THỊ TRƯỜNG

Dự báo năm 2011, sẽ xuất khẩu 7,1-7,4 triệu tấn gạo

Ngày đăng: 13 | 06 | 2011

Mặc dù giá lúa gạo trong tháng 5 giảm nhẹ nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn dự báo xuất khẩu gạo năm nay đạt 7,1 – 7,4 triệu tấn như đã dự báo hồi tháng 4.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng lúa gạo xuất khẩu trong tháng 5 tính từ ngày 1/5 đến ngày 31/05/2011 đạt 703.669 tấn, trị giá 326,422 triệu USD, lũy kế xuất khẩu từ ngày 01/01 đến ngày 31/05/2011 đạt 3,272 triệu tấn, trị giá 1,546 tỷ USD.
Kết thúc ngày 2/6, giá lúa thường ở ĐBSCL dao động 5.850 – 5.950 đ/kg, lúa dài khoảng 6.000 – 6.100 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.950 – 8.050 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.800 – 7.900 đ/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.200 – 9.300 đ/kg, gạo 15% tấm 8.750 – 8.850 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.350 – 8.450 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Áp lực của vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đã góp phần thúc đẩy sản xuất lúa gạo của các lục địa gia tăng, đặc biệt là khu vực châu Phi làm tăng sản lượng lúa gạo toàn cầu niên vụ 2011/12.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng lúa gạo toàn cầu niên vụ 2011/12 đạt khoảng 457,9 triệu tấn, tăng 1% so với niên vụ 2010/11.
Trong số 10 quốc gia hàng đầu sản xuất lúa gạo (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Brazil, và Nhật Bản), ngoại trừ Brazil và Nhật Bản còn lại các nước khác dự kiến sẽ thu hoạch vụ mùa với sản lượng lớn hơn trong niên vụ tới.
Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo niên vụ 2011/12 dự báo giảm tại một số nước ở Nam Mỹ như Argentina và Uruguay. Sản lượng tại Argentina được dự báo giảm 20 % so với niên vụ 2010/11, đạt 901.000 tấn, trong khi Uruguay được dự báo sẽ thu hoạch 940.000 tấn năm 2011/12, giảm 6% so với niên vụ trước.
Tiêu thụ lúa gạo toàn cầu trong niên vụ 2011/12 dự kiến đạt 458,7 triệu tấn, tăng 2% so với một năm trước đó. Dự trữ cuối kỳ toàn cầu cho niên vụ 2011/12 dự kiến đạt 96,2 triệu tấn, giảm 1% so với niên vụ 2010/11.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn:http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30065&cn_id=463841#

NỘI DUNG KHÁC

Phá sản kế hoạch phát triển điều

13-6-2011

Sáng 10.6, Hội nghị khách hàng điều quốc tế được khai mạc tại TP.HCM. Báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, đến cuối năm 2010 tổng diện tích trồng điều trên cả nước còn chưa tới 400.000ha, giảm 33.000ha so với năm 2005 và không đạt chỉ tiêu 450.000ha theo Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 của Bộ NNPTNT.

Dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh

10-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Giá xuất khẩu cà phê tăng cao

10-6-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 113 ngàn tấn với trị giá 270 triệu USD. Với ước tính này, tổng lượng cà phê xuất khẩu 5 tháng đạt 811 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỉ USD, tăng 43,8% về lượng và gấp 2,3 lần về giá trị.

“Nhà nước không thể ôm được hết mọi thứ”

10-6-2011

Bên cạnh việc chỉ ra những rối rắm của việc triển khai tiêm phòng vacxin CGC, khi trao đổi với NNVN, các chuyên gia trong ngành Chăn nuôi – Thú y cho rằng, nút thắt này có thể tháo gỡ khi chúng ta phát triển được đội ngũ dịch vụ thú y cơ sở.

Phòng chống dịch bệnh trên thủy sản: Cần giải pháp dài hơi

10-6-2011

Từ lâu, dịch bệnh trên thủy sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng thủy sản Việt Nam. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục gặp khó trên đường hoàn thành mục tiêu đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ hội nhập. Tình hình dịch bệnh trên tôm thời gian gần đây cho thấy, cần có giải pháp dài hơi để thay đổi phương thức nuôi của bà con.

Thu hoạch sớm hàng trăm tấn tôm non

8-6-2011

Ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh hiện một số hộ dân bắt đầu thu hoạch tôm sú nuôi thả giống sớm. Điều đáng nói là trong đó có hàng trăm tấn tôm bị nhiễm bệnh, buộc phải thu hoạch sớm từ 1- 2 tháng. Loại tôm này kích cỡ nhỏ, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, chỉ tiêu thụ nội địa nên giá chỉ từ 50.000- 60.000 đồng/kg, bằng khoảng 30% giá tôm sú nguyên liệu bán cho các nhà máy.

Phải có cơ chế cho kinh doanh thương mại vacxin

8-6-2011

Đặt “ngưỡng” số lượng gia cầm được tiêm phòng CGC miễn phí là để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Tuy nhiên với chiêu chia nhỏ đàn và đứng tên nhiều hộ, người chăn nuôi lớn đã lách luật để hưởng lợi rất dễ dàng. Thực tế này đang đặt ra câu hỏi: Nhà nước có nên tiếp tục bao cấp vacxin CGC nữa không?

Thị trường gạo hạ nhiệt: Cơ hội để hoạch định chiến lược phát triển bền vững

8-6-2011

Đây sẽ là một trong các nhóm chủ đề được tập trung tại sự kiện thường niên về “Triển vọng ngành hàng nông nghiệp Việt Nam 2011” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội.

Vải thiều- Được mùa, kém vui

8-6-2011

Mặc dù còn khoảng 1 tháng nữa mới đến thời điểm thu hoạch vải thiều chính vụ, song năm nay, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải thiều sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, vải thiều sớm thì lại giảm khoảng 10% so với cùng kỳ.

ĐBSCL: Tôm giống thẻ chân trắng tăng giá

8-6-2011

Ngày 7.6, giá tôm thẻ chân trắng giống rao bán ở ĐBSCL là 100 đồng/con, dù cơ quan chuyên môn không khuyến khích nuôi tràn lan.

Tôm chết hàng loạt không ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu

8-6-2011

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) trao đổi với NTNN chiều 6.6 về tình trạng tôm chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử, teo gan ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thị trường gạo hạ nhiệt: Cơ hội để hoạch định chiến lược phát triển bền vững

7-6-2011

Đây sẽ là một trong các nhóm chủ đề được tập trung tại sự kiện thường niên về “Triển vọng ngành hàng nông nghiệp Việt Nam 2011” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội.