THỊ TRƯỜNG

Giá cà phê đang được hỗ trợ mạnh

Ngày đăng: 16 | 05 | 2011

Tổ chức Cà phê Quốc tế dự báo, cung cà phê arabica trên thị trường thế giới vẫn sẽ khan hiếm hơn loại robusta trong niên vụ 2011/12 cho dù nhu cầu loại có giá rẻ hơn đang gia tăng.

Chênh lệch giữa giá cà phê arabica và robusta giao dịch trên thị trường kỳ hạn đã lên đến 1,89 USD/lb – cao nhất kể từ năm 2008 – trong tháng này, và giờ đây co hẹp về 1,6 USD/lb vì nhu cầu robusta cao hơn.
Ông Rodrigo Costa, chuyên gia phân tích của Newedge nhận định, thị trường London đang hấp dẫn nhà đầu tư hơn vì nó giúp sinh lợi và ít rủi ro hơn cà phê arabica ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên Jose Sette, giám đốc điều hành của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) thì nhận xét, cung cà phê robusta đang khá ổn định so với arabica, và thế giới vẫn sẽ thiếu hụt loại chất lượng cao vì dự trữ ở mức thấp kỷ lục.
“Các yếu tố cơ bản vẫn chặt chẽ và cán cân cung cầu sẽ lệch về phía cầu ít nhất là đến cuối niên vụ 2011/12, điều này sẽ hỗ trợ cho giá tăng tiếp”, ông Sette nói.
Giá cà phê arabica đã lên mức cao 34 năm ở 3,089 USD/lb hồi đầu tháng này vì lo lắng mưa ở nước sản xuất cà phê arabica sạch lớn nhất thế giới là Colombia sẽ làm giảm cung ra thị trường, trong khi đó Braxin đang trong chu kỳ cho sản lượng thấp.
Ngân hàng Rabobank trong một báo cáo tuần trước cũng nhận xét, các yếu tố cơ bản sẽ khuyến khích các quỹ đầu cơ bước vào thị trường, đẩy tăng giá trong thời gian tới.
Nhu cầu cà phê thế giới đang tăng nhanh hơn ở các nền kinh tế đang phát triển – nơi người tiêu dùng chuộng cà phê robusta hơn, loại đựơc dùng để trộn với arabica hoặc để chế biến cà phê hoà tan. Nhiều thương nhân nhận xét điều này có thể dẫn đến nguồn cung bấp bênh hơn trong vụ tới, đặc biệt là mưa đang đe doạ sản lượng của Indonesia và sâu bọ tấn công cây cà phê của Việt Nam.
Ông Sette tuy nhiên không đồng ý với nhận định này. “Nếu xét về tỷ lệ tăng trưởng, tiêu thụ ở các nước mới nổi và các nước sản xuất cà phê đang tăng nhanh hơn nhiều so với ở các thị trường truyền thống. Vì vậy trong tương lai, đây sẽ là những nơi có tăng trưởng nhu cầu mạnh nhất. Tuy nhiên, khối lượng tiêu thụ vẫn sẽ thấp hơn các thị trường truyền thống”, ông nói.
Ông chủ tịch ICO nhận định thêm, dù giá cà phê arabica tăng mạnh (đã gấp hơn 2 lần kể từ tháng 6 năm ngoái), nhưng nhu cầu vẫn sẽ tăng tiếp trong vụ tới. Tiêu thụ cà phê arabica đã tăng 2,5% trong năm 2010, theo ICO.
Ông Sette kết luận, nhu cầu cà phê nhìn chung chưa có điểm dừng, vì thế giá ở mức hiện nay sẽ không ảnh hưởng đến tiêu thụ.
AGROINFO – Theo Cafef.vn

NỘI DUNG KHÁC

Bắt đầu vụ hè thu ở ĐBSCL: Nông dân lo đủ đường

13-5-2011

Đầu tháng 5, mưa liên tiếp mấy ngày, ruộng ngập nước cũng là lúc nông dân các tỉnh ĐBSCL ráo riết lo xuống giống vụ hè thu.

