THỊ TRƯỜNG

Biến phế thải thành phân bón giá rẻ

Ngày đăng: 14 | 06 | 2011

Ông Ayumi Konishi, Giám đốc đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam nhận định: “Dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn minh chứng cho óc sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tác động giảm nghèo và tác động về môi trường của dự án này là rất lớn".

Nhận định trên được đưa ra sai khi một đoàn đại biểu đang tham dự Hội nghị giữa kỳ Các nhà tài trợ cho Việt Nam tới thăm dự án sản xuất phân bón vi sinh giá rẻ cho cây sắn để tìm hiểu thêm về một dự án mang tính sáng tạo cao đang được thực hiện tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Dự án do Quỹ Thách thức Việt Nam (VCF), ADB và Bộ Phát triển Quốc tế Anh đồng tài trợ, đang được Công ty TNHH Thương mại Quảng Trị thực hiện, và nhằm biến một sản phẩm phế thải thành phân bón. Cụ thể, dự án sẽ sản xuất phân bón vi sinh nhả chậm từ vỏ nâu (phế thải rắn) thải ra trong quá trình chế biến tinh bột sắn. Dự án cũng đào tạo những người nông dân Paco, Vân Kiều nghèo, ít học để sử dụng phân bón vi sinh cho cây sắn nhằm thu được năng suất và chất lượng tốt hơn.
Sản xuất sắn là một trong những hoạt động sản xuất quan trọng nhất của 600 nghìn dân cư tại tỉnh Quảng Trị; một tỉnh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Phần lớn các hộ gia đình nông thôn có ít cơ hội để đa dạng hóa các nguồn sinh kế của mình và thường tập trung vào một số ít các loại hình sinh kế. Khu vực thực hiện dự án, huyện Hướng Hóa, là một huyện miền núi nằm sát biên giới với Lào. Huyện có dân số khoảng 72.500 người (trong đó bao gồm người Paco, Vân Kiều và người Kinh). Tỷ lệ đói nghèo của huyện là khoảng 20,4%, cao hơn so với tỷ lệ trung bình của tỉnh.
Ông Hồ Xuân Hiếu, Tổng giám đốc TNHH Thương mại Quảng Trị cho biết: “Nó giúp chúng tôi đảm bảo được nguồn cung sản phẩm cho công ty mình, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng, và từ đó cải thiện đời sống của người dân địa phương. Chúng tôi cũng hy vọng mở rộng được cách làm này cho những địa phương khác và cho những sản phẩm khác”, ông nói thêm.
 Công nghệ sản xuất phân bón vi sinh cũng mang lại những lợi ích lớn về mặt môi trường. Nó biến một sản phẩm phế thải thành phân bón, giúp giảm thiểu nạn phá rừng bằng cách chứng minh cho đồng bào dân tộc thiểu số thấy việc bón phân cho đất sẽ mang lại năng suất tốt hơn là đốn chặt những diện tích rừng quý giá. Nó cũng giúp cải tạo đất, vốn bị mất đi những chất dinh dưỡng quý giá trong quá trình trồng sắn, bằng cách bón phân bón vi sinh tự nhiên.
 Ông Buddhika Samarasinghe, trưởng nhóm tư vấn Dự án M4P2 nói: “Nó có tiềm năng lớn ở nhiều khía cạnh, như bền vững về mặt thương mại, mang lại những tác động tích cực về mặt môi trường, và đồng thời cũng có cơ hội lớn để được nhân rộng. Nếu thành công, đây có thể là mô hình cho nhiều công ty chế biến tinh bột sắn khác ở Việt Nam học tập, và từ đó có thể có tác động tới hàng chục nghìn người nghèo khác,” ông nói thêm.
 Đến cuối tháng 12 năm 2011, dự án dự kiến sẽ sản xuất được 1.500 tấn phân bón vi sinh giá rẻ cho những người dân tham gia. Trong thời gian thực hiện dự án, dự kiến sẽ có khoảng 3.000 hộ gia đình nông dân, hay khoảng 15 nghìn người (50% là phụ nữ) sẽ nâng cao được thu nhập, thông qua việc cải thiện năng suất và đảm bảo giá cả cho những sản phẩm sắn họ trồng với việc bón phân.
AGROINFO – Theo Báo Nhân dân

Nguồn:http://nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/chuy-n-lam-n/bi-n-ph-th-i-thanh-phan-bon-gia-r-1.299803#8ymFLsyvaUXo

NỘI DUNG KHÁC

Long đong phận sắn: Niềm vui ngắn chẳng tày gang

14-6-2011

Các cơ quan, nhà quản lý khuyến cáo, nếu nông dân ở nhiều địa phương đua nhau trồng sắn (khoai mì), rất có thể sẽ dẫm phải "vết xe đổ" của nhiều loại cây khác. Tuy nhiên, trên thực tế, sắn vẫn đang lấn rừng...

