THỊ TRƯỜNG

Cao su nhiễm bệnh, chết hàng loạt

Ngày đăng: 25 | 05 | 2011

Những ngày này, đi ngang qua những vạt rừng cao su của miền Tây Quảng Trị hay Đắk Lắk, có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt cây đã bị héo rũ hoặc chết. Đây chính là hậu quả của đợt rét kéo dài bất thường hồi đầu năm gây ra.

Cây chết do khí hậu biến đổi thất thường
Khi chúng tôi đến cũng là lúc anh Nguyễn Hoàng ở Gio Sơn (Gio Linh - Quảng Trị) đang đốn hạ hàng loạt cây cao su đã bị chết. Anh than thở: "Tui vừa chặt xong 50 cây, nghĩ mà tiếc đứt ruột". Anh Hoàng sinh ra ở Triệu Phong, nhưng lại chọn vùng đất đỏ trung du miền Tây Gio Linh lập nghiệp. Xuất thân từ hai bàn tay trắng, với đồng vốn vay từ ngân hàng, anh quyết tâm làm giàu bằng trồng cao su. Mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ cho đến đầu năm nay, các đợt rét và không khí lạnh liên tục kéo xuống, hoành hành ở các tỉnh miền Bắc và Trung Bộ. Vườn cao su gần 1.500 cây của anh Hoàng bắt đầu có dấu hiệu héo và rụng lá non.
Do ảnh hưởng của thời tiết và nhiễm bệnh, cao su ở Đắk Lắk và Quản Trị bị chết hàng loạt.
 
Không chỉ gia đình anh Hoàng lâm vào tình cảnh này, theo quan sát của chúng tôi, nhiều hộ gia đình trồng cao su ở Gio Linh cũng lao đao vì cây cao su chết. Theo nhận định của một số chuyên gia, tình trạng cây cao su chết chính là hậu quả nhãn tiền do thời tiết khí hậu biến đổi bất thường. Đa số những cây cao su chết đều có dấu hiệu chung là héo lá rồi chết nửa thân hoặc toàn thân. Là cây trồng ở vùng nhiệt đới, khá kén chọn về cả thổ nhưỡng lẫn khí hậu, nên khi có dấu hiệu thời tiết thay đổi bất thường, cây cao su rất mẫn cảm và khó chống chọi.
Bất đắc dĩ phải nhìn hai hàng cây cao su đang thời kỳ phát triển của mình bị đốn hạ, chị Mai, vợ anh Hoàng không kìm nổi nước mắt: "Bao tiền của, công sức của hai vợ chồng bỏ ra giờ mất trắng, làm răng không tủi hả mấy chú". Nếu tính theo giá thị trường thì đối với những cây cao su trồng được 4 năm, vợ chồng anh đã mất mấy chục triệu đồng.
Cùng cảnh ngộ với anh Hoàng, ông Trần Con ở Gio Sơn (Gio Linh) cũng phải chặt bỏ gần 200 cây cao su 4 năm tuổi. Ông cho biết: "Số tiền tui bỏ vô đây hàng năm để lo phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc không nhỏ, rồi đây lấy gì mà trả nợ?". 
Theo thống kê, thiệt hại ban đầu ở các vùng trồng cao su miền Tây Quảng Trị là 5 - 10% diện tích. Đây là con số không nhỏ, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân khi mà vốn liếng đầu tư không hề nhỏ.
Bệnh rụng lá gây thiệt hại nặng
Khoảng 3 tháng nay, hơn 1.300ha cao su đang tuổi khai thác của Nông trường Cao su Chư Bao, xã Chư Bao (thị xã Buôn Hồ - Đắk Lắk) bị bệnh rụng lá hàng loạt. Ông Hồ Hữu Hiến, Giám đốc Nông trường cho biết: "Sau khi lấy mẫu phân tích, nghiên cứu, bộ phận kỹ thuật xác định đây là bệnh vàng lá mùa mưa do nhiễm nấm Corynespora. Không chỉ tác động đến lá, loài nấm này còn gây hiện tượng thối mốc miệng cạo ở thân cây, làm sản lượng, chất lượng mủ giảm mạnh".
Được biết, toàn Nông trường có 1.430ha cao su thì có tới hơn 1.300ha bị rụng lá, tỷ lệ lá rụng bình quân gần 70%. Tại một số khu vực đồi cao, hàng nghìn cây cao su đã bị rụng trơ lá và khô chết, khiến sản lượng mủ của Nông trường bị giảm tới gần 60%, thất thu hàng chục tỷ đồng.
Việc khai thác gián đoạn, sản lượng mủ cao su giảm mạnh kéo theo mức thu nhập của công nhân cũng giảm xuống, nhất là đối với công nhân giao khoán trực tiếp khai thác mủ, chỉ còn 2,5 triệu đồng/tháng so với gần 6 triệu đồng/tháng trước đây.
Ngoài Nông trường Cao su Chư Bao, một số nơi khác như Nông trường Cao su Phú Xuân và các vườn cao su tiểu điền ở huyện Ea Kar cũng bị rụng lá. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do thời tiết biến đổi thất thường, những cơn mưa trái mùa xuất hiện không đồng đều. Đáng nói là việc phòng trừ bệnh rụng lá ở cây cao su đang gặp khó khăn do chưa có phương pháp hữu hiệu. Vì thế, các chủ vườn đang tiếp tục theo dõi, áp dụng các biện pháp chăm sóc kỹ thuật để phục hồi dần những vườn cao su bị nhiễm bệnh.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Cá tra Việt nam – Tầm nhìn 2015, xu hướng xuất khẩu và phân tích lợi thế cạnh tranh

25-5-2011

Đó là chủ đề của cuộc hội thảo dự báo ngành thủy sản Việt Nam Visio 2011 sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 4/6/2011. Hội thảo sẽ tập trung làm rõ hiện trạng và đưa ra các giải pháp, các cách tiếp cận khoa học cho ngành công nghiệp cá tra.

