TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thúc đẩy chăn nuôi để giảm áp lực thị trường thực phẩm

Ngày đăng: 05 | 08 | 2011

Dự báo, khi thu nhập bình quân tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày một lớn, vì thế, để giảm áp lực cho ngành chăn nuôi, cần phải có chiến lược phát triển bền vững. Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Kim Giao (ảnh), Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết:

Thức ăn chăn nuôi... có vấn đề
Chăn nuôi luôn có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, hiện tăng trưởng của ngành đạt khoảng 7-8%/năm, trong đó nuôi heo chiếm gần 80% tổng sản lượng thịt của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay đang diễn ra một thực trạng là người nông dân không muốn tái đàn, không hào hứng đầu tư vào chăn nuôi. Có 3 vấn đề dẫn đến tình trạng này, đó là việc tiếp cận vay vốn ngân hàng rất khó; thứ hai là dịch bệnh xảy ra nhiều khiến người chăn nuôi lo sợ; thứ ba là nguồn giống quá ít. Cũng có ý kiến cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi quá cao dẫn đến giá thành cao, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một phần nhỏ tác động đến tâm lý người chăn nuôi.
Một số người nói, Nhà nước bình ổn giá cả thị trường nhưng mới chỉ thực hiện ở phần ngọn chứ chưa chú trọng phần gốc và kiến nghị, thay vì rót tiền cho các siêu thị, doanh nghiệp thì nên hỗ trợ lãi suất cho nông dân vay vốn đầu tư chăn nuôi. Song đa phần các ý kiến vẫn phản đối điều này vì trên thực tế, mỗi khi heo bị dịch bệnh, nông dân đã được Nhà nước hỗ trợ, hơn nữa nếu hỗ trợ nhiều quá thì sẽ khiến bà con ỷ lại, lơ là khâu phòng bệnh. Tốt nhất là người chăn nuôi phải tự cứu lấy mình, phải tự lực trong sản xuất, không nên quá ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo ông, chúng ta có cần phải nhập khẩu thịt lợn để bình ổn giá trong nước hay không?
Năm 2010, nước ta nhập khẩu 83.000 tấn sản phẩm thịt, nhưng chủ yếu là thịt gà, chứ thịt heo rất ít. Trong 6 tháng đầu năm 2011, chúng ta nhập 53.000 tấn thịt, trong đó gần 98% là thịt gia cầm, còn lại là thịt heo. Thời gian gần đây đã có nhiều ý kiến bàn luận xoay quanh việc có nên mở cửa cho nhập khẩu thịt để bình ổn giá trong nước hay không. Thực ra hiện nay nước ta không cấm nhập khẩu thịt heo, bản thân tôi cũng mong muốn các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo về để bình ổn giá trong nước. Thế nhưng, các doanh nghiệp ít nhập khẩu thịt heo. Đơn giản là vì giá thịt heo ở nước ngoài cao hơn giá trong nước, nhập về không có lãi. Bởi vậy, cách tốt nhất là phải thúc đẩy chăn nuôi trong nước để tăng nguồn cung cho thị trường.
Thưa ông, thách thức lớn nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là gì và chúng ta đã có giải pháp nào để hóa giải?
Vẫn là chuyện... biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Đó là vấn đề suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn đang hiện hữu và ảnh hưởng nhất định đến chăn nuôi của nước ta trong năm nay và cả vài năm sau, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường chăn nuôi, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra; những tồn tại về mặt bằng sản xuất quy mô công nghiệp chưa bao giờ được tháo gỡ ở tầm quốc gia... Đặc biệt, chúng ta cũng chưa có những chính sách cụ thể trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm hạn chế phải nhập khẩu ngô, đậu tương...
Ngoài ra, kinh phí đầu tư hàng năm của Nhà nước cho chăn nuôi cũng còn hạn chế và chưa đúng tầm với giá trị đóng góp của ngành.
Hiện, chúng tôi vẫn khuyến cáo nông dân cần phải hết sức thận trọng trong chăn nuôi, phải chọn lựa con giống tốt và sạch bệnh, đã được tiêm phòng đầy đủ. Đừng vì giá đắt, con giống khan hiếm mà mua con giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Cục Chăn nuôi đang tích cực vận động nông dân đầu tư, thúc đẩy tăng đàn gia súc, nhưng đồng thời sẽ không lơ là trong việc giám sát chất lượng con giống, vận chuyển gia súc.
Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn 2009-2015, theo đó có rất nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi như Nhà nước bố trí ngân sách hàng năm để hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm đối với những loại vật nuôi chủ yếu như heo, gia cầm, trâu, bò; chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, xúc tiến thương mại...
Xin cảm ơn ông!
Từ nay đến cuối năm không lo thiếu thịt
Ông Hoàng Kim Giao khẳng định, từ nay đến cuối năm chúng ta không lo thiếu thịt, vì dịch bệnh đã được khống chế. Giá đầu ra cao đang có lợi cho người chăn nuôi nên sẽ kích thích người dân đầu tư tái đàn. Đây cũng là thời cơ để chuyển đổi chăn nuôi lên trình độ cao hơn, bài bản hơn. Nuôi gà chỉ cần 45 ngày là có sản phẩm, nuôi heo chỉ cần 3 - 4 tháng là xuất chuồng, do đó chăn nuôi sẽ nhanh chóng đảm bảo nguồn cung cho thị trường".
 
