THỊ TRƯỜNG

Thịt lợn “phi mã” vì thức ăn chăn nuôi tăng giá

Ngày đăng: 13 | 06 | 2011

Giá thịt lợn liện tục tăng trong những ngày qua, mỗi kg thịt đã tăng tới 20-25 nghìn đồng, khiến các bà nội trợ kêu trời.

Nguyên nhân tăng giá lần này không phải do khan hàng, mà là do thức ăn chăn nuôi - nguyên liệu đầu vào tăng cao, khiến đầu ra phải tăng theo.
Giá tăng cao nhất từ đầu năm đến nay
Mặc dù không phải dịp lễ tết, nhu cầu của người tiêu dùng thủ đô cũng không tăng, thậm chí thời tiết nắng nóng trong những ngày vừa qua khiến mức tiêu thụ thịt giảm. Thế nhưng, bất chấp thời tiết nắng nóng, người tiêu dùng không mua thịt vì sợ ngấy, thì giá thịt lợn vẫn cứ tăng vù vù từng ngày (laodong.com.vn đã có bài phản ánh). Điều này khiến nhiều bà nội trợ kêu trời mỗi lần xách làn ra chợ.
Lượn một vòng quanh chợ Láng Hạ, bà Phạm Thị Mơ ở Láng Hạ, Đống Đa vẫn chưa mua đủ thực đơn cho gia đình, mặc dù trong làn đã đầy ắp các loại rau xanh, củ quả, chỉ thiếu món thịt. Bà Mơ cho biết, giá thịt lợn quá cao khiến bà đang băn khoăn không biết nên mua món gì khác thay thế món thịt lợn. “Giá thịt lợn quá đắt, lên tới 140 nghìn đồng/kg thịt nạc thăn, đến thịt ba chỉ giá cũng 120 nghìn đồng. Nếu là dịp lễ tết thì không nói làm gì, đằng này trời nóng “chảy mỡ”, vậy mà giá cứ lên vù vù…” - bà Mơ nói.
Theo tìm hiểu của PV, chỉ trong vòng một tuần qua, giá mỗi kg thịt lợn đã tăng từ 20 - 25 nghìn đồng. Việc tăng giá trong những ngày nắng nóng vừa qua được cho là bất thường, chưa từng xảy ra trong những năm trước. Chị Hoàng Thị Hải, tiểu thương đã hơn 10 năm bán thịt tại chợ Nghĩa Tân - nói: “Đã hơn chục năm tôi bán thịt lợn, vậy mà chưa năm nào giá thịt lại tăng đúng vào dịp nắng nóng như thế này. Đây là đợt tăng giá cao nhất từ đầu năm đến nay”.
Giá thịt lợn không chỉ tăng cao tại các chợ truyền thống, tại nhiều siêu thị cũng đã phải phải tính đến phương án tăng giá loại thực phẩm này vì nhà cung cấp đề nghị tăng giá. Bà Vũ Thị Hậu, Phó TGĐ Cty CP Nhất Nam (hệ thông siêu thị Fivimart) cho biết, liên tiếp trong những ngày qua nhà cung cấp đề nghị tăng giá thịt lợn. Tuy nhiên chúng tôi đang xem xét xem việc đề nghị tăng giá có hợp lý hay không. Nếu đề nghị tăng giá là chính đáng, thì chúng tôi cũng phải tính đến chuyện tăng giá.
Đầu vào tăng, đầu ra phải tăng
Hiện nay, giá lợn hơi xuất chuồng tại các vùng ngoại thành Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận dao động ở mức từ 60.000 - 65.000 đồng/kg. Tuy nhiên giá tăng cao như hiện nay cũng không làm những người chăn nuôi vui hơn. Bởi theo họ, chi phí cho thức năn chăn nuôi như cám, rau cũng đã tăng lên đáng kể. Thêm vào đó là đợt tăng giá điện, giá xăng vừa qua càng làm cho chi phí chăn nuôi bị đội giá.
Anh Nguyễn Khắc Đản, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội cho rằng, thức ăn chăn nuôi tăng, điện tăng giá nên đã kéo theo giá thành tăng lên. “Giá cám tăng cao như vừa qua khiến những người chăn nuôi chúng tôi méo mặt vì phải đầu tư thêm vốn, mặc dù giá lợn xuất chuồng tăng nhưng không đủ bù đắp được việc tăng giá của các nguyên liệu đầu vào” - anh Đản nói.
Lý giải cho việc giá thịt lợn tăng cao trong thời gian vừa qua, lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), Hiệp hội Chăn nuôi đã trả lời báo chí rằng, nguyên nhân tăng giá thịt lợn trong thời gian vừa qua là “phản ứng dây truyền” của nguyên liệu đầu vào tăng.
Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi - nói: “Giá thịt lợn tăng là do chi phí đầu vào tăng 30 - 40%, có lúc đến 50%. Đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng, chứ không phải nguồn cung cấp thiếu mà giá tăng. Một số nơi vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh, nên có những chỗ đàn lợn rất nhiều nhưng không vận chuyển đi tiêu thụ, dẫn tới hiện tượng thiếu cục bộ, khiến người dân tưởng là thiếu thịt”.
Theo nhận định của ông Trần Cao Xuân, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, thì thời gian tới, giá thịt lợn trên thị trường sẽ hạ nhiệt bởi chăn nuôi lợn đã bắt đầu có lãi. Hiện tại, dịch bệnh trên cả nước cơ bản đã được khống chế, nếu có xảy ra đều được dập tắt kịp thời, nên không lây lan rộng như trước. Trong khi đó, nuôi lợn chỉ mất khoảng 3 - 4 tháng là có thể xuất chuồng.
AGROINFO – Theo Cafef.vn

