TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm thí điểm không thể tránh khỏi rủi ro

Ngày đăng: 17 | 05 | 2011

Xung quanh việc phát triển cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang tồn tại nhiều rủi ro, PV NTNT đã phỏng vấn ông Lê Quang Thung - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Từ thời Pháp thuộc đến nay, ở nước ta, cây cao su chỉ được trồng ở miền Nam, chủ yếu là miền Đông Nam Bộ, có thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu phù hợp. Tại sao Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam lại quyết định phát triển trồng cao su ở vùng núi phía Bắc, nơi không có điều kiện tự nhiên như miền Đông Nam Bộ, thưa ông?
- Khu vực Tây Bắc của nước ta giáp ranh với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc là vùng có khí hậu tương đồng, thậm chí Vân Nam có lúc còn rét, khắc nghiệt hơn cả Tây Bắc của ta nhưng cao su ở đó phát triển bạt ngàn, xanh mướt, cho năng suất cao tới 1,8 tấn/ha, trong khi vùng Đông Nam Bộ - nơi có điều kiện gần như là tốt nhất cho cao su phát triển mà cũng chỉ đạt 2 tấn/ha.
Cây cao su trồng ở các tỉnh Tây Bắc có đạt hiệu quả như mong muốn không - câu trả lời phải nhiều năm nữa mới có.
 
Tại sao Vân Nam trồng được, còn ta thì không? Trong khi vùng miền núi phía Bắc nước ta, đặc biệt là Tây Bắc hiện nay chưa có nhiều cây trồng chủ lực, đời sống người dân còn rất khó khăn. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm đi tiên phong trồng cao su ở 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La và Lai Châu.
Ông vừa nói các tỉnh Tây Bắc và vùng Vân Nam (Trung Quốc) có khí hậu tương đồng, vậy chúng ta dùng giống trong nước hay của Vân Nam, Trung Quốc để trồng cao su ở vùng này là phù hợp?
- Chúng ta dùng giống nghiên cứu trong nước, chứ giống của Trung Quốc rất đắt, tới 30.000 đồng/cây, cao gấp 6 lần giống trong nước.
Đợt rét đậm năm vừa rồi, cao su ở vùng này bị chết nhiều do chất lượng giống kém hay không phù hợp với thổ nhưỡng?
- Trong sự việc này báo chí nói hơi quá, không có việc cao su chết hàng loạt mà chỉ chết có khoảng 1.000 cây ở Yên Bái và Hà Giang. Vì trong giai đoạn làm thí điểm nên chúng ta không thể không tránh khỏi những vấp váp, rủi ro. Đợt rét vừa rồi, cao su chết, chúng tôi cũng bị thiệt hại lên đến gần 20 tỷ đồng. Đó chính là cái giá phải trả cho sai lầm của mình, là bài học lớn mà chúng tôi đã phải nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Trong đó sai lầm lớn nhất là chúng tôi đã dùng giống không phù hợp và thời điểm trồng cũng chưa đúng. Giống cao su của ta, dù đã có nghiên cứu, nâng chất lượng nhưng vẫn chưa chịu rét được. Mặc dù bài toán phát triển giống mới không hề đơn giản, phải 30-50 năm mới có được nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đặt hàng Viện Nghiên cứu cao su làm tiếp tục, để con cháu chúng ta đời sau hưởng.
“Ai phá rừng tôi không biết, nhưng Tập đoàn chưa hề phá một cây rừng nào ở khu vực này để trồng cao su.” - Ông Lê Quang Thung
Sắp tới, dẫu tốn kém, chúng tôi sẽ nhập giống của Vân Nam, Trung Quốc về trồng. Bên cạnh đó, cũng thay đổi thời điểm trồng từ tháng 9-10 như thường trồng sang năm sang trồng vào mùa xuân để né đợt rét đậm cuối năm ở 3 tỉnh này.
Tại nhiều địa phương, người ta đang lợi dụng chủ trương phát triển cao su để phá rừng. Trong chiến lược phát triển cao su ở Tây Bắc, Tập đoàn có tính đến yếu tố bảo vệ rừng, giữ gìn môi trường?
Ông Lê Quang Thung - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam.
-Tôi xin khẳng định, ai phá rừng tôi không biết, nhưng Tập đoàn chưa hề phá một cây rừng nào ở khu vực này để trồng cao su. Mà ngược lại, chúng tôi trồng cao su ở vùng này là để góp phần chống xói mòn đất, ngăn lũ tràn về xuôi trong mùa mưa. Bởi đặc thù vùng này là đất đồi trọc, dốc, nhiều sỏi đá, nên mới có tình trạng bà con trồng hoa màu chỉ 1 - 2 vụ là đất hết dinh dưỡng, phải bỏ đất đó rồi phá rừng khai hoang kiếm đất khác trồng tiếp.
Chiến lược phát triển cao su ở vùng này còn chính là để tái tạo lại rừng, bảo vệ môi trường. Khi trồng cao su được ở đây, tin rằng người dân sẽ hết phá rừng.
Nói thật, phát triển cao su ở vùng này chúng tôi làm hoàn toàn vì dân, vì môi trường chứ tính về hiệu quả kinh doanh thì rất lỗ bởi giá giống cao, khí hậu khắc nghiệt, năng suất thấp hơn nhiều so với trồng ở các vùng phía Nam. Nhưng trong thời điểm còn làm thí điểm, vừa làm vừa học hỏi, không thể không có khó khăn, sai sót, rất cần sự chung lưng đấu cật của tất cả mọi người thì mới mong thay đổi được bộ mặt kinh tế của vùng này.
Đối với những ND góp đất để trở thành công nhân trồng cao su, hiện cuộc sống của họ ra sao, thưa ông?
- Hiện Tập đoàn đã phát triển trồng cao su ở 3 tỉnh Tây Bắc được 15.000ha và trong chiến lược phát triển đến 2015 là 30.000ha. Chúng tôi đưa giống và kỹ thuật lên cung cấp miễn phí cho bà con. Người dân góp đất trồng cây cao su theo dạng cổ phần với giá 10 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, những người ND này nếu vẫn muốn tiếp tục canh tác trên mảnh đất của mình thì Tập đoàn sẽ thuê họ, trở thành công nhân của Tập đoàn, được trả lương, chi thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cùng mọi chế độ khác đầy đủ".
Cụ thể thu nhập của họ thế nào?
-Tùy từng vùng và năng lực mà mỗi người có một mức thu nhập khác nhau. Báo chí cứ đi khảo sát. Tôi chỉ có thể nói là mức thu nhập bình quân của người dân trồng cao su nơi đây đã được nâng lên cao hơn gấp 3 lần trước đây.
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển phải theo quy hoạch

