THỊ TRƯỜNG

5 tháng, xuất khẩu 53.000 tấn điều

Ngày đăng: 13 | 06 | 2011

Ngành điều dự kiến xuất khẩu 190.000 tấn điều nhân các loại, phấn đấu đạt kim ngạch từ 1,4 – 1,5 tỉ USD.

Theo ước tính của Tổng Cục Thống Kê, đến hết tháng 5, số lượng điều xuất khẩu khoảng 53.000 tấn với trị giá kim ngạch 397 triệu USD, giảm 13,4% về lượng nhưng lại tăng 22,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, riêng tháng 5 xuất khẩu ước đạt 13.000 tấn thu về 100 triệu USD.
Cùng đà tăng giá của nhiều mặt hàng nông sản khác, giá điều xuất khẩu bình quân 4 tháng đã đạt 7,289 USD/tấn, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu về thị trường tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, riêng tháng 4 xuất sang thị trường này đạt 27,54 triệu USD (tăng 16,09% so với tháng 3); đưa kim ngạch cả 4 tháng lên 93,7 triệu USD, chiếm 31,94% trong tổng kim ngạch, tăng 31,92% so cùng kỳ.
Trung Quốc vẫn ở vị trí thứ 2 về kim ngạch, riêng tháng 4 xuất sang Trung Quốc 14,97 triệu USD (tăng 2,13% so tháng 3); đưa kim ngạch cả 4 tháng lên 61,97 triệu USD, chiếm 21,13% tổng kim ngạch, tăng 84,52% so cùng kỳ.
Thị trường Hà Lan đứng thứ 3, với 12,49 triệu USD trong tháng 4; tổng cộng cả 4 tháng đạt 42,21 triệu USD, chiếm 14,39% tổng kim ngạch, tăng 21,44% so cùng kỳ.
Trong 20 thị trường có số liệu xuất khẩu điều của Việt Nam chỉ có 5 thị trường có tỷ lệ kim ngạch giảm, giảm mạnh nhất so với tháng 4 năm 2010 là Na Uy ( -80%), ngoài ra thị trường Canada và Philippin có tỷ lệ giảm trên 50%.
Tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với tháng 4 năm 2010 là thị trường Đài Loan, tăng trưởng hơn 300% tuy kim ngạch chỉ chiếm phần nhỏ so với tổng kim ngạch chung.
Năm nay, ngành điều Việt Nam dự kiến xuất khẩu 190.000 tấn điều nhân các loại, thấp hơn 4.000 tấn so với năm 2010 do sản lượng điều thô giảm.
Ngành cũng dự kiến phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1,4 – 1,5 tỉ USD, đạt mức tăng trưởng khoảng 32 % so với năm 2010 và tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu điều nhân của thế giới. Theo kế hoạch ngành điều cần nhập 300.000 tấn nguyên liệu để chế biến.
Để có thể đạt mức kim ngạch 1,4 -1,5 tỷ USD đã đặt ra, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến xuất khẩu, ngoài những thị trường truyền thống, cần tìm kiếm và mở rộng sang các thị trường kim ngạch chưa cao song mức tiêu thụ lớn. Một số thị trường như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản,… là những thị trường mới, còn nhiều tiềm năng, doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi những thông tin về hội chợ triển lãm để tham gia và tìm kiếm đối tác. Để việc xuất khẩu đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần tìm những bạn hàng có tiềm năng, tránh việc xuất khẩu theo mùa vụ, đối tác nhỏ lẻ./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử VOVNEWS

NỘI DUNG KHÁC

Dự báo năm 2011, sẽ xuất khẩu 7,1-7,4 triệu tấn gạo

13-6-2011

Mặc dù giá lúa gạo trong tháng 5 giảm nhẹ nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn dự báo xuất khẩu gạo năm nay đạt 7,1 – 7,4 triệu tấn như đã dự báo hồi tháng 4.

