THỊ TRƯỜNG

Vải thiều- Được mùa, kém vui

Ngày đăng: 08 | 06 | 2011

Mặc dù còn khoảng 1 tháng nữa mới đến thời điểm thu hoạch vải thiều chính vụ, song năm nay, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải thiều sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, vải thiều sớm thì lại giảm khoảng 10% so với cùng kỳ.

Xã Phúc Hoà, huyện Tân Yên (Bắc Giang) có 350 ha vải thiều sớm, chiếm gần một nửa diện tích vải thiều sớm toàn huyện. Năm nay, theo ước tính của UBND xã, sản lượng vải thiều sớm đạt khoảng 2.200 tấn, giảm 300 tấn so với năm ngoái. Nguyên nhân được xác định là do rét hại kéo dài nên nhiều vườn vải sớm không ra hoa mà phát lộc. Khi vải thiều sớm nở hoa thời tiết vẫn rét đậm nên không đậu quả. Thêm vào đó, thời điểm vải rụng quả sinh lý đợt 1 gặp trời mưa to kèm theo gió giật mạnh nên quả rụng hàng loạt.
Dự kiến, khoảng giữa tháng 6, vải thiều sớm ở xã Phúc Hoà sẽ bước vào đợt thu hoạch rộ. Hiện chính quyền xã đang huy động nhân lực tu sửa đường giao thông liên thôn, xã, bố trí mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân về thu mua vải thiều.
Ông Trương Đức Hợi, thôn Thái Hòa, xã Phúc Hòa (Tân Yên) cho biết, năm nay do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nên vải thiều sớm ra hoa muộn hơn năm ngoái gần một tháng. Gia đình ông Hợi có gần hai mẫu vải thiều sớm bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 3-4 tấn quả. Theo ông Hợi, hiện thương nhân đã thu mua vải chín sớm ở xã Phúc Hòa với giá mua tại vườn khoảng 20 nghìn đồng/kg. So với thời điểm này năm ngoái, giá không có biến động lớn. Tuy nhiên, do giá hàng loạt nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng, cộng với giá nhân công thu hoạch vải tăng gấp đôi năm ngoái, nên người trồng vải kém vui.
Tại hội nghị bàn biện pháp tiêu thụ vải thiều vừa được tổ chức, Sở Công thương Bắc Giang nhận định, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang năm nay ước đạt gần 200 nghìn tấn, tăng gấp đôi so với năm trước. Theo đánh giá của các thương nhân chuyên thu mua vải thiều trên địa bàn, năm nay việc tiêu thụ vải thiều có nhiều thuận lợi. Đáng chú ý là thị trường trong nước, nhất là các tỉnh phía Nam đã được khơi thông, nên lượng vải thiều “Nam tiến” sẽ rất tăng nhiều so với cùng kỳ, giảm đáng kể sức ép tiêu thụ lên việc XK sang thị trường Trung Quốc vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đầu năm nay, một số khu vực trồng vải bên Trung Quốc bị lạnh nên tỷ lệ đậu quả thấp tạo cơ hội cho vải thiều Việt Nam xâm nhập sâu rộng hơn nữa vào thị trường này. Việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chỉ dẫn địa lý cho vải thiều cũng đã góp phần nâng cao thương hiệu cho loại quả này.
 Bên cạnh đó, với việc năm ngoái các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi thu mua được tạo điều kiện thuận lợi nên năm nay sẽ thu hút một lượng tư thương rất lớn người Hoa sang tiêu thụ vải thiều. Theo đánh giá của cơ quan Hải quan các cửa khẩu mà vải thiều đi qua như Hà Khẩu (Lào Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Tân Thanh (Lạng Sơn)… cho thấy, do được bảo đảm từ phía Trung Quốc nên việc XK rất thuận tiện, giảm thời gian chờ đợi.
Nhiều điều mừng, nhưng không ít nỗi lo với người trồng vải năm nay. Ông Đinh Văn Hưng, một trong những người trồng vải có tiếng ở đất Giáp Sơn, Lục Ngạn nhận định: Nhiều khả năng năm nay vải thiều sẽ được mùa nhất trong 9 năm gần đây. Tuy nhiên, với việc hàng loạt các loại vật tư, dịch vụ đều leo thang như giá điện, chi phí vận chuyển, nhân công, bao bì, bảo quản…, thì giá vải thiều sẽ phải giảm đi để có thể tiêu thụ được. Theo tính toán của ông Hưng, giá vải thiều năm nay chỉ đạt trung bình khoảng 8-10 nghìn đồng/kg, bằng nửa năm ngoái. Như vậy, người trồng vải sẽ có một mùa thu hoạch vất vả, chi phí tốn kém trong khi doanh thu hầu như không tăng, mặc dù năng suất, sản lượng tăng.
Ông Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng cho rằng, việc tổ chức tiêu thụ cho vải thiều hiện nay vẫn khá manh mún, tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn diễn ra. Trong khi đó, những yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV, phương pháp thu hái, bảo quản… chưa đạt chuẩn nên vải thiều vẫn chưa có được chỗ đứng vững chắc trong hệ thống siêu thị trong nước cũng như trở thành mặt hàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc và các nước khác. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ cũng như giá vải thiều năm nay.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/79408/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

ĐBSCL: Tôm giống thẻ chân trắng tăng giá

8-6-2011

Ngày 7.6, giá tôm thẻ chân trắng giống rao bán ở ĐBSCL là 100 đồng/con, dù cơ quan chuyên môn không khuyến khích nuôi tràn lan.

