THỊ TRƯỜNG

Cá tra Việt Nam, tầm nhìn 2015

Ngày đăng: 06 | 06 | 2011

Ngày 4/6/2011, tại TPHCM, Trung tâm nghiên cứu và phân tích dữ liệu tài chính GAFIN, thuộc Công ty cổ phần tích hợp dữ liệu Nextcom, tổ chức hội thảo “Cá tra Việt Nam - Tầm nhìn 2015: “Xu hướng xuất khẩu, phân tích lợi thế cạnh tranh” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chủ trì hội thảo.

Cá tra Việt Nam đang có lợi thế tại nhiều thị trường.
Hội thảo đã tập trung làm rõ hiện trạng và đưa ra các giải pháp, các cách tiếp cận khoa học cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng. Cá tra, cùng với tôm, là sản phẩm chủ lực của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đóng góp tới 73% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2010. Giá trị xuất khẩu tôm và cá tra tăng trưởng bình quân 12%/năm và 87%/năm trong giai đoạn từ (2000-2010). Trong 5 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 526.000 tấn thuỷ sản, mang về 2,1 tỉ USD, tăng 10,43% về lượng và 29,05% về giá trị. Ngoại trừ năm 2009 sụt giảm do tác động của khủng hoảng toàn cầu, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có giai đoạn tăng trưởng gần 15 năm liên tục với tốc độ trung bình gần 10% mỗi năm.
Tuy nhiên, quá trình phát triển này vẫn có những sự bất ổn: giá nguyên liệu cá tra tại một số thời điểm đã xuống “chạm đáy” cũng như sự giảm giá của cá tra trên thị trường xuất khẩu là những dấu hiệu rõ rệt nhất cho sự bất ổn của cấu trúc ngành. Các doanh nghiệp đã có nhiều động thái tích cực thời gian qua để phát triển và tránh một nguy cơ về tương lai thu hẹp của ngành.
Ông Dương Ngọc Minh, Giám đốc công ty Thủy sản Hùng Vương nhận định, thủy sản là một trong những lĩnh vực xuất khẩu đem về nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời liên quan đến việc làm của rất nhiều nông dân. Do đó, mục tiêu chính trong lúc này là không đặt nặng lợi nhuận bởi tất cả đều khó khăn. Vấn đề là làm sao tăng cường sản xuất, xuất khẩu để góp phần ổn định an sinh xã hội.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra kết quả phân tích thực trạng của ngành, từ đó đánh giá và dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản những năm tới. Đồng thời đưa ra cách tiếp cận khác với không chỉ một giải pháp đơn lẻ mà là một gói giải pháp thực hiện đồng bộ để thực sự tạo ra tác động tích cực đến ngành công nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp cũng mong muốn Hội thảo sẽ trở thành một diễn đàn tổ chức hằng năm cho các doanh nghiệp đối thoại cùng các nhà hoạch định chính sách. Tại hội thảo lần này, Trung tâm nghiên cứu GAFIN đã giới thiệu báo cáo phân tích lợi thế so sánh của các mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam trên các thị trường dựa theo mô hình của FAO.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn:http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/6/28630.html

NỘI DUNG KHÁC

Bộ Công thương bác tin nhập 100.000 tấn thịt

3-6-2011

Thời gian qua, có một số thông tin cho rằng, Bộ Công thương đang xúc tiến việc kiến nghị nhập khẩu 100.000 tấn thịt để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Kim Ngạch Xuất khẩu nông sản 2011: Kỳ vọng sẽ vượt mục tiêu 23 tỷ USD

2-6-2011

Với kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trên 10 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đang kỳ vọng vượt mục tiêu đề ra (23 tỷ USD trong năm 2011).

Nhập lậu đường nhộn nhịp như đi chợ

2-6-2011

Đường cát Thái Lan đủ loại tràn ngập chợ biên giới do giá rẻ và chất lượng không hề thua kém hạt đường VN. Trong khi đó, Hiệp hội Mía đường và các DN đường lại “kêu” tồn kho hàng chục ngàn tấn đường.

Giá lương thực sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020

1-6-2011

Trong báo cáo mới nhất của mình, Tổ chức nhân đạo Oxfam có trụ sở tại Anh chuyên hỗ trợ các giải pháp lâu dài để xóa đói giảm nghèo đói đã đưa cảnh báo, giá của các loại lương thực chủ yếu sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm nữa.

Cả nước tồn kho khoảng hơn 230.000 tấn muối

1-6-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện tại lượng muối tồn trong diêm dân và một số doanh nghiệp sản xuất khoảng 234.767 tấn, bằng 51% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, lượng tồn dư ở miền Bắc là 15.044 tấn, ở miền Trung là 42.534 tấn và ở ĐBSCL là 177.189 tấn.

Giá thịt sẽ giảm từ giữa tháng 6.2011

1-6-2011

Theo cân đối cung-cầu của Bộ Công Thương thì năm 2011, VN sẽ phải nhập khoảng 100.000 tấn thịt, chủ yếu là thịt lợn.

Kiểm tra TĂCN: Vướng đủ đường

31-5-2011

Đã đến tháng cuối của qúy II, nhưng việc kiểm tra thức ăn chăn nuôi ở các tỉnh phía Nam gần như dẫm chân tại chỗ, trong khi trên thị trường đã có hiện tượng DN “rút bớt” hàm lượng đạm trong TĂCN.

Bát nháo thị trường phân bón

31-5-2011

Sau nhiều ngày đeo bám địa bàn vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai để ghi nhận tình hình kinh doanh phân bón (PB), PV NNVN đã phát hiện ra việc buôn bán PB đang vô cùng bát nháo, đặc biệt là thị trường phân hữu cơ.

Cấp bách "tái canh" cây cà phê

30-5-2011

Các nhà khoa học nhận định, nếu không "tái canh" cà phê thì chỉ 5-10 năm nữa, ngành cà phê sẽ rơi vào thảm họa khó cứu vãn.

Thêm "cú sốc" trong phát triển cao su tiểu điền: Nông dân Quảng Trị bị hạ "nốc ao"

30-5-2011

Nông dân trồng cao su ở Quảng Trị đang bị sốc nặng khi những vườn cao su nối tiếp nhau chết hàng loạt do rét đậm và rét hại gây ra trong thời gian qua.

Trái cây vào Mỹ, cần điều kiện gì?

27-5-2011

Điều kiện căn bản nhất là loại trái cây đó phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, về thuốc trừ sâu, dịch bệnh - TS Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu, thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT cho biết.

Giải cứu vùng tôm

27-5-2011

Những ngày này dịch bệnh thủy sản đang gây thiệt hại nặng nề cho vùng nuôi tôm sú các tỉnh ĐBSCL. Bi đát nhất là ở Sóc Trăng. Từ xã lên huyện, tới tỉnh đi đâu cũng nghe dân nuôi tôm than dài, chờ giải cứu.