TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thời tiết xấu đe dọa vựa lúa sông Hồng và Bắc Trung bộ

Ngày đăng: 16 | 05 | 2011

Do thời tiết thất thường, sâu bệnh gây hại, diện tích giảm nên lúa vụ đông xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Bắc trung bộ (BTB) đang có nguy cơ bị giảm năng suất.

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc, vụ đông xuân năm nay các tỉnh ĐBSH và BTB đã gieo cấy khoảng 900 nghìn ha, giảm khoảng 11 nghìn ha so với năm trước. Việc giảm năng suất lúa có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là về vấn đề giống, thời tiết và thời vụ. Do vụ đông xuân năm nay, rét đậm rét hại kéo dài đúng vào giai đoạn mạ và đẻ nhánh dẫn tới lúa sinh trưởng kém, trỗ chậm hơn so với hằng năm. Nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí lớn, số giờ nắng trong ngày thấp đã hạn chế quá trình hấp thu dinh dưỡng, quang hợp và đẻ nhánh của cây lúa, ngừng quá trình thải độc trong đất dẫn tới lúa sinh trưởng phát triển chậm, đẻ nhánh ít và muộn hơn so với cùng kỳ hằng năm nên nhiều diện tích bị chết hoặc nghẹt rễ, vàng lá. Trong đó, tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã có khoảng hơn 5000 ha mạ và 7000 ha lúa bị chết và sinh trưởng phát triển chậm, nhất là các giống lúa thuần chịu rét kém, các chân ruộng không đủ nước, diện tích mạ không được che phủ ni-lon đúng kỹ thuật hoặc bón lót phân đạm bị chết nhiều. Theo đó, dự kiến thời gian sinh trưởng của các giống lúa sẽ kéo dài thêm 20-25 ngày, với những diện tích lúa bị chết và gieo cấy lại trước ngày 15-3, thời vụ có thể bị kéo dài thêm từ 30-35 ngày so với cùng kỳ năm trước.
Do thu hoạch lúa đông xuân muộn nên sẽ ảnh hưởng tới thời vụ và cơ cấu giống lúa vụ mùa ở các tỉnh ĐBSH và vụ hè thu ở các tỉnh Bắc trung bộ. Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán, thiếu nước sản xuất cho vụ đông xuân ở các tỉnh trên đã xảy ra trên diện rộng và kéo dài trong nhiều tháng. Nguồn nước trên các sông, hồ chứa giảm nhanh và đều ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 6 đến 30%, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nước ở lưu vực sông Lô, Hồng và Thái Bình…Với những bất lợi về thời tiết trong sản xuất nên dự kiến năng suất lúa ở hai vùng sẽ thấp hơn năm trước khoảng 0,4 tạ/ha; sản lượng lúa ước đạt hơn 5,4 triệu tấn, sụt giảm hơn 100 nghìn tấn so với vụ năm trước. Trong đó vùng ĐBSH năng suất trung bình dự kiến đạt 62,8 tạ/ha; thấp hơn 0,4 tạ/ha so với vụ trước, sản lượng ước đạt 3,5 triệu tấn, giảm 35 nghìn tấn so với vụ đông xuân năm ngoái. Vùng BTB năng suất trung bình ước đạt 57 tạ/ha, thấp hơn 0,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt hơn 1,9 triệu tấn, giảm khoảng 60 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước. Theo đánh giá của các tỉnh, thời vụ năm nay sẽ rất căng thẳng, nông dân vừa thu hoạch, vừa làm đất vừa gieo cấy trong vòng một tháng có thể dẫn tới nhiều nguy cơ về thiếu nhân công, đất suy kiệt và khả năng sâu bệnh tăng cao.