17-5-2011

Hiện nay, việc trồng và phát triển cao su của các tỉnh miền núi phía Bắc cần phân định rõ 2 vùng: Tây Bắc và Đông Bắc. Với Tây Bắc, Chính phủ, Bộ NNPTNT cho phát triển nhưng phải theo quy hoạch; còn Đông Bắc hiện chỉ cho phép trồng thí điểm.

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực : Cơ hội nào cho Việt Nam?

16-5-2011

Trước tình hình giá lương thực tăng cao, nhiều quốc gia đang phải tìm giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế nhận định, đây là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Bảo hiểm vi mô giúp người nghèo ứng phó với bất ổn

16-5-2011

Bảo hiểm vi mô là một công cụ then chốt giúp người dân nghèo vượt qua được những khó khăn không lường trước, đồng thời mang lại thêm cơ hội phát triển cho các công ty bảo hiểm tư nhân.

Các yếu tố đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

16-5-2011

Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển với nhiều yếu tố đảm bảo nhận định này, trong đó phải kể đến cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năng lực sản xuất phát triển cùng với chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt.

Thời tiết xấu đe dọa vựa lúa sông Hồng và Bắc Trung bộ

16-5-2011

Do thời tiết thất thường, sâu bệnh gây hại, diện tích giảm nên lúa vụ đông xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Bắc trung bộ (BTB) đang có nguy cơ bị giảm năng suất.

Nông dân vẫn “đói” thông tin

16-5-2011

Trong các chính sách hướng về nông thôn và nông dân, chính sách thông tin - truyền thông cần được coi là một trụ cột ưu tiên.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn

16-5-2011

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội (khoá XII) cho biết, nếu tiếp tục trúng cử Quốc hội khoá tới thì vấn đề bà đặc biệt quan tâm là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Việt Nam tham gia Ban Cố vấn đặc biệt về nông nghiệp

16-5-2011

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ tham gia Ban Cố vấn đặc biệt về nông nghiệp - an ninh lương thực - biến đổi khí hậu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Hà Lan khởi xướng.

Điều chỉnh tiêu chí cho phù hợp

16-5-2011

Khi mới ban hành, bộ 19 tiêu chí về nông thôn mới (NTM) có vẻ như khá "êm" khi gặp rất ít phản hồi từ cơ sở. Song chỉ đến khi các địa phương đồng loạt bắt tay vào xây dựng NTM, hàng loạt tiêu chí cả "tĩnh" cả "động" mới được hồi âm bằng tiếng nói từ cơ sở.

Dự kiến điều chỉnh thuế nhập khẩu điều thô từ 5% xuống 0%

16-5-2011

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư về điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng hạt điều chưa bóc vỏ trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi từ 5% xuống còn 0%.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá

16-5-2011

Sản xuất nông nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2011 đạt kết quả cao, năng suất lúa trên diện tích đã thuhoạch đạt khá hơn so với vụ trước… Có được thành công bước đầu đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong công tác chỉ đạo,điều hành. Thành công này chính là đòn bẩy để ngành nông nghiệp tạo được bứt phá trong năm 2011.

26 tỷ đồng phát triển giống cây ăn quả chủ lực

16-5-2011

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI), Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt dự án đầu tư sản xuất giống một số cây ăn quả chủ lực các tỉnh phía Nam giai đoạn 2011 – 2015. Tổng vốn đầu tư dự án gần 26 tỷ đồng do SOFRI làm chủ đầu tư, thực hiện tại SOFRI (Tiền Giang) và Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (Bà Rịa- Vũng Tàu).