TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ứng cử viên ĐBQH với vấn đề nông nghiệp - nông thôn

Ngày đăng: 17 | 05 | 2011

Ứng cử viên ĐBQH, bà Trương Thị Huệ, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Đại Từ, Thái Nguyên: Hướng đến phát triển các mô hình SXNN mới, hiệu quả cao.

Cũng như các ứng cử viên khác, tôi cảm thấy rất vinh dự khi được cấp uỷ Đảng, cử tri nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm, Uỷ ban MTTQ tỉnh hiệp thương thống nhất giới thiệu ứng cử ĐBQH khoá 13. Vì vậy, nếu được cử tri tín nhiệm bầu làm ĐBQH khoá 13, tôi sẽ nỗ lực, cố gắng hết sức để làm tròn trách nhiệm, nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. Và trong chương trình hành động của mình, làm thế nào để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của tôi.
 
Có thể nói, xây dựng NTM là niềm mơ ước bao đời nay của người nông dân. Đơn cử như ở huyện Đại Từ, tôi hình dung NTM của huyện trong tương lai sẽ là một vùng quy hoạch ngăn nắp, gọn gàng. Cùng với việc đưa khu du lịch hồ Núi Cốc trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, huyện phát triển du lịch sinh thái dọc theo triền đông của dãy Tam Đảo. Để đảm bảo mục tiêu đó, nông thôn của huyện Đại Từ phải được quy hoạch theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, tập trung, hình thành các làng nghề, các mô hình hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, có sự ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp mới với hiệu quả cao như mô hình làng nghề chè, mô hình tập trung trồng nấm ăn và nấm dược liệu, mô hình cánh đồng sản xuất lúa chất lượng cao...Huyện cũng đang dự định xây dựng một vùng sản xuất dược liệu với diện tích khoảng 2.000 ha dọc theo triền núi dãy Tam Đảo. Có thể nói, với quyết tâm cao của chính quyền và nhân dân địa phương, cùng với sự quan tâm của các cấp các ngành, nông thôn Đại Từ sẽ hình thành một diện mạo mới.
Ứng cử viên ĐBQH, ông Nguyễn Sáng Vang, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng SX hàng hóa
Là Trưởng đoàn ĐBQH khoá XII tỉnh Tuyên Quang, nhiệm kỳ qua, tôi đã cùng với các vị đại biểu trong Đoàn có nhiều hoạt động tích cực góp phần vào thành công chung của Quốc hội khóa XII. Nhiệm kỳ QH 2011-2016, tôi lại được cử tri nơi công tác và nơi cư trú tiếp tục tín nhiệm giới thiệu tham gia ứng cử. Tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự tín nhiệm và ủng hộ của cử tri. Nếu trúng cử, tôi sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của Quốc hội.
Đối với tỉnh Tuyên Quang, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định: "Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, sớm đưa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển" và xác định 4 lĩnh vực đột phá là: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống giao thông; phát triển công nghiệp; phát triển kinh tế du lịch; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời với tiềm năng, lợi thế phát triển nông lâm nghiệp, Tuyên Quang tiếp tục đẩy mạnh phát triển vững chắc nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo chuyển biến mạnh về đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn. Chú trọng phát triển các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến. Với gần nửa triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm 76% diện tích đất tự nhiên, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, tạo điều kiện để người trồng rừng tăng thu nhập và tiến tới làm giàu từ rừng, giao rừng trồng gắn với giao đất lâm nghiệp để người dân thực sự là chủ rừng.
Để giúp các hộ nghèo ở các xã, thôn bản thuộc Chương trình 135 xoá nghèo bền vững, tỉnh tiếp tục thực hiện chủ trương hỗ trợ miễn phí giống lúa, ngô lai cho hộ nghèo để sản xuất trong những năm tới. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương rà soát quỹ đất giao cho các hộ nghèo sản xuất. Tăng cường chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, cán bộ tín dụng, cán bộ khuyến nông... hướng dẫn hộ nghèo lập dự án, tổ chức thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh và giám sát các hộ nghèo việc sử dụng vốn vay. Xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng khoa học kỹ thuật; đưa cây, con giống có năng suất cao vào trồng trọt và chăn nuôi... Đặc biệt, đẩy mạnh thực hiện Chương trình Nông thôn mới; thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 100% đường thôn, bản được bê tông hóa.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/78346/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

