THỊ TRƯỜNG

Nỗ lực gỡ khó cho xuất khẩu cá tra

Ngày đăng: 31 | 05 | 2012

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khu vực Nam Bộ có khoảng 120 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, nhưng lại có hơn 450 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Riêng ở tỉnh An Giang hiện có 17 doanh nghiệp, 23 nhà máy với tổng công suất chế biến khoảng 333.500 tấn/năm; trong 5 tháng đầu năm 2012 đã xuất khẩu 57 .000 tấn sản phẩm, đạt 165,3 triệu USD, tăng 14% về số lượng và tăng 22% về trị giá so cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu tỉnh An Giang đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, có khả năng không đạt được chỉ tiêu xuất khẩu 165.000 tấn sản phẩm, với kim ngạch 465 triệu USD.

* Khó khăn về vốn, nguyên liệ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, hiện toàn tỉnh có 960 ha diện tích mặt nước nuôi cá tra với tổng sản lượng khoảng 227.000 tấn, trong đó có 274 ha thuộc vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp chủ động, tương ứng khoảng 82.200 tấn nguyên liệu. Diện tích nuôi còn lại nằm rải rác ở các nơi, dẫn tới tình trạng nguồn nguyên liệu thiếu ổn định về chất lượng, cộng với tình hình giá cả bấp bênh, người nuôi thiếu vốn sản xuất, dễ bị treo ao, dẫn đến thiếu nguyên liệu cho chế biến, đình trệ sản xuất. Mặt khác, nhiều hộ nuôi cá và doanh nghiệp cho rằng con giống hiện nay trên thị trường chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng, tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi từ cá giống đến cá thương phẩm lên đến 40%, làm cho chi phí nuôi tăng cao, người nuôi không có lãi. Qua khảo sát phân loại, tỉnh An Giang hiện có 4 nhóm doanh nghiệp gồm: nhóm đang hoạt động tốt chiếm 15,3%; nhóm hoạt động khá chiếm 15,38%; nhóm hoạt động trung bình và có nguy cơ chiếm 38,46%; nhóm doanh nghiệp có nguy cơ ngừng sản xuất chiếm 30,77%. Nguyên nhân làm cho nhóm doanh nghiệp trung bình và nhóm có nguy cơ ngừng sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn, đến 69,23% là do thiếu hụt nguồn vốn. Hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra của tỉnh An Giang đều có mức vay lớn trên tổng vốn đầu tư, trong điều kiện lãi suất vay tăng cao (chu kỳ thời gian nuôi đủ chuẩn đưa vào chế biến xuất khẩu là từ 5 - 6 tháng). Giá cá tra nguyên liệu ở An Giang liên tục giảm trong nhiều tuần qua, dao động từ 22.000 - 23.300 đồng/kg, trong khi giá thành sản phẩm cá tra hiện ở mức 24.366 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi lỗ từ 1.000 đồng đến 2.033 đồng/kg, nhiều hộ nuôi tính đến việc treo ao do không có vốn để tái đầu tư, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu. Đây cũng là vấn đề đáng chú ý từ nay đến cuối năm, do vùng nuôi của các doanh nghiệp chưa lớn, với tổng diện tích là 274 ha, chủ yếu của các doanh nghiệp chế biến lớn như Việt An, Cửu Long, Nam Việt, Tuấn Anh, Thuận An và Trường Giang. Với mức đầu tư cho 1 ha nuôi cá là từ 6 - 10 tỷ đồng, nhưng hiện nay các doanh nghiệp khó tiếp cận đủ nguồn vốn. Việc thế chấp ngân hàng để vay vốn thực tế không đủ với yêu cầu đầu tư cho quy trình nuôi cá đến thành phẩm. 

* Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững 

Bà Mai Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Sở Công Thương An Giang nêu giải pháp về vốn để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu trên địa bàn. Đối với nhóm doanh nghiệp đang hoạt động tốt, đề nghị ngân hàng xem xét tăng hạn mức tín dụng vay, cơ cấu lại vốn vay chuyển từ ngắn hạn sang trung và dài hạn; tiếp tục miễn, giảm, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông - thủy sản có sử dụng nhiều lao động. Ngoài ta, tỉnh thực hiện liên kết giữa người nuôi cá, doanh nghiệp, người cung ứng thức ăn, ngân hàng; vận dụng nhiều mô hình như xây dựng cơ chế vay «tay ba» giữa nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng, đảm bảo bằng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, như mô hình đang áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh An Giang đang thực hiện có hiệu quả. 

Đối với nhóm doanh nghiệp trung bình và nhóm có nguy cơ ngừng sản xuất, cần thực hiện ngay việc đánh giá, phân loại về năng lực tài chính, lực lượng lao động hiện tại, định hướng tính thanh khoản của doanh nghiệp thông qua các hợp đồng xuất khẩu, thị trường. Các doanh nghiệp thuộc hai nhóm này cần triển khai tốt, phát huy triệt để thế mạnh của từng doanh nghiệp, cân nhắc tính khả thi trong định hướng đầu tư mới và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. 

