THỊ TRƯỜNG

Tôm chết hàng loạt không ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu

Ngày đăng: 08 | 06 | 2011

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) trao đổi với NTNN chiều 6.6 về tình trạng tôm chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử, teo gan ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Phạm Anh Tuấn
Ông Tuấn cho biết, từ giữa tháng 5 trở lại đây, diện tích tôm bị nhiễm bệnh chết có xu hướng giảm. Thực tế, bệnh chủ yếu phát sinh và gây hại ở vùng phía đông, tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng (75%), Trà Vinh (gần 30%)… các tỉnh ở phía Tây mức độ thấp hơn như: Kiên Giang (11%), Bạc Liêu (7%)...
Thưa ông, đến nay, thiệt hại đối với người nuôi tôm đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Như vậy, việc chưa công bố dịch sẽ hạn chế hỗ trợ từ Chính phủ đối với người nuôi tôm?
- Việc công bố dịch liên quan đến cơ chế, các văn bản pháp quy hiện có, không phải cứ thích công bố là được. Thực tế, tôm chết hàng loạt ở ĐBSCL một phần cũng do những bệnh cũ trên tôm. Nhưng lần này, bệnh hoại tử, teo gan lại là bệnh mới không nằm trong danh mục bệnh có thể công bố dịch nên chưa thể công bố.
Hiện nay, Cục Thú y đang điều chỉnh danh mục bổ sung trình Bộ NNPTNT kiến nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định. Nhưng tôi nghĩ, thời kỳ cao trào của dịch đã đi qua, cho nên cũng cần cân nhắc việc công bố dịch ở thời điểm này.
Liệu có phải vì việc công bố dịch sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản đặc biệt là tôm trong thời gian tới?
- Tôi khẳng định rằng, việc công bố không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản này. Bệnh trên tôm không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Tất nhiên, chúng ta cũng cần cảnh giác với khâu kiểm dịch của một số thị trường nhập khẩu những mặt hàng chế biến từ tôm. Nếu công bố dịch bệnh trên tôm, thì nhiều khả năng Australia sẽ ra lệnh cấm nhập khẩu tôm đông lạnh từ nước ta, còn các thị trường EU, Mỹ thì tôm chỉ cần làm đông lạnh là có thể thông quan...
“Về lâu dài, hạ tầng các vùng nuôi tôm phải được đầu tư đúng mức, trong đó có hệ thống kênh cấp thoát nước. Công tác kiểm dịch con giống cũng cần được tăng cường. Hơn nữa, khi nhập giống về bà con nên ươm một thời gian ngắn trong môi trường tốt trước khi thả ra đầm lớn.” - Ông Phạm Anh Tuấn
Một số ý kiến cho rằng, việc xuất hiện bệnh mới trên tôm thời điểm này là do chất lượng con giống không đảm bảo?
- Nguyên nhân bùng phát bệnh có thể đã tích luỹ từ lâu và do nhiều yếu tố chứ không hoàn toàn là giống. Theo đánh giá tác nhân gây bệnh có thể do một nhóm vi khuẩn mới. Hơn nữa, thời điểm tôm bị bệnh là do nhiệt độ và độ mặn có sự thay đổi lớn. Đặc biệt, phải nhìn nhận một thực tế rằng, tôm chết hàng loạt chủ yếu phát sinh ở những vùng nuôi tôm thâm canh.
Ông có thể cho biết rõ hơn về thực tế này?
- Ở những vùng nuôi tôm tại Sóc Trăng, vùng nuôi ô nhiễm quá nặng, tập trung chủ yếu ở những vùng thâm canh trong khi đó hệ thống kênh cấp thoát lại không đảm bảo.
Có vùng nuôi mấy chục cây số mới có một kênh cấp thoát cho nên nguồn gây bệnh sẽ lớn và dễ phát sinh dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh mới. Trong khi đó những vùng nuôi quảng canh, bà con nuôi ít, hệ thống cấp thoát khá tốt; và đặc biệt là các giống nhập về được bà con ương trong môi trường tốt trước khi đưa ra đầm nuôi.
Thưa ông, nếu không công bố dịch, liệu có quá thiệt thòi cho người nuôi tôm không?
- Hiện nay, ở những vùng bị thiệt hại nặng, địa phương sẽ trích một phần ngân sách để hỗ trợ việc cải tạo đầm nuôi, con giống, hướng dẫn kỹ thuật… Chính phủ cũng đã đồng ý cấp 120 tấn chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia để các tỉnh dập dịch và phục hồi ao nuôi.
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/45971p1c25/tom-chet-hang-loat-khong-anh-huong-lon-toi-xuat-khau.htm

NỘI DUNG KHÁC

Thị trường gạo hạ nhiệt: Cơ hội để hoạch định chiến lược phát triển bền vững

7-6-2011

Đây sẽ là một trong các nhóm chủ đề được tập trung tại sự kiện thường niên về “Triển vọng ngành hàng nông nghiệp Việt Nam 2011” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội.

