TIN TỨC-SỰ KIỆN

Có thể trồng ngô biến đổi gen ngay trong vụ đông

Ngày đăng: 05 | 08 | 2011

Có thể ngay trong vụ đông năm nay sẽ tiến hành làm mô hình trình diễn ngô biến đổi gen ở Vĩnh Phúc và nếu thành công thì năm 2012 mới có thể đảm bảo cây trồng này chính thức được trồng đại trà, đó là khẳng định của ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tại buổi Hội nghị đầu bờ về khảo nghiệm trên diện rộng ngô biến đổi gen vừa diễn ra tại Vĩnh Phúc.

Trong tuần này, hơn 1ha ngô biến đổi gen trồng thử nghiệm là MON 89034, NK603, MON 89034 x NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (thuộc Công ty Monsanto Thái Lan) ở xã Mai Nham (Tam Dương - Vĩnh Phúc) sẽ được thu hoạch.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, kết quả khảo nghiệm đều cho kết quả tốt, năng suất, chất lượng và độ kháng sâu đục thân của loại cây trồng này hơn hẳn cây ngô được trồng đối chứng trong cùng 1 điều kiện như nhau. Cụ thể, năng suất ngô biến đổi gen ở đây cao hơn từ 30-40%...
Theo PGS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, đây sẽ là lần khảo nghiệm cuối cùng của Viện để đánh giá độ an toàn của loại cây trồng này đối với môi trường, sức khỏe, cũng như đặc tính kháng sâu...
Giải thích vì sao sau nhiều lần “chốt” thời gian đưa ngô biến đổi gen vào thương mại thì đến thời điểm này mức thời gian được đề ra lại là năm 2012, ông Hàm cho biết, hiện, các nước đang phát triển ngày càng bị lôi cuốn vào công nghệ này. Nước ta cũng đã thực hiện đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất theo 1 quy trình nghiêm ngặt của thế giới. Trước hết là phải chọn được cơ thể cho gen phải an toàn, tức là đảm bảo môi trường, sức khỏe... Sau đó, chọn phương pháp chuyển gen làm sao đảm bảo hiệu quả, an toàn cao nhất. Sau khi tạo cây biến đổi gen được đánh giá nghiêm ngặt, an toàn tuyệt đối trong phòng thí nghiệm, rồi đưa ra khảo nghiệm diện hẹp, sau khi đánh giá kết quả an toàn và trình lên Hội đồng An toàn sinh học và Hội đồng này kết luận là an toàn thì khảo nghiệm ở diện rộng tại 4 vùng sinh thái đại diện.
“Trong khoảng 1-2 tháng tới, chúng tôi sẽ tổng hợp kết quả ở diện hẹp, rộng... thành 1 bộ hồ sơ an toàn sinh học và đưa lên Hội đồng An toàn sinh học Quốc gia trước khi được đưa vào thương mại. Để đưa 1 sản phẩm công nghệ sinh học đến được với người nông dân, lâu nay chúng tôi phải làm hết sức cẩn thận. Và vì thế việc đưa cây trồng biến đổi gen mà cụ thể ở đây là cây ngô mới lâu và trải qua nhiều giai đoạn như vậy”, ông Hàm nói.
Ông Lê Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Phúc, cho biết, sử dụng giống ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân nên nông dân sẽ không phải tốn quá nhiều tiền vào việc mua thuốc bảo vệ thực vật, giảm rất nhiều chi phí. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 6.000ha đất cấy được lúa 2 vụ; vụ đông vào khoảng 20.000ha. Nếu tính chi phí thuốc trừ sâu 1ha mất 2 triệu đồng thì 10.000ha sẽ giảm được 20 tỷ đồng. Vì vậy, đề nghị ngành cần sớm triển khai và đưa ngô biến đổi gen vào sản xuất nông nghiệp. Vĩnh Phúc là nơi đi đầu trong nhiều phong trào sản xuất nông nghiệp như khoán 10... do đó, hy vọng đây cũng là địa phương sẽ tiên phong để nông dân trồng ngô biến đổi gen. Nếu có thể đưa luôn vào vụ đông này thì rất tốt.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình băn khoăn, liệu đến năm 2012 có thể đi vào sản xuất được hay không khi có quá nhiều “thủ tục” sau đó. Nếu không triển khai sớm cây đỗ tương thì vụ đông của chúng ta chắc chắn là đi xuống và thực tế nó đang đi xuống thật. Vì vậy, đối với đậu tương biến đổi gen chúng ta cũng nên làm sớm. Đặc biệt, một tiến bộ phải được đưa vào mô hình để thuyết phục nông dân và nếu được nông dân chấp nhận thì phải mất tới 3-4 năm. Và như vậy, đối với cây ngô biến đổi gen, đến năm 2012 liệu nó có thể được đưa vào trồng hay không cũng là vấn đề mà địa phương cần phải có câu trả lời sớm để còn đưa vào kế hoạch sản xuất. Còn nếu không làm sớm, thì việc đưa cây trồng này vào sản xuất sẽ tiếp tục mất nhiều thời gian hơn nữa, chứ không dừng lại ở năm 2012”.
Trước những ý kiến này, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt, thừa nhận, kết quả khảo nghiệm ngô biến đổi gen đã cho thấy kết quả tốt cũng như độ an toàn sinh học cao. Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản nhưng hàng năm lượng ngô, đậu tương phải nhập khẩu rất lớn từ các nước sử dụng cây trồng biến đổi gen này. Đề nghị, Viện Di truyền Nông nghiệp nhanh chóng tổng hợp kết quả báo cáo, Vụ Khoa học Công nghệ báo cáo để ngay trong vụ đông này sẽ làm mô hình trình diễn ngô biến đổi gen ở Vĩnh Phúc và như thế nếu thành công mới có thể đảm bảo thương mại hóa loại cây trồng này vào năm 2012.
Theo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/8/29507.html