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2011/8/29537.html

NỘI DUNG KHÁC

Có thể trồng ngô biến đổi gen ngay trong vụ đông

5-8-2011

Có thể ngay trong vụ đông năm nay sẽ tiến hành làm mô hình trình diễn ngô biến đổi gen ở Vĩnh Phúc và nếu thành công thì năm 2012 mới có thể đảm bảo cây trồng này chính thức được trồng đại trà, đó là khẳng định của ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi Hội nghị đầu bờ về khảo nghiệm trên diện rộng ngô biến đổi gen vừa diễn ra tại Vĩnh Phúc.

Thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Cần quy chế rõ ràng

5-8-2011

Cây trồng biến đổi gen được coi là thành tựu lớn của công nghệ sinh học, giúp các quốc gia giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm loại cây trồng này đều khá tốt nhưng đến nay, cây trồng biến đổi gen vẫn chưa được đưa vào canh tác đại trà do còn nhiều ý kiến lo ngại.

Ipsard bịn rịn liên hoan về hưu cho một cán bộ gạo cội

2-8-2011

Ngày 1/8/2011 tại Hội trường, Ipsard đã tổ chức buổi liên hoan chia tay thân mật với bác Lê Thế Hoàng – một nghiên cứu viên gạo cội, đồng thời cũng là một trong những người đã tham gia sáng lập Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn ngày nay.

Điểm tin báo chí nông nghiệp nông thôn tháng 06 năm 2011

30-6-2011

Xin trân trọng kính mời quý vị theo dõi tin tức báo chí tổng hợp về nông nghiệp nông thôn trong tháng 06 năm 2011 của chúng tôi.

Tạm hoãn mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

14-7-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chính thức thông báo tạm dừng việc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu (trước đó, dự kiến sẽ bắt đầu mua vào 15.7).

Đưa nước sạch, tạo việc làm cho vùng nghèo

14-7-2011

“Chúng tôi không chỉ hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo có việc làm, mà còn giúp họ không phải uống nước kinh rạch trong những tháng mùa khô” - ông Bùi Hữu Nghĩa - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bình Đại, Bến Tre cho biết.

Gã liều thành tỷ phú... trâu bò

14-7-2011

Từ dắt trâu, bò thuê, nay anh đã có trang trại với gần 200 con trâu bò, 50ha lát, sao đen, luồng và 5ha mía cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xem xét miễn, giảm ba loại thuế

14-7-2011

Tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng qua (13.7), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình một số giải pháp về thuế trong năm 2011 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

3 năm thực hiện Nghị quyết "tam nông": Nhiều chính sách chậm vào cuộc sống

13-7-2011

Hôm 11.7, phát biểu kết luận tại hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 của BCH T.Ư Đảng khóa X, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Thực hiện thắng lợi NQ này sẽ tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN, NT), nâng cao đời sống nông dân.

Bùng nổ những cánh đồng mẫu

13-7-2011

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là nỗi khát khao của nhà nông. Từ thành công của các mô hình thí điểm, vụ hè thu này ở các tỉnh vùng ĐBSCL đã “bùng nổ” các CĐML.

Vực lại nghề truyền thống

13-7-2011

Có trong tay hai tấm bằng đại học với nhiều cơ hội việc làm tốt, nhưng anh Nguyễn Hữu Tài quyết định trở về quê nhà (thôn Thông Đạt, xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội) để vực lại làng nghề mây, tre đan truyền thống.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây dựng và phát triển nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững đất nước

13-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.