Vải sớm đặc sản Thanh Hà (Hải Dương) sản lượng tăng, giá cao

7-6-2011

Hiện nay, trên vườn vải sớm thuộc 6 xã đảo Hà Đông và một số xã khác trên địa bàn huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), bà con nông dân đang bắt đầu thu hoạch vải sớm gồm các giống u hồng, u trứng, tu hú, tàu lai. Theo bà con nông dân, vải sớm năm nay được mùa, sản lượng tăng hơn năm trước và giá bán từ 25-30 nghìn đồng/kg.

Để thanh long tăng thị trường xuất khẩu

7-6-2011

Sản xuất trái cây ngày nay phải đạt tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, có giá trị toàn cầu như GlobalGAP, VietGAP, EuroGAP … mới có giấy thông hành để đi vào thị trường thế giới. Với trái thanh long, do đã được triển khai trồng theo các tiêu chí quốc tế nên đã nâng được giá trị, đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh theo chuẩn thế giới, vì thế đã xuất được sang được nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước khó tính.

Tan tác làng tôm

7-6-2011

Bỏ ra hàng chục triệu đồng đầu tư thuê đất đào ao nuôi tôm công nghiệp ở khu vực huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai), thế nhưng chỉ sau vài vụ thất bại khiến nhiều hộ dân đã trắng tay phải chấp nhận “bỏ của chạy lấy người”, vì càng nuôi càng lỗ…

Giá phân bón sẽ tăng trong tháng 6

7-6-2011

Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa đưa ra dự báo, giá cả hàng hóa trong nước và quốc tế sẽ giảm trong quý III tới. Dự báo CPI trong tháng 6.2011 sẽ tăng khoảng 1-1,2% so với tháng 5.2011.

Long đong phận sắn

6-6-2011

Thời điểm này, sắn (khoai mì) đang là cây trồng "thời sự" không chỉ với nông dân mà của cả các cấp, ngành. Ở đâu và bất cứ khi nào, sắn cũng phát huy được vai trò của mình, từ cung cấp thực phẩm xóa đói đến trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây trồng làm giảm giá trị dinh dưỡng đất... Vì thế, số phận của cây sắn sẽ đi về đâu khi những lợi - hại của nó đang khiến các cơ quan chức năng đau đầu.

Rau ngoại lấn rau nội

6-6-2011

Mặc dù không hề khan hiếm nhưng thời gian gần đây, rau, củ, quả Trung Quốc (TQ) vẫn ồ ạt tràn vào thị trường trong nước, gây nên tình trạng "vàng thau lẫn lộn".

Tôm nguyên liệu "căng như dây đàn"

6-6-2011

Nỗi lo thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu bắt đầu xuất hiện từ trung tuần tháng 4-2011 do thời tiết nắng nóng bất thường. Chỉ hơn 30 ngày sau, nỗi lo đó đã trở thành hiện thực khi các lứa tôm đầu vụ thả nuôi xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt, trên diện rộng ở nhiều địa phương.

Thực phẩm tươi sống tăng giá trở lại

6-6-2011

Đi chợ Rạch Ông, quận 8 vào sáng 5.6, bà Thu Hoà khá bất ngờ khi người bán hàng cho biết trứng vịt loại 1 đã lên đến 30.000 đồng/chục, trứng gà loại 1 là 25.000 đồng/chục, tính ra tăng 3.000 đồng/chục so với một tuần trước. Các loại cá, thịt, rau vừa giảm giá được 10 – 20% từ giữa tháng 5, nay đã tăng trở lại mức cũ.

Tháng 5: Sản xuất phân bón chỉ đạt 57,6% kế hoạch

6-6-2011

Theo Bộ Công Thương, so với tháng 5/2010, sản phẩm phân đạm urê ước đạt 50,2 nghìn tấn, chỉ bằng 57,6% kế hoạch. Nguyên nhân sản xuất phân bón tháng 5 chậm một phần do Nhà máy Đạm Phú Mỹ ngừng sản xuất từ 15/5 đến 15/6 để bảo dưỡng.

Đến lượt nghêu giống sốt giá

6-6-2011

Trong khi người nuôi tôm kêu trời vì tôm giống quá khan hiếm, chất lượng kém, thì dân nuôi nghêu cũng rơi vào tình cảnh bi đát chẳng kém. Giá nghêu giống đang rất cao!

Vỡ nợ vì dưa

6-6-2011

Con đường chạy qua thị trấn NT Việt Trung (huyện Bố Trạch-Quảng Bình) lên xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) vào thời điểm thu hoạch dưa hấu của năm ngoái ken dày xe ô tô nằm chờ ăn hàng.