THỊ TRƯỜNG

Đã tồn kho , còn lo đường lậu

Ngày đăng: 23 | 05 | 2011

Đó là những vấn đề được thỏa luận sôi nổi tại Hội nghị sơ kết vụ mía đường 2010 – 2011 của Hiệp hội mía đường Việt Nam diễn ra cuối tuần qua.

Tại hội nghị sơ kết vụ mía đường 2010 – 2011, Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, vụ sản xuất vừa qua có 28 nhà máy hoạt động với tổng công suất 107.650 TMN cao hơn tổng công suất của vụ 2009 – 2010 là 105.750 TMN. Trước đó, sau hai vụ liên tiếp sản lượng đường đạt thấp (vụ sản xuất 2008 – 2009 đạt 909.330 tấn và 2009 – 2010 chỉ đạt 889.450 tấn) thì đến vụ 2010 – 2011 sản lượng đường tăng lên khá cao, đạt 1,13 triệu tấn, tăng khoảng 240.000 tấn so với vụ 2009 – 2010. Sản lượng mía ép và sản lượng đường tăng nhiều nhất là ở miền Trung – Tây Nguyên (trên 30%).
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, trong vụ mía vừa qua, hầu hết các nhà máy đường (NMĐ) đã thực hiện giá mua mía theo sát sự chỉ đạo của Bộ NNPTNT. Giá mua 1 tấn mía nguyên liệu 10 CCS tại ruộng tương đương giá bán 60 kg đường kính trắng loại 1, trước thuế, tại kho NMĐ, như vậy với giá này người nông dân được hưởng lợi cao hơn vụ trước với mức 50% và chênh lệch giá mía giữa các vùng miền không lớn, giá mía ở ruộng tương đối ổn định như: Miền Bắc, giá mía 10 CCS tại ruộng 1.000.000 đồng/tấn (Lam Sơn). Giá mua xô tại ruộng của các NMĐ còn lại 900.000 đến 950.000 đồng/tấn. Giá xô tại ruộng từ 850.000 đến 960.000 đồng/tấn; Đông Nam Bộ, ĐBSCL giá mía cũng không giao động lắm.
Tổng hợp số lượng từ các NMĐ cho hay, tính đến thời điểm giá đường giữa tháng 4, lượng đường tồn kho tại các nhà máy là 524.900 tấn. Đường tiêu thụ khá chậm và giá cứ tụt giảm dần. Nhiều doanh nghiệp phàn nàn, trong điều kiện hiện nay, nếu cho nhập khẩu thêm đường về thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ trong nước, gây khó khăn cho ngành đường. Theo đó, sẽ tác động không nhỏ đến giá cả, tình hình thu mua mía cho nông dân.
Tuy nhiên, tại Hội nghị, một số ý kiến đánh giá, cân đối cung cầu đường cho đến vụ 2011 – 2012, tổng nguồn cung sẽ là 685.709 tấn. Lượng đường tồn kho hiện có 524.900 tấn. Như vậy, với nhu cầu bình quân 120.000 tấn/tháng thì nguồn cung trên chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước đến tháng 10/2011.
Bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa cho rằng, với sản lượng đường như hiện nya thì vẫn còn thiếu rất nhiều trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Còn việc tồn đọng trên, một phần là do nhà máy và các doanh nghiệp thu mua đường chưa đồng hành với nhau. Điều này cũng thể hiện khi giá đường cao, nhà máy lại không mặn mà bán ra cho doanh nghiệp. Đến khi giá thấp xuống thì ngược lại, các nhà máy muốn đẩy hàng ra thì doanh nghiệp lại không muốn lấy.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản vafngheef muối (Bộ NNPTNT) cho rằng, với lượng đường tồn kho như hiện nay, không thể gọi là ứ động vì đây là mặt hàng sản xuất theo mùa vụ, và lượng đường đó phải sử dụng cho cả năm. “Nói là tồn đọng thế, nhưng thực tế ở rất nhiều tỉnh trong nước, hiện vẫn thiếu đường để sử dụng” – ông Hòa thông tin thêm. Cũng theo ông Hòa, giá đường giảm mạnh là do một số nguyên nhân như: Áp lực vốn lưu động đến sản xuất của nhà máy quá lớn; lãi vay quá cao; vậy nên nhà myas lẫn doanh nghiệp thương mại đều không muốn giữ hàng.
Một vấn đề rất đáng lo ngại, theo ông Trịnh Minh Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, đường nhập lậu đang thách thức, đe dọa phá vỡ các giải pháp bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hiện hoạt động chuyển đường nhập lậu khu vực biên giới Tây Nam rất quy mô và chuyên nghiệp. Khi có điều kiện thuận lợi, mỗi ngày đường lại được chuyển sang với số lượng hàng trăm tấn.
Tại các kho tập kết trước khi đưa sang Việt Nam, đường lậu được “sang qua” các loại bao bì của các NMĐ trong nước để hợp thức hóa. Khi hàng vào Việt Nam, chẳng may bị các cơ quan chức năng kiểm tra thì chủ hàng chỉ cần xuất trịnh một hóa đơn đỏ nào đó chứng minh có mua hàng ở các nhà máy đường hoặc các đơn vị kinh doanh đường trong mước thì xem như hợp lệ. Vì vậy, ông Châu đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh để giải quyết vấn đề này. Tại Hội nghị, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng đề xuất, NMĐ và doanh nghiệp thương mại nên tính đến việc đóng góp kinh phí để lập quỹ hỗ trợ chống buôn lậu.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 23/05/2011