"Bốn nhà" bàn cây sắn

17-5-2011

Với những thế mạnh nhất định, cây sắn (mì) đang là đối tượng được nhà nông ở nhiều địa phương đặc biệt quan tâm, mở rộng diện tích. Tại miền Đông Nam bộ, nơi có diện tích sắn khá lớn, một hội thảo được tổ chức theo mô hình liên kết bốn nhà gồm nhà nước, nhà khoa học, nhà DN và nhà nông diễn ra ở “thủ phủ” cây sắn- tỉnh Tây Ninh để bàn tính việc nâng cao hiệu quả loại cây này.

Sướng như nông dân Quảng Ngãi

17-5-2011

Máy móc đang "gánh" cho nông dân Quảng Ngãi nhiều công đoạn vất vả nhất, như cày, băm đất, cắt…

2020, giảm 20% lượng khí phát thải từ nông nghiệp

17-5-2011

Hôm qua (16/5), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2010, triển khai kế hoạch, chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) 2011.

Làm chuyển biến nhận thức về NTM

17-5-2011

Nghị quyết Trung ương 7 khoá 10 và chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ sở, động lực để Thái Nguyên phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đến nay, chương trình NTM đã được tỉnh Thái Nguyên xây dựng thành chương trình hành động, ra các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản hướng dẫn thực hiện, tập huấn và kiện toàn BCĐ các cấp. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 35 xã đạt tiêu chí NTM. Trở ngại của việc thực hiện chương trình trên là nhận thức của nhân dân, thậm chí là của cả một số cán bộ cơ sở còn phiến diện.

Làm thí điểm không thể tránh khỏi rủi ro

17-5-2011

Xung quanh việc phát triển cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang tồn tại nhiều rủi ro, PV NTNT đã phỏng vấn ông Lê Quang Thung - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Phát triển phải theo quy hoạch

17-5-2011

Hiện nay, việc trồng và phát triển cao su của các tỉnh miền núi phía Bắc cần phân định rõ 2 vùng: Tây Bắc và Đông Bắc. Với Tây Bắc, Chính phủ, Bộ NNPTNT cho phát triển nhưng phải theo quy hoạch; còn Đông Bắc hiện chỉ cho phép trồng thí điểm.

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực : Cơ hội nào cho Việt Nam?

16-5-2011

Trước tình hình giá lương thực tăng cao, nhiều quốc gia đang phải tìm giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế nhận định, đây là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Bảo hiểm vi mô giúp người nghèo ứng phó với bất ổn

16-5-2011

Bảo hiểm vi mô là một công cụ then chốt giúp người dân nghèo vượt qua được những khó khăn không lường trước, đồng thời mang lại thêm cơ hội phát triển cho các công ty bảo hiểm tư nhân.

Các yếu tố đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

16-5-2011

Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển với nhiều yếu tố đảm bảo nhận định này, trong đó phải kể đến cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năng lực sản xuất phát triển cùng với chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt.

Thời tiết xấu đe dọa vựa lúa sông Hồng và Bắc Trung bộ

16-5-2011

Do thời tiết thất thường, sâu bệnh gây hại, diện tích giảm nên lúa vụ đông xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Bắc trung bộ (BTB) đang có nguy cơ bị giảm năng suất.

Nông dân vẫn “đói” thông tin

16-5-2011

Trong các chính sách hướng về nông thôn và nông dân, chính sách thông tin - truyền thông cần được coi là một trụ cột ưu tiên.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn

16-5-2011

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội (khoá XII) cho biết, nếu tiếp tục trúng cử Quốc hội khoá tới thì vấn đề bà đặc biệt quan tâm là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.