Giá phân bón lại "nhảy múa"

13-5-2011

Gần đây, nguồn cung phân bón trong nước có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh bất chấp các biện pháp bình ổn

Người trồng lúa hứng "bão giá" vật tư

12-5-2011

Giá cả các mặt hàng đầu vào trong sản xuất nông nghiệp đang tăng cao cộng với một vụ mùa không thuận lợi về mặt thời tiết và dịch hại làm tăng chi phí sản xuất. Trong đó, giá phân bón liên tục tăng cao theo giá điện và xăng dầu đang là nỗi lo cho nông dân ĐBSCL.

Năm giải pháp bình ổn thị trường phân bón

12-5-2011

NNVN số ra ngày 6/5 đã có bài "Thảm họa thiên tai hay chiến tranh mới phải trữ phân bón" nêu ý kiến về việc nên hay không việc thực hiện đưa phân bón vào mặt hàng bắt buộc dự trữ, lưu thông. Tiếp tục chủ đề này, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký kiêm Hiệp hội Phân bón VN đã có bài viết gửi NNVN, xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Giải pháp bình ổn giá phân bón: Cân đối cung – cầu

9-5-2011

Mặc dù thuộc diện hàng hoá được bình ổn giá nhưng gần đây, giá bán các loại phân bón trên thị trường lại thay đổi liên tục. Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giải quyết vấn đề này không chỉ đơn giản bằng những thủ tục hành chính mà cần phải đẩy mạnh cân đối cung - cầu.

Khi “cò lúa” móc túi nông dân

9-5-2011

Trong lúc người dân ở hầu hết các địa phương ở ĐBSCL chuẩn bị thu hoạch lúa cũng là thời điểm tất cả "cò" trong vùng hoạt động một cách mạnh mẽ và náo nhiệt.

Trồng tiêu trúng đậm

9-5-2011

Khác với người trồng sắn hay mía, người trồng tiêu đang giữ “thế trên”, buộc thương lái hay công ty thu mua phải đàm phán giá hợp lý mới chịu bán.

Chè xuất khẩu: Để vừa “có tiếng” vừa “có miếng”

9-5-2011

Thứ cây hướng mạnh về xuất khẩu phát triển bền vững nhất này có giá xuất khẩu không chỉ “bèo” có lẽ bậc nhất, mà còn đang trên đà tụt dốc.

Mía đường được mùa không hẳn đã vui

9-5-2011

Ước tính sản lượng đường niên vụ 2010 - 2011 sẽ tăng khoảng 200.000 tấn so với vụ trước, song các nhà sản xuất mía đường vẫn âu lo.

Thương hiệu và giá trị cho cà phê

6-5-2011

Ngày 29/4/2011, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa (THV) về “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và HTX kiểu mới tại các vùng trồng cà phê tại 4 tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên”.

Giá lúa cao, ai lợi?

6-5-2011

Tình hình mua bán lúa gạo lựng khựng trong những ngày qua ở ĐBSCL, song giá lúa gạo vẫn ở mức cao. Từ đầu tháng 5-2011 đến nay, lúa hàng hóa dao động 6.000 - 6.500 đồng/kg, gạo 7.850 - 8.000 đồng/kg. Hiện gần như nông dân ĐBSCL đã hết lúa đông-xuân. Trong khi nông dân bán lúa cách đây hơn 1 tháng, mất khoảng 1.000 - 1.500 đồng/kg so với hiện nay! Những phần chênh lệch này sẽ chảy vào túi ai?

Giải pháp bình ổn giá phân bón: Cân đối cung – cầu

6-5-2011

Mặc dù thuộc diện hàng hoá được bình ổn giá nhưng gần đây, giá bán các loại phân bón trên thị trường lại thay đổi liên tục. Ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giải quyết vấn đề này không chỉ đơn giản bằng những thủ tục hành chính mà cần phải đẩy mạnh cân đối cung - cầu.