THỊ TRƯỜNG

Rau ngoại lấn rau nội

Ngày đăng: 06 | 06 | 2011

Mặc dù không hề khan hiếm nhưng thời gian gần đây, rau, củ, quả Trung Quốc (TQ) vẫn ồ ạt tràn vào thị trường trong nước, gây nên tình trạng "vàng thau lẫn lộn".

Khoảng 3 giờ sáng, có mặt tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh), chúng tôi được chứng kiến từng đoàn xe thồ nối đuôi nhau chạy vào chợ, trên xe chất đầy những thùng chứa rau, củ, quả. Anh Nguyễn Văn Minh, lái buôn lâu năm ở chợ cho biết: "Rau, củ, quả Trung Quốc đấy, vì đường xa chúng tôi phải đóng thùng để khỏi bị giập nát".
Theo quan sát của chúng tôi, hàng rau, củ, quả Trung Quốc được đưa về chợ đầu mối rất phong phú về chủng loại như: bắp cải, cải thảo, ớt xào, khoai tây, cà rốt, hành tây, cà chua, củ cải.
Chị Hà Anh, tiểu thương tại chợ Hạnh Đông Tây (Gò Vấp - TP.Hồ Chí Minh) phàn nàn: "Việc rau, củ, quả Trung Quốc tràn ngập thị trường khiến rau, củ, quả trong nước trở nên khốn đốn, người tiêu dùng cũng khó phân biệt đâu là hàng trong nước, đâu là hàng nhập. Người mua nên lưu ý, rau, củ, quả Trung Quốc có hình thức đẹp, mỡ màng. Một đặc điểm nữa để nhận biết là rau Trung Quốc thường được đóng thùng, hoặc bọc ngoài bởi một lớp nylon, thậm chí bên ngoài có chữ Trung Quốc".
Chợ Bà Điểm, Hóc Môn (quận 12) là chợ đầu mối thứ hai có lượng hàng rau, củ, quả khá lớn. Trao đổi với chúng tôi, chị Thanh Mai, thương lái rau quả từ Đà Lạt (Lâm Đồng) cho hay: "Trước đây, trung bình mỗi tháng tôi chuyển về 12 -14 chuyến hàng nhưng từ khi hàng Trung Quốc tràn vào thị trường TP.Hồ Chí Minh, tôi không bán được nhiều vì giá khó cạnh tranh".
Mặc dù người tiêu dùng vẫn e ngại nông sản Trung Quốc nhưng do giá rẻ hơn hàng trong nước 20-30% nên những mặt hàng này vẫn là sự lựa chọn của các quán ăn, nhà hàng và những người có thu nhập thấp. Cũng chính vì rẻ nên nhiều người bán trộn hàng Trung Quốc lẫn với hàng Việt Nam hoặc "quảng cáo" là hàng Việt Nam để bán giá cao hơn.
Một tiểu thương tại chợ Bến Thành cho hay: "Gần đây, nhiều khách hàng thắc mắc liệu có chất làm ngọt hoặc chất bảo quản trong trái cây Trung Quốc hay không. Điều này thì chúng tôi làm sao biết được, tôi thấy giá rẻ, tươi thì mua về bán thôi". Trong khi đó, chủ một vựa trái cây cho biết: "Chúng tôi đều phân biệt rất rõ với các thương lái đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng nước khác. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương đã gắn thêm mác ngoại để đánh lừa người tiêu dùng kiếm lời".
Có thể thấy lượng rau, củ, quả Trung Quốc tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều, trong khi việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm mới chỉ thực hiện ở phần ngọn. Thiết nghĩ, để rau ngoại không lấn át rau nội, đảm bảo quyền lợi của nông dân và người tiêu dùng, rất cần sự phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng chính quyền các địa phương trong việc kiểm soát nguồn gốc các loại rau trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xem xét lại những chính sách về nhập khẩu để người tiêu dùng yên tâm hơn khi chọn lựa các mặt hàng nông sản.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28639.html

NỘI DUNG KHÁC

Tôm nguyên liệu "căng như dây đàn"

6-6-2011

Nỗi lo thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu bắt đầu xuất hiện từ trung tuần tháng 4-2011 do thời tiết nắng nóng bất thường. Chỉ hơn 30 ngày sau, nỗi lo đó đã trở thành hiện thực khi các lứa tôm đầu vụ thả nuôi xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt, trên diện rộng ở nhiều địa phương.

