THỊ TRƯỜNG

"Lên đời" cho gạo màu đặc sản

Ngày đăng: 14 | 06 | 2011

Nhiều năm qua, các loại gạo màu đặc sản của Việt Nam như nếp than (nếp cẩm), huyết rồng, gạo đỏ Tuy An (Phú Yên)… được coi như những thực phẩm chức năng vừa phòng chống được nhiều loại bệnh mạn tính, vừa đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, việc sản xuất, buôn bán các loại gạo này chưa được cả doanh nghiệp lẫn người dân thực sự quan tâm.

Các địa phương đang xây dựng dự án để nâng cao hiệu quả của các loại gạo màu đặc sản.
Chủ yếu để thưởng thức
Theo chị Mai, đại diện Doanh nghiệp thương mại gạo Ngọc Đông Á (quận 3, TP.Hồ Chí Minh), việc tiêu thụ các loại gạo đặc sản như huyết rồng, nếp than, nàng thơm Chợ Đào, bụi đỏ Hồng Dân… không mấy thuận lợi. Mỗi đợt (2-3 tháng), doanh nghiệp của chị nhập gạo một lần từ các vựa ở Long An, Tiền Giang và mỗi lần nhập hàng chỉ dám nhận khoảng vài tấn để bán lẻ cho các đầu mối làm bánh tét nhân tím hoặc các nhà hàng, khách sạn, chứ người dân ít có nhu cầu tiêu thụ các loại gạo này.
Khảo sát tại một số địa chỉ bán gạo đặc sản tại TP.Hồ Chí Minh thấy, giá các loại gạo này thường cao hơn so với gạo trắng thông thường khoảng 10.000 đồng/kg. Cụ thể, gạo huyết rồng giá 20.000-25.000 đồng/kg, nếp than tím 22.000-25.000 đồng/kg.
Theo đại diện bộ phận kinh doanh Công ty gạo Hưng Phát (quận 6), người dân chủ yếu mua gạo màu đặc sản với số lượng ít (3-5kg) để thưởng thức trong những dịp đặc biệt chứ ít có khách hàng lấy sỉ thường xuyên. Vị đại diện này cho biết, việc nhập hàng các loại gạo màu không thường xuyên vì gạo màu chỉ sản xuất mỗi năm 1 vụ và chỉ một số vùng ở khu vực ĐBSCL có thể trồng được.
Một số thương nhân cho biết, đến nay, các loại gạo màu đặc sản hoàn toàn chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chưa có đơn vị nào xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nguồn lúa, gạo màu phần lớn vẫn do thương lái mua gom từ các khu vực biên giới Tây Nam, đặc biệt là nhập về từ Campuchia rồi phân phối lại.
Cơ hội phục hồi nhiều vùng sản xuất
Nhận thấy tiềm năng phát triển các loại gạo màu, từ đầu năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Đồng Tháp Mười phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Long An chuyển giao hơn 600kg lúa giống huyết rồng cho các nông hộ ở huyện Vĩnh Hưng để gieo trồng trên diện tích 120ha tại xã Thái Trị. Theo phản ánh của bà con nông dân, mặc dù năng suất lúa không cao nhưng giá cả khá cạnh tranh, có thương lái tìm mua, có thể tiếp tục đầu tư sản xuất.
Theo ông Nguyễn Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Đồng Tháp Mười, do bà con tập trung sản xuất các giống lúa năng suất cao, thời gian gieo trồng ngắn nên diện tích lúa huyết rồng vốn năng suất thấp, dài ngày bị thu hẹp. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm đã khôi phục được giống lúa này với các đặc trưng: hạt dài, màu đỏ sậm, cơm mềm, thơm, có vị ngọt và bùi. "Trong các năm tới, Trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị và ngành Nông nghiệp tỉnh Long An tiếp tục xây dựng quy trình sản xuất, chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hoá và đăng ký thương hiệu độc quyền cho giống lúa này nhằm cung cấp một lượng ổn định cho thị trường", ông Cường nói.
Đầu tháng 12/2010, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cũng đã nhân giống thành công giống lúa than đặc sản cực ngắn ngày (80-85 ngày), cho gạo chất lượng cao. Hiện, do lượng giống còn hạn chế nên trong vụ đông xuân 2010-2011 mới trồng được khoảng 10ha tại HTX Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam), theo quy trình GlobalGAP. Các vụ tiếp theo có khả năng nhân rộng lên hàng trăm hecta nhằm tạo vùng lúa giống cung ứng sản xuất đại trà.
Theo TS.Lê Hữu Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Cai Lậy, giống lúa cho năng suất từ 40-50 tạ/ha, kháng cháy lá rất tốt, gạo có màu đen, mềm cơm và có mùi thơm đặc trưng.
Việc đưa các giống lúa màu đặc sản vào sản xuất đại trà sẽ mở ra hướng đi mới cho nông dân trong việc phát huy lợi thế trồng các giống lúa cao cấp để cung ứng cho thị trường.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, do giữ lại được lớp vỏ lụa màu nên hàm lượng anthocyanin, một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác trong các loại gạo màu đặc sản còn khá nguyên vẹn. Nếu trong 1 tháng dành ra khoảng 10 ngày ăn các loại gạo màu thay vì gạo trắng bình thường thì có thể giúp cơ thể giải độc, hạ cholesterol trong máu, trị dứt bệnh đau nhức gân cốt, khớp xương ngón chân tay, thải độc tố trong gan, ngừa bệnh đau gan, ngừa ung thư ngũ tạng,...
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28734.html

