượng hồ tiêu được thương nhân Trung Quốc mua gom theo hình thức này. Mặt hàng sắn cũng đang được ồ ạt xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng tăng chóng mặt. Tuy mậu dịch Việt Nam-Trung Quốc tăng dần trong thời gian gần đây, đạt hơn 40 tỷ USD vào năm 2011 và tốc độ tăng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng cao hơn, nhưng cách thức làm ăn giữa hai bên có nhiều khác biệt, đang là trở ngại lớn.
Cho dù hiện nay hàng nông sản Việt Nam xuất vào Trung Quốc có nhiều thuận lợi khi mà thuế suất đã cơ bản giảm còn 0% trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Nhưng việc Trung Quốc không mua trực tiếp từ Việt Nam mà thường mua qua các nhà cung cấp trong nước lúc cần, hàng hóa được đẩy giá lên cao, sau đó lại đột ngột giảm giá hoặc không mua hàng nữa gây nhiều hệ lụy cho sản xuất.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ NN&PTNT đang tập trung một số giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với thị trường xuất khẩu nông sản. Bộ NN&PTNT sẽ bám sát thị trường, thông tin sớm cho nông dân để điều chỉnh phù hợp trong sản xuất, cả về số lượng lẫn chủng loại. Từ đó định hướng người dân và các doanh nghiệp tập trung sản xuất cây trồng, vật nuôi phù hợp.
Bộ kiến nghị với Chính phủ có chính sách hỗ trợ những mặt hàng nông sản chính, đồng thời sớm điều chỉnh về cơ cấu và quy mô sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp hạ giá thành sản phẩm để nông dân có lãi, Bộ NN&PTNT sẽ chủ động giải quyết các rào cản thương mại, cũng như các doanh nghiệp tích cực khai thác thị trường để tăng khối lượng xuất khẩu, bù lại sự thâm hụt về giá. Bên cạnh đó cần mở rộng khai thác thị trường chọn đối tác làm ăn chủ lực mới thúc đẩy sản xuất phát triển.
Ngoài những yếu tố thị trường thương hiệu nông sản Việt Nam chưa được xây dựng và bảo vệ đúng với thế mạnh, tiềm năng vốn có đã dẫn đến tình trạng giá các mặt hàng nông sản luôn thấp hơn so với các nước khác và không ổn định. Ngành nông nghiệp cần xây dựng chính sách phát triển toàn diện từ quy mô sản xuất, giá trị, chất lượng, thương hiệu và thị trường.
Theo Hà Nội mới

NỘI DUNG KHÁC

Cần tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu nông sản

26-6-2012

Nông sản là một trong những lĩnh vực có gia trị xuất khẩu cao của nước ta. Tuy nhiên, do khó khăn của tình hình kinh tế trong nước và thế giới nên xuất khẩu thuỷ sản cũng đang dứng trước nhiều thách thức. Đẩy mạnh các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

An toàn lao động trong nông nghiệp: Nhắm mắt làm liều

26-6-2012

Đa phần nông dân ít được hướng dẫn về an toàn lao động (ATLĐ). Tuy nhiên, nhiều xã tại tỉnh Thái Nguyên, bà con được hướng dẫn cũng chẳng làm theo.

Làm nông trong khu công nghiệp: Xót xa những cánh đồng vàng

26-6-2012

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, thế nhưng từ nhiều năm qua, các địa phương đua nhau làm công nghiệp, rất nhiều diện tích đất lúa bị san lấp để làm khu công nghiệp (KCN).

Vụ lúa hè thu - Tạm trữ theo cách nào?

25-6-2012

Giá gạo thế giới đang diễn biến bất lợi vào thời điểm Việt Nam thu hoạch lúa hè thu. Tình thế đặt ra buộc phải nhanh chóng có biện pháp tiêu thụ lúa trước khi bước vào vụ thu hoạch rộ tháng 7 và 8 sắp tới.

Vụ lúa hè thu 2012: Đề xuất tạm trữ vì khó tiêu thụ

22-6-2012

Nông dân ĐBSCL đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2012. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, tình hình tiêu thụ lúa đang rất khó khăn, giá giảm mạnh.

Sức sống cá tra

22-6-2012

Nằm trong nhóm sản phẩm Quốc gia, có lẽ cá tra là sản phẩm nổi đình nổi đám nhất. Trên thị trường XK, dù liên tiếp đối phó nhiều vụ kiện cáo, vu khống, nhưng với sức trỗi dậy mạnh mẽ, cá tra đã tạo dấu ấn và đạt mức tăng trưởng không ngừng.

Khoảng trống trong kiểm soát rau an toàn

22-6-2012

Kết quả điều tra của VINASTAS và Viện IPSARD, gần 90% người tiêu dùng tại các tỉnh miền Bắc đánh giá rau an toàn (RAT) là quan trọng nhất trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Đa số người tiêu dùng đều chấp nhận mua RAT với mức giá cao hơn rau thông thường từ 10-20% thậm chí đến 50%. Nhưng làm thế nào để mua được sản phẩm RAT, vẫn còn là bài toán khó chưa có lời giải.

Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp: Nông dân vẫn đứng... ngoài cuộc!

22-6-2012

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

Nông dân ĐBSCL: “Choáng” với giá vật tư nông nghiệp

22-6-2012

Trong khi giá các mặt hàng nông sản ở ĐBSCL liên tục giảm thì trái lại, các loại vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản... đã liên tục tăng giá vào đúng thời điểm người dân bắt đầu sản xuất vụ mới.

Liên kết để nghề nuôi tôm phát triển bền vững

22-6-2012

Tôm chết chưa rõ nguyên nhân đang khiến nhiều nông dân Bạc Liêu đau đầu. Tính đến nay, diện tích tôm chết đã vượt quá con số 8.120ha. Thực trạng này đặt ra vấn đề nóng bỏng: Hướng đi nào bền vững cho nghề nuôi tôm?

Kiến nghị mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu

22-6-2012

Tại cuộc họp bàn giải pháp tiêu thụ lúa, gạo hè thu 2012 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/6 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, sau khi tham khảo ý kiến từ các địa phương, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết sẽ đề xuất Chính phủ tiếp tục mua tạm trữ lúa gạo trong vụ hè thu sắp tới.

Đầu tư nông nghiệp chưa xứng tầm

20-6-2012

Quốc hội vừa thảo luận về đề án tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó tập trung nhiều đến vấn đề nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Trao đổi với NNVN, TS Phùng Đức Tiến, ĐB Quốc hội tỉnh Hà Nam cho rằng tuy Đảng, Chính phủ đã dành nhiều quan tâm cho nông nghiệp nhưng đầu tư vào ngành kinh tế quan trọng này vẫn còn khiêm tốn.