Thực phẩm tươi sống tăng giá trở lại

6-6-2011

Đi chợ Rạch Ông, quận 8 vào sáng 5.6, bà Thu Hoà khá bất ngờ khi người bán hàng cho biết trứng vịt loại 1 đã lên đến 30.000 đồng/chục, trứng gà loại 1 là 25.000 đồng/chục, tính ra tăng 3.000 đồng/chục so với một tuần trước. Các loại cá, thịt, rau vừa giảm giá được 10 – 20% từ giữa tháng 5, nay đã tăng trở lại mức cũ.

Tháng 5: Sản xuất phân bón chỉ đạt 57,6% kế hoạch

6-6-2011

Theo Bộ Công Thương, so với tháng 5/2010, sản phẩm phân đạm urê ước đạt 50,2 nghìn tấn, chỉ bằng 57,6% kế hoạch. Nguyên nhân sản xuất phân bón tháng 5 chậm một phần do Nhà máy Đạm Phú Mỹ ngừng sản xuất từ 15/5 đến 15/6 để bảo dưỡng.

Đến lượt nghêu giống sốt giá

6-6-2011

Trong khi người nuôi tôm kêu trời vì tôm giống quá khan hiếm, chất lượng kém, thì dân nuôi nghêu cũng rơi vào tình cảnh bi đát chẳng kém. Giá nghêu giống đang rất cao!

Vỡ nợ vì dưa

6-6-2011

Con đường chạy qua thị trấn NT Việt Trung (huyện Bố Trạch-Quảng Bình) lên xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) vào thời điểm thu hoạch dưa hấu của năm ngoái ken dày xe ô tô nằm chờ ăn hàng.

Cá tra Việt Nam, tầm nhìn 2015

6-6-2011

Ngày 4/6/2011, tại TPHCM, Trung tâm nghiên cứu và phân tích dữ liệu tài chính GAFIN, thuộc Công ty cổ phần tích hợp dữ liệu Nextcom, tổ chức hội thảo “Cá tra Việt Nam - Tầm nhìn 2015: “Xu hướng xuất khẩu, phân tích lợi thế cạnh tranh” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chủ trì hội thảo.

Bộ Công thương bác tin nhập 100.000 tấn thịt

3-6-2011

Thời gian qua, có một số thông tin cho rằng, Bộ Công thương đang xúc tiến việc kiến nghị nhập khẩu 100.000 tấn thịt để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Kim Ngạch Xuất khẩu nông sản 2011: Kỳ vọng sẽ vượt mục tiêu 23 tỷ USD

2-6-2011

Với kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trên 10 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đang kỳ vọng vượt mục tiêu đề ra (23 tỷ USD trong năm 2011).

Nhập lậu đường nhộn nhịp như đi chợ

2-6-2011

Đường cát Thái Lan đủ loại tràn ngập chợ biên giới do giá rẻ và chất lượng không hề thua kém hạt đường VN. Trong khi đó, Hiệp hội Mía đường và các DN đường lại “kêu” tồn kho hàng chục ngàn tấn đường.

Giá lương thực sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020

1-6-2011

Trong báo cáo mới nhất của mình, Tổ chức nhân đạo Oxfam có trụ sở tại Anh chuyên hỗ trợ các giải pháp lâu dài để xóa đói giảm nghèo đói đã đưa cảnh báo, giá của các loại lương thực chủ yếu sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm nữa.

Cả nước tồn kho khoảng hơn 230.000 tấn muối

1-6-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tại lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 234.767 tấn, bằng 51% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, lượng tồn dư ở miền Bắc là 15.044 tấn, ở miền Trung là 42.534 tấn và ở ĐBSCL là 177.189 tấn.

Giá thịt sẽ giảm từ giữa tháng 6.2011

1-6-2011

Theo cân đối cung-cầu của Bộ Công Thương thì năm 2011, VN sẽ phải nhập khoảng 100.000 tấn thịt, chủ yếu là thịt lợn.