NỘI DUNG KHÁC

Hai Bộ bàn cãi nhập thịt lợn

23-5-2011

Bộ Công Thương cho biết, lượng thịt cần nhập về trong năm 2011, chủ yếu là thịt lợn, phải lên đến 100.000 tấn mới đủ đáp ứng nhu cầu trong nước trong khi Bộ NNPTNT đã kiến nghị không nhập khẩu thêm thịt lợn.

Cà phê đang cần chiến lược phát triển dài hạn

17-5-2011

Sau khi vượt mốc 50.000 đồng/kg vài ngày trước, hôm 11-5, giá cà phê giảm xuống còn 49.000 đồng/kg theo đà giảm của thế giới. Giá cà phê xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ hiện đứng ở mức 2.460 USD/tấn, giảm 70 USD so với vài ngày trước đó. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2012-2013 có thể tăng 12% so với vụ đang thu hoạch hiện nay, do giá cà phê tăng gấp đôi trong năm qua đã khuyến khích người nông dân đầu tư trồng cà phê. ICO cho rằng sản lượng cà phê sẽ đạt ít nhất 48 triệu bao (loại 60kg/bao) trong vụ tới.

Vùng nuôi tôm ven biển ĐBSCL: Tôm chết hàng loạt, dân bỏ ao trống

16-5-2011

Hiện nay giá tôm từ 240.000-250.000đ/kg (loại 30 con/kg), nhưng dân ấp Cảng Búi (xã Hòa Đông, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng) không có tôm để bán. Trước mắt họ là một “cánh đồng hoang”, vắng lặng tới mức máy bơm bị bỏ thí ngoài đồng.

Tràn lan phân bón giả

16-5-2011

Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón dỏm kém chất lượng lại tiếp tục tung hoành nhiều nơi. Vụ bắt giữ hàng chục tấn phân bón làm từ bột đá tại Q.12, TP.HCM đã thật sự gióng lên hồi chuông báo động cho tình trạng này.

Hợp tác xây dựng thương hiệu cá ngừ Phú Yên

16-5-2011

Dự án thành lập giúp cung cấp, vận chuyển các dịch vụ cho ngư dân đánh bắt xa bờ và tiến hành thu mua cá ngừ của ngư dân ngay trên biển.

ĐBSCL: Tan tác mùa tôm

16-5-2011

Tôm sú nuôi ở Sóc Trăng, Bạc Liêu... đã và đang chết trên diện rộng, mức độ thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Hàng chục ngàn hộ nuôi tôm như “ngồi trên đống lửa” khi tôm mới thả nuôi được chừng 2-3 tháng bỗng dưng lủi đầu vô mé chết hàng loạt… Một mùa tôm thất bát khiến dân vùng nuôi tôm ở ĐBSCL điêu đứng...

Thủy sản sắp thành ngành sản xuất hàng hóa lớn

16-5-2011

Tại hội thảo tham vấn Dự thảo kế hoạch 5 năm ngành thủy sản 2011-2015 do Tổng cục Thủy sản tổ chức, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết, kế hoạch 5 năm phát triển ngành thủy sản được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Giãn tiến độ nhập khẩu đường

16-5-2011

Sản lượng trong nước tăng, giá bán đường đang có xu hướng hạ do gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ… những yếu tố trên đã khiến Bộ Công Thương phải yêu cầu doanh nghiệp được cấp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường trong năm 2011 giãn tiến độ nhập đối với mặt hàng này.

Xuất khẩu nông sản tiếp tục được giá nâng đỡ

16-5-2011

Bản tin cập nhật dự báo thị trường một số nông sản tháng 4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục có những nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng kim ngạch trong năm nay, do diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới có nhiều thuận lợi cho xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Giá cà phê đang được hỗ trợ mạnh

16-5-2011

Tổ chức Cà phê Quốc tế dự báo, cung cà phê arabica trên thị trường thế giới vẫn sẽ khan hiếm hơn loại robusta trong niên vụ 2011/12 cho dù nhu cầu loại có giá rẻ hơn đang gia tăng.

Bắt đầu vụ hè thu ở ĐBSCL: Nông dân lo đủ đường

13-5-2011

Đầu tháng 5, mưa liên tiếp mấy ngày, ruộng ngập nước cũng là lúc nông dân các tỉnh ĐBSCL ráo riết lo xuống giống vụ hè thu.

Giá phân bón lại "nhảy múa"

13-5-2011

Gần đây, nguồn cung phân bón trong nước có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh bất chấp các biện pháp bình ổn