Nguồn:http://cafef.vn/201106120830080CA39/thit-lon-phi-ma-vi-thuc-an-chan-nuoi-tang-gia.chn

NỘI DUNG KHÁC

5 tháng, xuất khẩu 53.000 tấn điều

13-6-2011

Ngành điều dự kiến xuất khẩu 190.000 tấn điều nhân các loại, phấn đấu đạt kim ngạch từ 1,4 – 1,5 tỉ USD.

Dự báo năm 2011, sẽ xuất khẩu 7,1-7,4 triệu tấn gạo

13-6-2011

Mặc dù giá lúa gạo trong tháng 5 giảm nhẹ nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn dự báo xuất khẩu gạo năm nay đạt 7,1 – 7,4 triệu tấn như đã dự báo hồi tháng 4.

Phá sản kế hoạch phát triển điều

13-6-2011

Sáng 10.6, Hội nghị khách hàng điều quốc tế được khai mạc tại TP.HCM. Báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, đến cuối năm 2010 tổng diện tích trồng điều trên cả nước còn chưa tới 400.000ha, giảm 33.000ha so với năm 2005 và không đạt chỉ tiêu 450.000ha theo Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 của Bộ NNPTNT.

Dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh

10-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Giá xuất khẩu cà phê tăng cao

10-6-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 113 ngàn tấn với trị giá 270 triệu USD. Với ước tính này, tổng lượng cà phê xuất khẩu 5 tháng đạt 811 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỉ USD, tăng 43,8% về lượng và gấp 2,3 lần về giá trị.

“Nhà nước không thể ôm được hết mọi thứ”

10-6-2011

Bên cạnh việc chỉ ra những rối rắm của việc triển khai tiêm phòng vacxin CGC, khi trao đổi với NNVN, các chuyên gia trong ngành Chăn nuôi – Thú y cho rằng, nút thắt này có thể tháo gỡ khi chúng ta phát triển được đội ngũ dịch vụ thú y cơ sở.

Phòng chống dịch bệnh trên thủy sản: Cần giải pháp dài hơi

10-6-2011

Từ lâu, dịch bệnh trên thủy sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng thủy sản Việt Nam. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục gặp khó trên đường hoàn thành mục tiêu đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ hội nhập. Tình hình dịch bệnh trên tôm thời gian gần đây cho thấy, cần có giải pháp dài hơi để thay đổi phương thức nuôi của bà con.

Thu hoạch sớm hàng trăm tấn tôm non

8-6-2011

Ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh hiện một số hộ dân bắt đầu thu hoạch tôm sú nuôi thả giống sớm. Điều đáng nói là trong đó có hàng trăm tấn tôm bị nhiễm bệnh, buộc phải thu hoạch sớm từ 1- 2 tháng. Loại tôm này kích cỡ nhỏ, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, chỉ tiêu thụ nội địa nên giá chỉ từ 50.000- 60.000 đồng/kg, bằng khoảng 30% giá tôm sú nguyên liệu bán cho các nhà máy.

Phải có cơ chế cho kinh doanh thương mại vacxin

8-6-2011

Đặt “ngưỡng” số lượng gia cầm được tiêm phòng CGC miễn phí là để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Tuy nhiên với chiêu chia nhỏ đàn và đứng tên nhiều hộ, người chăn nuôi lớn đã lách luật để hưởng lợi rất dễ dàng. Thực tế này đang đặt ra câu hỏi: Nhà nước có nên tiếp tục bao cấp vacxin CGC nữa không?

Thị trường gạo hạ nhiệt: Cơ hội để hoạch định chiến lược phát triển bền vững

8-6-2011

Đây sẽ là một trong các nhóm chủ đề được tập trung tại sự kiện thường niên về “Triển vọng ngành hàng nông nghiệp Việt Nam 2011” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội.

Vải thiều- Được mùa, kém vui

8-6-2011

Mặc dù còn khoảng 1 tháng nữa mới đến thời điểm thu hoạch vải thiều chính vụ, song năm nay, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải thiều sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, vải thiều sớm thì lại giảm khoảng 10% so với cùng kỳ.

ĐBSCL: Tôm giống thẻ chân trắng tăng giá

8-6-2011

Ngày 7.6, giá tôm thẻ chân trắng giống rao bán ở ĐBSCL là 100 đồng/con, dù cơ quan chuyên môn không khuyến khích nuôi tràn lan.