NỘI DUNG KHÁC

Thêm một mùa tôm "đắng"

14-6-2011

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi 83.503ha tôm, trong đó có 65.959ha nuôi theo hình thức tôm-lúa, còn lại là nuôi công nghiệp và quảng canh cải tiến. Thời gian qua, dịch bệnh đã khiến 9.523ha tôm nuôi của tỉnh bị chết, gây thiệt hại lớn cho bà con.

Thị trường thức ăn chăn nuôi: Sân chơi dành cho "mác" ngoại

14-6-2011

Cả nước hiện có khoảng 240 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN), trong đó 80% là doanh nghiệp (DN) nội, còn lại là DN liên doanh và DN 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy số lượng ít nhưng các DN ngoại lại có thể cung cấp tới 63% tổng sản lượng TĂCN. Điều này khiến DN nội phải gồng sức để cạnh tranh.

Thịt lợn “phi mã” vì thức ăn chăn nuôi tăng giá

13-6-2011

Giá thịt lợn liện tục tăng trong những ngày qua, mỗi kg thịt đã tăng tới 20-25 nghìn đồng, khiến các bà nội trợ kêu trời.

5 tháng, xuất khẩu 53.000 tấn điều

13-6-2011

Ngành điều dự kiến xuất khẩu 190.000 tấn điều nhân các loại, phấn đấu đạt kim ngạch từ 1,4 – 1,5 tỉ USD.

Dự báo năm 2011, sẽ xuất khẩu 7,1-7,4 triệu tấn gạo

13-6-2011

Mặc dù giá lúa gạo trong tháng 5 giảm nhẹ nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn dự báo xuất khẩu gạo năm nay đạt 7,1 – 7,4 triệu tấn như đã dự báo hồi tháng 4.

Phá sản kế hoạch phát triển điều

13-6-2011

Sáng 10.6, Hội nghị khách hàng điều quốc tế được khai mạc tại TP.HCM. Báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, đến cuối năm 2010 tổng diện tích trồng điều trên cả nước còn chưa tới 400.000ha, giảm 33.000ha so với năm 2005 và không đạt chỉ tiêu 450.000ha theo Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 của Bộ NNPTNT.

Dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh

10-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Giá xuất khẩu cà phê tăng cao

10-6-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 113 ngàn tấn với trị giá 270 triệu USD. Với ước tính này, tổng lượng cà phê xuất khẩu 5 tháng đạt 811 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỉ USD, tăng 43,8% về lượng và gấp 2,3 lần về giá trị.

“Nhà nước không thể ôm được hết mọi thứ”

10-6-2011

Bên cạnh việc chỉ ra những rối rắm của việc triển khai tiêm phòng vacxin CGC, khi trao đổi với NNVN, các chuyên gia trong ngành Chăn nuôi – Thú y cho rằng, nút thắt này có thể tháo gỡ khi chúng ta phát triển được đội ngũ dịch vụ thú y cơ sở.

Phòng chống dịch bệnh trên thủy sản: Cần giải pháp dài hơi

10-6-2011

Từ lâu, dịch bệnh trên thủy sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng thủy sản Việt Nam. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục gặp khó trên đường hoàn thành mục tiêu đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ hội nhập. Tình hình dịch bệnh trên tôm thời gian gần đây cho thấy, cần có giải pháp dài hơi để thay đổi phương thức nuôi của bà con.

Thu hoạch sớm hàng trăm tấn tôm non

8-6-2011

Ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh hiện một số hộ dân bắt đầu thu hoạch tôm sú nuôi thả giống sớm. Điều đáng nói là trong đó có hàng trăm tấn tôm bị nhiễm bệnh, buộc phải thu hoạch sớm từ 1- 2 tháng. Loại tôm này kích cỡ nhỏ, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, chỉ tiêu thụ nội địa nên giá chỉ từ 50.000- 60.000 đồng/kg, bằng khoảng 30% giá tôm sú nguyên liệu bán cho các nhà máy.

Phải có cơ chế cho kinh doanh thương mại vacxin

8-6-2011

Đặt “ngưỡng” số lượng gia cầm được tiêm phòng CGC miễn phí là để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Tuy nhiên với chiêu chia nhỏ đàn và đứng tên nhiều hộ, người chăn nuôi lớn đã lách luật để hưởng lợi rất dễ dàng. Thực tế này đang đặt ra câu hỏi: Nhà nước có nên tiếp tục bao cấp vacxin CGC nữa không?