Điều đáng lo ngại đối với 16 tỉnh ĐBSH và BTB hiện nay là thời vụ vụ đông xuân chậm sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất vụ hè thu và lúa mùa. Ngoài ra, nhiều địa phương còn bị tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn, bão lũ ảnh hưởng đến sản xuất trong vụ mùa, hè thu sắp tới. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, việc thu hoạch lúa đông xuân chậm đã làm kế hoạch sản xuất vụ hè thu, vụ mùa chậm theo, việc thu hoạch lúa hè thu, lúa mùa sẽ rơi vào đúng thời kỳ mưa bão nhiều. Còn ở tỉnh Ninh Bình, nếu không đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của lúa đông xuân, rút ngắn được thời vụ thu hoạch lúa, lũ tiểu mãn về đúng lịch thì nguy cơ mất trắng diện tích lúa ngoài đê trên địa bàn là rất cao. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, vào thời điểm này mọi năm, lúa đã trỗ và vào mẩy. Dự kiến tỉnh Nghệ An sẽ có 4000 – 5000 ha lúa trỗ muộn vào khoảng ngày 20-5, như vậy, thu hoạch vụ đông xuân sẽ vào giữa tháng 6, muộn một tháng so với lịch thời vụ.
Trước những khó khăn trên, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng cho rằng, các tỉnh cần tập trung thu hoạch lúa đông xuân nhanh, gọn, cắt sát gốc rạ, giữ nước không để chân ruộng bị khô cạn; thu hoạch đến đâu làm đất gieo cấy lúa hè thu, lúa mùa đến đó. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần chú trọng tăng cường cơ giới hóa khâu làm đất, thu hoạch đến đâu làm đất vùi sâu gốc rạ đến đó, để tăng khả năng phân hủy gốc rạ, tránh cho lúa mới cấy bị ngộ độc hữu cơ trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Đồng thời, cân đối cụ thể lượng giống lúa đã có của doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn. Các địa phương chủ động phối hợp các doanh nghiệp chuyển hạt giống từ các tỉnh Nam Bộ và duyên hải miền trung hoặc nhập khẩu giống phù hợp bảo đảm đủ lượng giống cho nhân dân sản xuất; hướng dẫn kỹ thuật xử lý phá ngủ đối với hạt giống lúa chuyển vụ. Đặc biệt, các địa phương cần ưu tiên gieo cấy những giống lúa ngắn ngày cho trà hè thu chạy lũ ở các tỉnh BTB để kịp thời thu hoạch trước ngày 15-9 và trà sớm ở ĐBSH để làm vụ đông sớm.
Đối với các vùng úng trũng không kịp thu hoạch lúa hè thu trước lũ thì có thể để vụ lúa chét và chủ động thâm canh để lúa chét đạt năng suất cao; mở rộng diện tích lúa lai có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt trong vụ hè thu, vụ mùa, đặc biệt là các giống lúa lai hai dòng. Các địa phương cũng cần khuyến cáo bà con nông dân phải làm mạ trước để khi làm đất xong thì cấy ngay; chỉ đạo hướng dẫn nông dân ưu tiên làm mạ dầy xúc, mạ sân hoặc làm mạ theo hình thức gặt sớm một góc ruộng để gieo mạ; có biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen. Hơn nữa, các tỉnh ĐBSH và BTB có kế hoạch điều tiết nước hợp lý, bảo đảm đủ nước cho gieo cấy, chăm sóc lúa hè thu, lúa mùa. Nếu vùng nào khó khăn không đủ nước tưới hoặc bị lũ sớm không kịp thu hoạch thì chuyển đổi sang cây trồng khác. Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động theo dõi, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu, bênh gây hại nguy hiểm như rầy lưng trắng, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên mạ và lúa cấy theo hướng dẫn của ngành BVTV.
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cũng đề nghị các địa phương chủ động ban hành một số chính sách hỗ trợ chăm sóc, thu hoạch lúa vụ đông xuân và triển khai vụ hè thu, vụ mùa và vụ đông 2011. Theo đó, cần hỗ trợ nhân dân khâu làm đất như chi phí xăng dầu cho cơ giới hóa để làm đất nhanh, bơm tát nước phục vụ cấy kịp thời; hỗ trợ giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn dưới 100 ngày; bố trí đủ kinh phí cho các công ty thuỷ nông để điều tiết nước phục vụ lúa cấy trong vụ hè thu, vụ mùa; hỗ trợ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như lúa gieo thẳng, cấy lúa theo phương pháp SRI, khảo nghiệm các giống lúa mới.
AGROINFO – Theo Báo Nhân dân