"Lên đời" cho gạo màu đặc sản

14-6-2011

Nhiều năm qua, các loại gạo màu đặc sản của Việt Nam như nếp than (nếp cẩm), huyết rồng, gạo đỏ Tuy An (Phú Yên)… được coi như những thực phẩm chức năng vừa phòng chống được nhiều loại bệnh mạn tính, vừa đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, việc sản xuất, buôn bán các loại gạo này chưa được cả doanh nghiệp lẫn người dân thực sự quan tâm.

Thêm một mùa tôm "đắng"

14-6-2011

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi 83.503ha tôm, trong đó có 65.959ha nuôi theo hình thức tôm-lúa, còn lại là nuôi công nghiệp và quảng canh cải tiến. Thời gian qua, dịch bệnh đã khiến 9.523ha tôm nuôi của tỉnh bị chết, gây thiệt hại lớn cho bà con.

Thị trường thức ăn chăn nuôi: Sân chơi dành cho "mác" ngoại

14-6-2011

Cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN), trong đó 80% là doanh nghiệp (DN) nội, còn lại là DN liên doanh và DN 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy số lượng ít nhưng các DN ngoại lại có thể cung cấp tới 63% tổng sản lượng TĂCN. Điều này khiến DN nội phải gồng sức để cạnh tranh.

Thịt lợn “phi mã” vì thức ăn chăn nuôi tăng giá

13-6-2011

Giá thịt lợn liện tục tăng trong những ngày qua, mỗi kg thịt đã tăng tới 20-25 nghìn đồng, khiến các bà nội trợ kêu trời.

5 tháng, xuất khẩu 53.000 tấn điều

13-6-2011

Ngành điều dự kiến xuất khẩu 190.000 tấn điều nhân các loại, phấn đấu đạt kim ngạch từ 1,4 – 1,5 tỉ USD.

Dự báo năm 2011, sẽ xuất khẩu 7,1-7,4 triệu tấn gạo

13-6-2011

Mặc dù giá lúa gạo trong tháng 5 giảm nhẹ nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn dự báo xuất khẩu gạo năm nay đạt 7,1 – 7,4 triệu tấn như đã dự báo hồi tháng 4.

Phá sản kế hoạch phát triển điều

13-6-2011

Sáng 10.6, Hội nghị khách hàng điều quốc tế được khai mạc tại TP.HCM. Báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, đến cuối năm 2010 tổng diện tích trồng điều trên cả nước còn chưa tới 400.000ha, giảm 33.000ha so với năm 2005 và không đạt chỉ tiêu 450.000ha theo Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 của Bộ NNPTNT.

Dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh

10-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Giá xuất khẩu cà phê tăng cao

10-6-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 113 ngàn tấn với trị giá 270 triệu USD. Với ước tính này, tổng lượng cà phê xuất khẩu 5 tháng đạt 811 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỉ USD, tăng 43,8% về lượng và gấp 2,3 lần về giá trị.

“Nhà nước không thể ôm được hết mọi thứ”

10-6-2011

Bên cạnh việc chỉ ra những rối rắm của việc triển khai tiêm phòng vacxin CGC, khi trao đổi với NNVN, các chuyên gia trong ngành Chăn nuôi – Thú y cho rằng, nút thắt này có thể tháo gỡ khi chúng ta phát triển được đội ngũ dịch vụ thú y cơ sở.

Phòng chống dịch bệnh trên thủy sản: Cần giải pháp dài hơi

10-6-2011

Từ lâu, dịch bệnh trên thủy sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng thủy sản Việt Nam. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục gặp khó trên đường hoàn thành mục tiêu đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ hội nhập. Tình hình dịch bệnh trên tôm thời gian gần đây cho thấy, cần có giải pháp dài hơi để thay đổi phương thức nuôi của bà con.