Phá sản kế hoạch phát triển điều

13-6-2011

Sáng 10.6, Hội nghị khách hàng điều quốc tế được khai mạc tại TP.HCM. Báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, đến cuối năm 2010 tổng diện tích trồng điều trên cả nước còn chưa tới 400.000ha, giảm 33.000ha so với năm 2005 và không đạt chỉ tiêu 450.000ha theo Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2010 của Bộ NNPTNT.

Dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh

10-6-2011

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện dịch bệnh thủy sản, đặc biệt là dịch bệnh trên tôm sú đang lây lan nhanh ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Giá xuất khẩu cà phê tăng cao

10-6-2011

Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 5 đạt 113 ngàn tấn với trị giá 270 triệu USD. Với ước tính này, tổng lượng cà phê xuất khẩu 5 tháng đạt 811 ngàn tấn với giá trị kim ngạch xấp xỉ 1,8 tỉ USD, tăng 43,8% về lượng và gấp 2,3 lần về giá trị.

“Nhà nước không thể ôm được hết mọi thứ”

10-6-2011

Bên cạnh việc chỉ ra những rối rắm của việc triển khai tiêm phòng vacxin CGC, khi trao đổi với NNVN, các chuyên gia trong ngành Chăn nuôi – Thú y cho rằng, nút thắt này có thể tháo gỡ khi chúng ta phát triển được đội ngũ dịch vụ thú y cơ sở.

Phòng chống dịch bệnh trên thủy sản: Cần giải pháp dài hơi

10-6-2011

Từ lâu, dịch bệnh trên thủy sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng thủy sản Việt Nam. Nếu không giải quyết triệt để vấn đề này, chúng ta sẽ tiếp tục gặp khó trên đường hoàn thành mục tiêu đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ hội nhập. Tình hình dịch bệnh trên tôm thời gian gần đây cho thấy, cần có giải pháp dài hơi để thay đổi phương thức nuôi của bà con.

Thu hoạch sớm hàng trăm tấn tôm non

8-6-2011

Ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh hiện một số hộ dân bắt đầu thu hoạch tôm sú nuôi thả giống sớm. Điều đáng nói là trong đó có hàng trăm tấn tôm bị nhiễm bệnh, buộc phải thu hoạch sớm từ 1- 2 tháng. Loại tôm này kích cỡ nhỏ, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, chỉ tiêu thụ nội địa nên giá chỉ từ 50.000- 60.000 đồng/kg, bằng khoảng 30% giá tôm sú nguyên liệu bán cho các nhà máy.

Phải có cơ chế cho kinh doanh thương mại vacxin

8-6-2011

Đặt “ngưỡng” số lượng gia cầm được tiêm phòng CGC miễn phí là để giảm sự bao cấp của Nhà nước. Tuy nhiên với chiêu chia nhỏ đàn và đứng tên nhiều hộ, người chăn nuôi lớn đã lách luật để hưởng lợi rất dễ dàng. Thực tế này đang đặt ra câu hỏi: Nhà nước có nên tiếp tục bao cấp vacxin CGC nữa không?

Thị trường gạo hạ nhiệt: Cơ hội để hoạch định chiến lược phát triển bền vững

8-6-2011

Đây sẽ là một trong các nhóm chủ đề được tập trung tại sự kiện thường niên về “Triển vọng ngành hàng nông nghiệp Việt Nam 2011” do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 17/6, tại Hà Nội.

Vải thiều- Được mùa, kém vui

8-6-2011

Mặc dù còn khoảng 1 tháng nữa mới đến thời điểm thu hoạch vải thiều chính vụ, song năm nay, theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Giang, sản lượng vải thiều sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, vải thiều sớm thì lại giảm khoảng 10% so với cùng kỳ.

ĐBSCL: Tôm giống thẻ chân trắng tăng giá

8-6-2011

Ngày 7.6, giá tôm thẻ chân trắng giống rao bán ở ĐBSCL là 100 đồng/con, dù cơ quan chuyên môn không khuyến khích nuôi tràn lan.

Tôm chết hàng loạt không ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu

8-6-2011

Ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) trao đổi với NTNN chiều 6.6 về tình trạng tôm chết hàng loạt do bị bệnh hoại tử, teo gan ở đồng bằng sông Cửu Long.