THỊ TRƯỜNG

Trái cây vào Mỹ, cần điều kiện gì?

Ngày đăng: 27 | 05 | 2011

Điều kiện căn bản nhất là loại trái cây đó phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, về thuốc trừ sâu, dịch bệnh - TS Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu, thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT cho biết.

Thưa ông, dựa vào đâu mà chúng ta chọn những loại trái cây trên để thâm nhập vào thị trường Mỹ?
- Hiện ở Mỹ có nhu cầu cao về các loại trái cây nhiệt đới như thanh long, chôm chôm, nhãn, xoài, vải, vú sữa, măng cụt… Giá các loại cây ăn trái này bên đó đang rất đắt. Đây hầu hết là thế mạnh của chúng ta.
Ngoài thanh long và vải có vùng chuyên canh lớn, còn chôm chôm, nhãn, xoài, vú sữa… thì còn trồng xen với nhiều loại cây khác nhau trong một vườn ở ĐBSCL. Như vậy có đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu số lượng lớn?
- Chắc chắn những vườn chôm chôm, nhãn… chỉ có 0,5 hay 1ha sẽ không được cấp mã số đi Mỹ. Nhưng chỉ cần các nhà vườn tập trung thành một HTX hoặc liên kết thành một tổ hợp tác có tổng diện tích lớn hơn một chút, khoảng 4 -5ha (riêng thanh long là trên 10ha) là đã có thể làm hồ sơ xin cấp mã số vào Mỹ.
Muốn xuất khẩu trái cây vào Mỹ còn cần những yêu cầu nào?
- Điều kiện căn bản nhất là loại trái cây đó phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, về thuốc trừ sâu, dịch bệnh… Điều kiện này các tiêu chuẩn về GAP như VietGap, Global Gap… mà bà con đang áp dụng đều đáp ứng được. Bà con lưu ý sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong danh mục phía Mỹ cho phép và nhớ bao bọc trái lại trước thu hoạch 20 ngày (tùy loại trái mà phía Mỹ yêu cầu). Ngoài ra, thị trường Mỹ còn yêu cầu các loại trái của mình phải được chiếu xạ để trừ các loại sâu bệnh trên bề mặt trái (như ruồi đục quả…).
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:http://danviet.vn/44423p1c34/trai-cay-vao-my-can-dieu-kien-gi.htm

NỘI DUNG KHÁC

Giải cứu vùng tôm

27-5-2011

Những ngày này dịch bệnh thủy sản đang gây thiệt hại nặng nề cho vùng nuôi tôm sú các tỉnh ĐBSCL. Bi đát nhất là ở Sóc Trăng. Từ xã lên huyện, tới tỉnh đi đâu cũng nghe dân nuôi tôm than dài, chờ giải cứu.

Nhập khẩu thịt lợn và sự bất đồng của cơ quan quản lý

27-5-2011

Trước việc giá thịt tăng quá sức chịu đựng của người tiêu dùng, Bộ Công Thương đang đề xuất phải nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn. Còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại khẩn thiết kiến nghị không nhập khẩu thịt lợn vì cho rằng cung đã đủ cầu và lo rằng người tiêu dùng sẽ lại tẩy chay thịt lợn vì dịch tai xanh đã bùng phát trở lại.

5 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 10 tỷ USD

26-5-2011

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, ngành hàng nông sản tăng trưởng 1,5 lần; lâm sản tăng 19,1%; thủy sản tăng 27,3% về giá trị.

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản năm 2011 tương đối khả quan

26-5-2011

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản năm 2011 tương đối khả quan. Gạo, cà phê, cao su… sẽ tiếp tục là những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Lãi suất “đè” giá cá tra!

25-5-2011

Cuối tháng 5, cơn “sốt” giá cá tra ở ĐBSCL đã dần hạ nhiệt. Nếu như hồi tháng 4, giá cá tra nguyên liệu ở mức ngất ngưởng 28.500 - 28.800 đồng/kg, thì đầu tuần này, giá chỉ còn khoảng 26.500 đồng/kg.

Nông sản, thủy sản... rớt giá

25-5-2011

Sau một thời gian dài liên tục tăng giá, hiện tại, nhiều loại mặt hàng nông, thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL đã “hạ nhiệt”. Điều này khiến không ít hộ dân, đặc biệt là những hộ mới tái đầu tư sản xuất lo lắng.

Cao su nhiễm bệnh, chết hàng loạt

25-5-2011

Những ngày này, đi ngang qua những vạt rừng cao su của miền Tây Quảng Trị hay Đắk Lắk, có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt cây đã bị héo rũ hoặc chết. Đây chính là hậu quả của đợt rét kéo dài bất thường hồi đầu năm gây ra.

Cá tra Việt nam – Tầm nhìn 2015, xu hướng xuất khẩu và phân tích lợi thế cạnh tranh

25-5-2011

Đó là chủ đề của cuộc hội thảo dự báo ngành thủy sản Việt Nam Visio 2011 sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 4/6/2011. Hội thảo sẽ tập trung làm rõ hiện trạng và đưa ra các giải pháp, các cách tiếp cận khoa học cho ngành công nghiệp cá tra.

Mỗi năm mất khoảng 500 tỷ đồng tiền thuế vì đường nhập lậu

24-5-2011

Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi năm có tới vài trăm nghìn tấn đường được nhập lậu vào Việt Nam, chỉ tính riêng khoản thuế thất thu của ngân sách Nhà nước cũng đã lên tới khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Gạo Việt Nam giảm giá vì "nhân tố" Myanmar

24-5-2011

Myanmar vừa bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng nửa triệu tấn gạo cấp thấp trong năm nay. Động thái này, cùng với chính sách đẩy mạnh bán gạo tồn kho từ Thái Lan, Pakstan và dự báo sắp tới là Ấn Độ đang gây sức ép lên giá gạo Việt Nam…

Khi nông sản thô thích... “xuất ngoại”

24-5-2011

Ngoài những mặt hàng xuất khẩu (XK) chiến lược làm nên tên tuổi VN trên thị trường nông sản thế giới như lúa gạo, cá tra, hồ tiêu..., con đường “xuất ngoại” xem ra còn hấp dẫn nhiều sản phẩm thông thường khác.

Đã tồn kho , còn lo đường lậu

23-5-2011

Đó là những vấn đề được thỏa luận sôi nổi tại Hội nghị sơ kết vụ mía đường 2010 – 2011 của Hiệp hội mía đường Việt Nam diễn ra cuối tuần qua.