NỘI DUNG KHÁC

Thương mại hóa cây trồng biến đổi gen: Cần quy chế rõ ràng

5-8-2011

Cây trồng biến đổi gen được coi là thành tựu lớn của công nghệ sinh học, giúp các quốc gia giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu và khảo nghiệm loại cây trồng này đều khá tốt nhưng đến nay, cây trồng biến đổi gen vẫn chưa được đưa vào canh tác đại trà do còn nhiều ý kiến lo ngại.

Ipsard bịn rịn liên hoan về hưu cho một cán bộ gạo cội

2-8-2011

Ngày 1/8/2011 tại Hội trường, Ipsard đã tổ chức buổi liên hoan chia tay thân mật với bác Lê Thế Hoàng – một nghiên cứu viên gạo cội, đồng thời cũng là một trong những người đã tham gia sáng lập Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn ngày nay.

Điểm tin báo chí nông nghiệp nông thôn tháng 06 năm 2011

30-6-2011

Xin trân trọng kính mời quý vị theo dõi tin tức báo chí tổng hợp về nông nghiệp nông thôn trong tháng 06 năm 2011 của chúng tôi.

Tạm hoãn mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo

14-7-2011

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chính thức thông báo tạm dừng việc mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ hè thu (trước đó, dự kiến sẽ bắt đầu mua vào 15.7).

Đưa nước sạch, tạo việc làm cho vùng nghèo

14-7-2011

“Chúng tôi không chỉ hỗ trợ vốn giúp hộ nghèo có việc làm, mà còn giúp họ không phải uống nước kinh rạch trong những tháng mùa khô” - ông Bùi Hữu Nghĩa - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bình Đại, Bến Tre cho biết.

Gã liều thành tỷ phú... trâu bò

14-7-2011

Từ dắt trâu, bò thuê, nay anh đã có trang trại với gần 200 con trâu bò, 50ha lát, sao đen, luồng và 5ha mía cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Xem xét miễn, giảm ba loại thuế

14-7-2011

Tại phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng qua (13.7), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình một số giải pháp về thuế trong năm 2011 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.

3 năm thực hiện Nghị quyết "tam nông": Nhiều chính sách chậm vào cuộc sống

13-7-2011

Hôm 11.7, phát biểu kết luận tại hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 của BCH T.Ư Đảng khóa X, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Thực hiện thắng lợi NQ này sẽ tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN, NT), nâng cao đời sống nông dân.

Bùng nổ những cánh đồng mẫu

13-7-2011

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là nỗi khát khao của nhà nông. Từ thành công của các mô hình thí điểm, vụ hè thu này ở các tỉnh vùng ĐBSCL đã “bùng nổ” các CĐML.

Vực lại nghề truyền thống

13-7-2011

Có trong tay hai tấm bằng đại học với nhiều cơ hội việc làm tốt, nhưng anh Nguyễn Hữu Tài quyết định trở về quê nhà (thôn Thông Đạt, xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Nội) để vực lại làng nghề mây, tre đan truyền thống.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Xây dựng và phát triển nông thôn, đảm bảo phát triển bền vững đất nước

13-7-2011

Ngày 11/7, Thường trực Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Chuyện chưa từng có ở ĐBSCL: "Nhái" cả cá linh non

13-7-2011

Chuyện cá linh non xuất hiện tại các chợ sớm hơn thường lệ, tức khi lũ chưa về cứ tưởng là tín hiệu vui cho cư dân vùng sông nước vì sẽ có được một mùa lũ đẹp. Không ngờ đó chỉ là “hàng dỏm” làm nhiều người rất bức xúc, thất vọng.