Để đảm bảo vùng nguyên liệu cá tra cung ứng cho chế biến, xuất khẩu, hai vấn đề cần chú trọng là con giống bảo đảm chất lượng và cân đối vùng nuôi cho phù hợp với thời vụ chế biến. Tỉnh An Giang khuyến cáo và tạo điều kiện để doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với Trung tâm giống của tỉnh, các cơ sở giống có xác nhận thông qua kế hoạch thả nuôi hàng năm. Trên cơ sở này, các đơn vị sản xuất giống chất lượng có xác nhận chủ động cung ứng, đảm bảo số lượng. Tỉnh An Giang tiếp tục triển khai dự án xã hội hóa công tác giống, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống cá tra cải thiện di truyền đàn cá bố mẹ, xây dựng thương hiệu, nâng tầm trại giống đáp ứng nhu cầu thị trường. Tỉnh rà soát lại quy hoạch vùng nuôi, giao đất tạo mặt bằng sạch quy mô từ 50 - 100 ha mặt nước cho các nhà đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp phải có ít nhất từ 50% - 60% vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp khác chủ động liên kết với hộ nuôi để đảm bảo nguồn nguyên liệu với chất lượng tốt cho chế biến xuất khẩu. 

An Giang cũng đang triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh con cá tra ở các thị trường tiêu thụ và thị trường tiềm năng, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra An Giang, phối hợp với các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu ấn phẩm hướng dẫn chế biến các món ăn từ sản phẩm cá tra, lợi ích của việc sử dụng con cá, quảng bá vùng nuôi… giúp người tiêu dùng có thông tin chính thống về sản phẩm cá tra Việt Nam./.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30066&cn_id=524957

NỘI DUNG KHÁC

Lúa gạo "lật kèo" bất ngờ giảm giá

15-5-2012

Trong khi các nhà máy xay xát, doanh nghiệp lau bóng gạo đang bước vào giai đoạn hoạt động cầm chừng do nguồn cung khan hiếm thì bất ngờ giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL lại quay đầu giảm tiếp sau khi tăng mạnh cách đó ít hôm.

Định vị thương hiệu gạo Việt

14-5-2012

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012, trong đó sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao được ưu tiên hàng đầu. Tương lai, lúa gạo sẽ trở thành mặt hàng đặc biệt được sản xuất theo đơn đặt hàng. Nhưng trước mắt, cần nhìn lại những điểm yếu của sản xuất lúa gạo hiện nay, nhất là ở vựa lúa ĐBSCL.

Cá tra - thức ăn cùng... chết ngộp

9-5-2012

Con cá tra trượt dốc lần này không chỉ làm cho đại gia nuôi cá chết ngộp mà còn kéo theo hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn cho loại cá này cũng chết theo.

Giá thực phẩm giảm vì nắng nóng, dịch bệnh

9-5-2012

Tại cuộc họp giao ban về tình hình các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do Bộ NN-PTNT tổ chức chiều 8-5 tại Hà Nội, Cục Chăn nuôi cho biết hiện nay giá nhiều loại thực phẩm và nông sản đang giảm do xảy ra nắng nóng và dịch bệnh.

Sản lượng cà phê xuất khẩu có thể đạt 1,25 triệu tấn

9-5-2012

Bộ NNPTNT vừa đưa ra dự báo, trong năm 2012, khối lượng cà phê xuất khẩu cả nước có thể đạt mức 1,25 triệu tấn, tăng hơn 100.000 tấn so với con số dự báo của tháng trước.

Xuất khẩu cao su năm 2012 có thể đạt hơn 2,6 tỷ USD

8-5-2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra dự báo khối lượng cao su xuất khẩu của năm 2012 có thể đạt con số hơn 930 ngàn tấn, tăng khoảng 50 ngàn tấn so với con số dự báo trước đó. Giá trị cao su xuất khẩu dự báo có thể đạt mức hơn 2,6 tỷ USD.

Tăng cường kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, bảo vệ người tiêu dùng

4-5-2012

Dư luận đang rất xôn xao trước thông tin về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đẩy mạnh việc kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần ổn định và phát triển chăn nuôi trên địa bàn cả nước đã và đang được các ngành chức năng tích cực vào cuộc.

Tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL: Do ô nhiễm?

4-5-2012

Thời gian này, người dân những vùng nuôi tôm trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long như ngồi trên đống lửa vì tôm chết hàng loạt. Bước đầu, ngành chức năng nhận định, tôm chết do bệnh hoại tử gan tụy, đốm trắng, đầu vàng nhưng nguyên nhân sâu xa khiến vụ nào tôm cũng chết trong vài năm gần đây là ô nhiễm môi trường thì chưa được khắc phục triệt để.

Nông sản rớt giá, người dân gặp khó

4-5-2012

Hiện giá nhiều mặt hàng nông sản trên thị trường đang giảm mạnh khiến nông dân gặp nhiều khó khăn.

Nông dân trồng mía đang ngồi trên đống lửa

4-5-2012

Đi dọc đường Hồ Chí Minh vào những ngày này nắng như nung, 2 bên đường những cánh đồng mía cháy khô, nhiều bãi mía đã được chặt chất đống, có những nơi mía chất đống cả tháng trời. Nhìn những cánh đồng mía đang bị nắng nóng thiêu đốt từng ngày dần biến thành củi, khiến người nông dân nơi đây đứng ngồi không yên.

Bấp bênh giá cá tra

4-5-2012

Sau khi chạm mốc 27.000 - 28.000 đồng/kg, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh thành ĐBSCL quay đầu sụt giảm liên tục khiến người nuôi lo lắng. Hiện tại, giá cá chỉ còn 22.000 - 23.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất. Với giá này người nuôi chịu lỗ từ 1.000 - 1.500 đồng/kg, kéo theo hàng loạt ao hầm bỏ phế.

Giá lúa tạm trữ, nông dân lãi không được 30%

3-5-2012

Dù đã cam kết sẽ nâng giá thu mua lúa, đảm bảo cho nông dân có lãi tối thiểu 30% trong đợt mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vừa qua (15/3-30/4) nhưng thực tế thị trường lại diễn ra không đúng như vậy.