Nguồn: http://nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/nh-n-nh/th-i-ti-t-x-u-e-d-a-v-a-lua-song-h-ng-va-b-c-trung-b-1.296494#JlT4pQRLmdrn

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân vẫn “đói” thông tin

16-5-2011

Trong các chính sách hướng về nông thôn và nông dân, chính sách thông tin - truyền thông cần được coi là một trụ cột ưu tiên.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn

16-5-2011

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội (khoá XII) cho biết, nếu tiếp tục trúng cử Quốc hội khoá tới thì vấn đề bà đặc biệt quan tâm là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Việt Nam tham gia Ban Cố vấn đặc biệt về nông nghiệp

16-5-2011

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ tham gia Ban Cố vấn đặc biệt về nông nghiệp - an ninh lương thực - biến đổi khí hậu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Hà Lan khởi xướng.

Điều chỉnh tiêu chí cho phù hợp

16-5-2011

Khi mới ban hành, bộ 19 tiêu chí về nông thôn mới (NTM) có vẻ như khá "êm" khi gặp rất ít phản hồi từ cơ sở. Song chỉ đến khi các địa phương đồng loạt bắt tay vào xây dựng NTM, hàng loạt tiêu chí cả "tĩnh" cả "động" mới được hồi âm bằng tiếng nói từ cơ sở.

Dự kiến điều chỉnh thuế nhập khẩu điều thô từ 5% xuống 0%

16-5-2011

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư về điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng hạt điều chưa bóc vỏ trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi từ 5% xuống còn 0%.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá

16-5-2011

Sản xuất nông nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2011 đạt kết quả cao, năng suất lúa trên diện tích đã thuhoạch đạt khá hơn so với vụ trước… Có được thành công bước đầu đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp, đặc biệt là trong công tác chỉ đạo,điều hành. Thành công này chính là đòn bẩy để ngành nông nghiệp tạo được bứt phá trong năm 2011.

26 tỷ đồng phát triển giống cây ăn quả chủ lực

16-5-2011

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI), Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt dự án đầu tư sản xuất giống một số cây ăn quả chủ lực các tỉnh phía Nam giai đoạn 2011 – 2015. Tổng vốn đầu tư dự án gần 26 tỷ đồng do SOFRI làm chủ đầu tư, thực hiện tại SOFRI (Tiền Giang) và Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ (Bà Rịa- Vũng Tàu).

Nông dân đã nâng cao ý thức

16-5-2011

Hôm qua 13.5, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tổng kết thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02 về phối hợp hành động bảo vệ môi trường và quản lý đất đai giai đoạn 2005-2010; ký kết Nghị quyết liên tịch giai đoạn 2011-2015.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp thực trạng và chính sách

13-5-2011

AGROINFO xin giới thiệu tới quý vị bào viết "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp thực trạng và chính sách" của Tiến sĩ Chu Tiến Quang - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Thạc sĩ Hà Huy Ngọc - Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững được đăng trên trang http://www.tapchicongsan.org.vn/ ngày 11/05/2011.

Thư mời cung cấp dịch vụ in ấn

2-4-2011

Trung tâm thông tin phát triển NNNT xin trân trọng thông báo mời các đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn tham gia đấu thầu với nội dung cụ thể như sau

Nâng cao đời sống người dân vùng sâu, vùng xa là nhiệm vụ to lớn

13-5-2011

Từ ngày 9 đến ngày 14/5, các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIII- địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã có cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh này.

Cần chuyển đổi 40.000ha cà phê già cỗi

13-5-2011

Theo thống kê của Sở NNPTNT Lâm Đồng, ngoài 10.000ha cà phê dưới 20 tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, trên địa bàn toàn tỉnh còn có đến 40.000ha cà phê trên 20 năm đã hoàn toàn già cỗi, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.