Tôm chết hàng loạt không ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu

8-6-2011

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) trao đổi với NTNN chiều 6.6 về tình trạng tôm chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử, teo gan ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thị trường gạo hạ nhiệt: Cơ hội để hoạch định chiến lược phát triển bền vững

7-6-2011

Đây sẽ là một trong các nhóm chủ đề được tập trung tại sự kiện thường niên về “Triển vọng ngành hàng nông nghiệp Việt Nam 2011” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội.

Vải sớm đặc sản Thanh Hà (Hải Dương) sản lượng tăng, giá cao

7-6-2011

Hiện nay, trên vườn vải sớm thuộc 6 xã đảo Hà Đông và một số xã khác trên địa bàn huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), bà con nông dân đang bắt đầu thu hoạch vải sớm gồm các giống u hồng, u trứng, tu hú, tàu lai. Theo bà con nông dân, vải sớm năm nay được mùa, sản lượng tăng hơn năm trước và giá bán từ 25-30 nghìn đồng/kg.

Để thanh long tăng thị trường xuất khẩu

7-6-2011

Sản xuất trái cây ngày nay phải đạt tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, có giá trị toàn cầu như GlobalGAP, VietGAP, EuroGAP … mới có giấy thông hành để đi vào thị trường thế giới. Với trái thanh long, do đã được triển khai trồng theo các tiêu chí quốc tế nên đã nâng được giá trị, đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh theo chuẩn thế giới, vì thế đã xuất được sang được nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước khó tính.

Tan tác làng tôm

7-6-2011

Bỏ ra hàng chục triệu đồng đầu tư thuê đất đào ao nuôi tôm công nghiệp ở khu vực huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai), thế nhưng chỉ sau vài vụ thất bại khiến nhiều hộ dân đã trắng tay phải chấp nhận “bỏ của chạy lấy người”, vì càng nuôi càng lỗ…

Giá phân bón sẽ tăng trong tháng 6

7-6-2011

Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa đưa ra dự báo, giá cả hàng hóa trong nước và quốc tế sẽ giảm trong quý III tới. Dự báo CPI trong tháng 6.2011 sẽ tăng khoảng 1-1,2% so với tháng 5.2011.

Long đong phận sắn

6-6-2011

Thời điểm này, sắn (khoai mì) đang là cây trồng "thời sự" không chỉ với nông dân mà của cả các cấp, ngành. Ở đâu và bất cứ khi nào, sắn cũng phát huy được vai trò của mình, từ cung cấp thực phẩm xóa đói đến trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây trồng làm giảm giá trị dinh dưỡng đất... Vì thế, số phận của cây sắn sẽ đi về đâu khi những lợi - hại của nó đang khiến các cơ quan chức năng đau đầu.

Rau ngoại lấn rau nội

6-6-2011

Mặc dù không hề khan hiếm nhưng thời gian gần đây, rau, củ, quả Trung Quốc (TQ) vẫn ồ ạt tràn vào thị trường trong nước, gây nên tình trạng "vàng thau lẫn lộn".

Tôm nguyên liệu "căng như dây đàn"

6-6-2011

Nỗi lo thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu bắt đầu xuất hiện từ trung tuần tháng 4-2011 do thời tiết nắng nóng bất thường. Chỉ hơn 30 ngày sau, nỗi lo đó đã trở thành hiện thực khi các lứa tôm đầu vụ thả nuôi xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt, trên diện rộng ở nhiều địa phương.

Thực phẩm tươi sống tăng giá trở lại

6-6-2011

Đi chợ Rạch Ông, quận 8 vào sáng 5.6, bà Thu Hoà khá bất ngờ khi người bán hàng cho biết trứng vịt loại 1 đã lên đến 30.000 đồng/chục, trứng gà loại 1 là 25.000 đồng/chục, tính ra tăng 3.000 đồng/chục so với một tuần trước. Các loại cá, thịt, rau vừa giảm giá được 10 – 20% từ giữa tháng 5, nay đã tăng trở lại mức cũ.

Tháng 5: Sản xuất phân bón chỉ đạt 57,6% kế hoạch

6-6-2011

Theo Bộ Công Thương, so với tháng 5/2010, sản phẩm phân đạm urê ước đạt 50,2 nghìn tấn, chỉ bằng 57,6% kế hoạch. Nguyên nhân sản xuất phân bón tháng 5 chậm một phần do Nhà máy Đạm Phú Mỹ ngừng sản xuất từ 15/5 đến 15/6 để bảo dưỡng.