Mỗi năm mất khoảng 500 tỷ đồng tiền thuế vì đường nhập lậu

24-5-2011

Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi năm có tới vài trăm nghìn tấn đường được nhập lậu vào Việt Nam, chỉ tính riêng khoản thuế thất thu của ngân sách Nhà nước cũng đã lên tới khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Gạo Việt Nam giảm giá vì "nhân tố" Myanmar

24-5-2011

Myanmar vừa bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng nửa triệu tấn gạo cấp thấp trong năm nay. Động thái này, cùng với chính sách đẩy mạnh bán gạo tồn kho từ Thái Lan, Pakstan và dự báo sắp tới là Ấn Độ đang gây sức ép lên giá gạo Việt Nam…

Khi nông sản thô thích... “xuất ngoại”

24-5-2011

Ngoài những mặt hàng xuất khẩu (XK) chiến lược làm nên tên tuổi VN trên thị trường nông sản thế giới như lúa gạo, cá tra, hồ tiêu..., con đường “xuất ngoại” xem ra còn hấp dẫn nhiều sản phẩm thông thường khác.

Đã tồn kho , còn lo đường lậu

23-5-2011

Đó là những vấn đề được thỏa luận sôi nổi tại Hội nghị sơ kết vụ mía đường 2010 – 2011 của Hiệp hội mía đường Việt Nam diễn ra cuối tuần qua.

Hai Bộ bàn cãi nhập thịt lợn

23-5-2011

Bộ Công Thương cho biết, lượng thịt cần nhập về trong năm 2011, chủ yếu là thịt lợn, phải lên đến 100.000 tấn mới đủ đáp ứng nhu cầu trong nước trong khi Bộ NNPTNT đã kiến nghị không nhập khẩu thêm thịt lợn.

Cà phê đang cần chiến lược phát triển dài hạn

17-5-2011

Sau khi vượt mốc 50.000 đồng/kg vài ngày trước, hôm 11-5, giá cà phê giảm xuống còn 49.000 đồng/kg theo đà giảm của thế giới. Giá cà phê xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ hiện đứng ở mức 2.460 USD/tấn, giảm 70 USD so với vài ngày trước đó. Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê của Brazil niên vụ 2012-2013 có thể tăng 12% so với vụ đang thu hoạch hiện nay, do giá cà phê tăng gấp đôi trong năm qua đã khuyến khích người nông dân đầu tư trồng cà phê. ICO cho rằng sản lượng cà phê sẽ đạt ít nhất 48 triệu bao (loại 60kg/bao) trong vụ tới.

Vùng nuôi tôm ven biển ĐBSCL: Tôm chết hàng loạt, dân bỏ ao trống

16-5-2011

Hiện nay giá tôm từ 240.000-250.000đ/kg (loại 30 con/kg), nhưng dân ấp Cảng Búi (xã Hòa Đông, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng) không có tôm để bán. Trước mắt họ là một “cánh đồng hoang”, vắng lặng tới mức máy bơm bị bỏ thí ngoài đồng.

Tràn lan phân bón giả

16-5-2011

Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón dỏm kém chất lượng lại tiếp tục tung hoành nhiều nơi. Vụ bắt giữ hàng chục tấn phân bón làm từ bột đá tại Q.12, TP.HCM đã thật sự gióng lên hồi chuông báo động cho tình trạng này.

Hợp tác xây dựng thương hiệu cá ngừ Phú Yên

16-5-2011

Dự án thành lập giúp cung cấp, vận chuyển các dịch vụ cho ngư dân đánh bắt xa bờ và tiến hành thu mua cá ngừ của ngư dân ngay trên biển.

ĐBSCL: Tan tác mùa tôm

16-5-2011

Tôm sú nuôi ở Sóc Trăng, Bạc Liêu... đã và đang chết trên diện rộng, mức độ thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Hàng chục ngàn hộ nuôi tôm như “ngồi trên đống lửa” khi tôm mới thả nuôi được chừng 2-3 tháng bỗng dưng lủi đầu vô mé chết hàng loạt… Một mùa tôm thất bát khiến dân vùng nuôi tôm ở ĐBSCL điêu đứng...

Thủy sản sắp thành ngành sản xuất hàng hóa lớn

16-5-2011

Tại hội thảo tham vấn Dự thảo kế hoạch 5 năm ngành thủy sản 2011-2015 do Tổng cục Thủy sản tổ chức, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết, kế hoạch 5 năm phát triển ngành thủy sản được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020, quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến năm 2020 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt.