THỊ TRƯỜNG

Tan tác làng tôm

Ngày đăng: 07 | 06 | 2011

Bỏ ra hàng chục triệu đồng đầu tư thuê đất đào ao nuôi tôm công nghiệp ở khu vực huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai), thế nhưng chỉ sau vài vụ thất bại khiến nhiều hộ dân đã trắng tay phải chấp nhận “bỏ của chạy lấy người”, vì càng nuôi càng lỗ…

TÔM CHẾT, HẾT VỐN
Khác với không khí nhộn nhịp trước đây, dọc con đường đất đỏ chạy vào đồng Mô Rùa, đồng Ông Trúc là khu nuôi tôm công nghiệp và quảng canh với quy mô lớn của ấp Bà Trường, xã Phước An (Nhơn Trạch) im lìm, vắng teo. Dù mới khoảng 8 giờ sáng, trời nắng chang chang oi bức, mùi hôi tanh từ những ao nuôi càng bốc lên nồng nặc lan tỏa khắp vùng. Hàng loạt ao nuôi tôm đang bỏ hoang phơi nứt đáy, chòi canh trống hoác, rách nát, xiêu vẹo, máy bơm và những dàn quạt tạo oxy cũng vứt chỏng chơ quanh ao, chẳng một bóng người.
Anh Nguyễn Văn Sáu, quê Quảng Ngãi, ngồi lặng lẽ trong chòi lá, buồn bã than vãn: “Đáng ra giờ này bà con chúng tôi đã chuẩn bị thu hoạch tôm, nhưng mấy vụ rồi như có con nước lạ ập đến cuốn mất ráo cả chì lẫn chài khiến nhiều người nuôi trắng tay, kiệt vốn nên đã phải bỏ về quê rồi!”. Năm 2002, anh Sáu vào ấp Bà Trường thuê đất đào ao nuôi tôm công nghiệp với giá 30 triệu đồng/ha/năm, lúc đầu nuôi trúng lắm, nhưng từ cuối năm 2010 đến nay, thả mấy đợt tôm liền đều thất bại, khiến chủ cho thuê đất thương tình giảm giá thuê xuống còn 10 triệu đồng/ha/năm, vậy mà các hộ nuôi cũng không bù được lỗ.
Theo anh Sáu, nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng chính là thủ phạm làm cho tôm chết hàng loạt. Đến nay, trong số nhiều người từ Quảng Ngãi vào đây tìm thuê đất đào ao nuôi tôm ở đồng Ông Trúc này chỉ còn mình anh Sáu vẫn ráng trụ lại để muốn thử thêm “canh bạc” cuối cùng với vụ tôm mới.
Dẫn chúng tôi ra thăm ao tôm theo mô hình công nghiệp được đầu tư khá bài bản, ông Trần Văn Đực, ấp 5, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch có thâm niên mấy chục năm trong nghiệp tôm tâm sự: “Trước đây tôi đầu tư nuôi tôm công nghiệp, nếu trúng thì lời bộn, nhưng mất mấy vụ rồi tôm chết trắng ao, bị lỗ nặng “gãy” hết vốn liếng khiến tôi phải chuyển sang nuôi quảng canh, để nuôi tự nhiên, ít chăm sóc”. Theo ông Đực, mấy năm gần đây tôm chết hàng loạt do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trong ao tăng quá cao như luộc tôm khiến chẳng con nào sống nổi.
THIẾU QUY HOẠCH
Nghề nuôi tôm từng phất lên nhanh chóng, không ít hộ đánh liều vác cả sổ đỏ nhà, đất đem thế chấp để vay vốn đầu tư hàng tỷ đồng vào cải tạo ao nuôi, mua sắm thêm máy móc chuyển nuôi công nghiệp. Vậy nhưng “thời hoàng kim” của con tôm công nghiệp cũng chỉ diễn ra trong vòng mấy năm (từ năm 2005 – 2009), sau đó tôm bắt đầu có hiện tượng chết rải rác và chết hàng loạt. Càng đổ tôm giống xuống càng bệnh nhiều khiến người nuôi trắng tay.
Theo thống kê ở xã Long Thọ (Nhơn Trạch) có trên 50 ha ao nuôi tôm công nghiệp phải bỏ hoang và xã Long Phước (Long Thành) cũng có hơn 200 ha ao nuôi tôm bị bỏ hoang. Thời gian qua, người dân chuyển qua nuôi cua, cá, nhưng do nguồn nước ở khu vực này bị ô nhiễm nặng nên ngay cả các loại cá dễ sống như rô phi cũng không chịu nổi. Vì chưa tìm ra mô hình phù hợp để nuôi tiếp nên các hộ nuôi tôm ở đây đành phơi ao.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay diện tích ngưng nuôi tôm đang phơi ao ở 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch có khoảng trên 300 ha, trong đó đa số là các ao nuôi công nghiệp. Chỉ riêng ở ấp Bà Trường có 300 hộ nuôi tôm (chủ yếu là người Quảng Ngãi vào thuê đất), nay 90% hộ đã phơi ao và 50% số người thuê đất đã không nuôi tôm nữa. Trong năm 2010 và quý I/2011, sau ba, bốn vụ tôm mất trắng, khiến nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất, chưa biết khi nào mới trả hết.
Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Việt Lâm, Chủ tịch HND xã Phước An cho biết: Mặc dù nghề nuôi thủy sản vẫn được xác định là kinh tế mũi nhọn của địa phương với 1.070 ha nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp nhưng đến nay do có nhiều khu công nghiệp mọc lên, các loại chất thải công nghiệp tuồn xuống kênh rạch, ao hồ đã giết chết dần môi trường và hệ sinh thái. Hơn nữa, vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản cho đến nay cũng chưa rõ ràng, đa số là nuôi tự phát, khiến người dân thấp thỏm, không dám đầu tư mạnh vào nghề nuôi. Đồng thời, cũng do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người dân bỏ hoang hàng loạt ao nuôi tôm như hiện nay.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/79396/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Giá phân bón sẽ tăng trong tháng 6

7-6-2011

Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa đưa ra dự báo, giá cả hàng hóa trong nước và quốc tế sẽ giảm trong quý III tới. Dự báo CPI trong tháng 6.2011 sẽ tăng khoảng 1-1,2% so với tháng 5.2011.

Long đong phận sắn

6-6-2011

Thời điểm này, sắn (khoai mì) đang là cây trồng "thời sự" không chỉ với nông dân mà của cả các cấp, ngành. Ở đâu và bất cứ khi nào, sắn cũng phát huy được vai trò của mình, từ cung cấp thực phẩm xóa đói đến trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây trồng làm giảm giá trị dinh dưỡng đất... Vì thế, số phận của cây sắn sẽ đi về đâu khi những lợi - hại của nó đang khiến các cơ quan chức năng đau đầu.

Rau ngoại lấn rau nội

6-6-2011

Mặc dù không hề khan hiếm nhưng thời gian gần đây, rau, củ, quả Trung Quốc (TQ) vẫn ồ ạt tràn vào thị trường trong nước, gây nên tình trạng "vàng thau lẫn lộn".

Tôm nguyên liệu "căng như dây đàn"

6-6-2011

Nỗi lo thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu bắt đầu xuất hiện từ trung tuần tháng 4-2011 do thời tiết nắng nóng bất thường. Chỉ hơn 30 ngày sau, nỗi lo đó đã trở thành hiện thực khi các lứa tôm đầu vụ thả nuôi xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt, trên diện rộng ở nhiều địa phương.

Thực phẩm tươi sống tăng giá trở lại

6-6-2011

Đi chợ Rạch Ông, quận 8 vào sáng 5.6, bà Thu Hoà khá bất ngờ khi người bán hàng cho biết trứng vịt loại 1 đã lên đến 30.000 đồng/chục, trứng gà loại 1 là 25.000 đồng/chục, tính ra tăng 3.000 đồng/chục so với một tuần trước. Các loại cá, thịt, rau vừa giảm giá được 10 – 20% từ giữa tháng 5, nay đã tăng trở lại mức cũ.

Tháng 5: Sản xuất phân bón chỉ đạt 57,6% kế hoạch

6-6-2011

Theo Bộ Công Thương, so với tháng 5/2010, sản phẩm phân đạm urê ước đạt 50,2 nghìn tấn, chỉ bằng 57,6% kế hoạch. Nguyên nhân sản xuất phân bón tháng 5 chậm một phần do Nhà máy Đạm Phú Mỹ ngừng sản xuất từ 15/5 đến 15/6 để bảo dưỡng.

Đến lượt nghêu giống sốt giá

6-6-2011

Trong khi người nuôi tôm kêu trời vì tôm giống quá khan hiếm, chất lượng kém, thì dân nuôi nghêu cũng rơi vào tình cảnh bi đát chẳng kém. Giá nghêu giống đang rất cao!

Vỡ nợ vì dưa

6-6-2011

Con đường chạy qua thị trấn NT Việt Trung (huyện Bố Trạch-Quảng Bình) lên xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) vào thời điểm thu hoạch dưa hấu của năm ngoái ken dày xe ô tô nằm chờ ăn hàng.

Cá tra Việt Nam, tầm nhìn 2015

6-6-2011

Ngày 4/6/2011, tại TPHCM, Trung tâm nghiên cứu và phân tích dữ liệu tài chính GAFIN, thuộc Công ty cổ phần tích hợp dữ liệu Nextcom, tổ chức hội thảo “Cá tra Việt Nam - Tầm nhìn 2015: “Xu hướng xuất khẩu, phân tích lợi thế cạnh tranh” do Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) chủ trì hội thảo.

Bộ Công thương bác tin nhập 100.000 tấn thịt

3-6-2011

Thời gian qua, có một số thông tin cho rằng, Bộ Công thương đang xúc tiến việc kiến nghị nhập khẩu 100.000 tấn thịt để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Kim Ngạch Xuất khẩu nông sản 2011: Kỳ vọng sẽ vượt mục tiêu 23 tỷ USD

2-6-2011

Với kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trên 10 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đang kỳ vọng vượt mục tiêu đề ra (23 tỷ USD trong năm 2011).

Nhập lậu đường nhộn nhịp như đi chợ

2-6-2011

Đường cát Thái Lan đủ loại tràn ngập chợ biên giới do giá rẻ và chất lượng không hề thua kém hạt đường VN. Trong khi đó, Hiệp hội Mía đường và các DN đường lại “kêu” tồn kho hàng chục ngàn tấn đường.