TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần chuyển đổi 40.000ha cà phê già cỗi

Ngày đăng: 13 | 05 | 2011

Theo thống kê của Sở NNPTNT Lâm Đồng, ngoài 10.000ha cà phê dưới 20 tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, trên địa bàn toàn tỉnh còn có đến 40.000ha cà phê trên 20 năm đã hoàn toàn già cỗi, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.

"40.000ha này phải được nhanh chóng chuyển đổi bằng giống cà phê chất lượng cao hoặc chuyển sang trồng các loại cây trồng khác" - một lãnh đạo Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết.
Nhiều diện tích càphê của Lâm Đồng đã già cỗi.
 
Song, cũng theo sở này, vụ cà phê vừa qua, giá cà phê nhân cao ngất ngưởng (từ 40.000 - 45.000 đồng/kg - giá cao nhất trong vòng 5 năm qua) đã khiến cho nhiều hộ nông dân "triệt tiêu" ý định phá bỏ vườn cà phê cũ để thay thế vườn cây có chất lượng cao hơn.
Trong khi đó, theo quy hoạch chung của tỉnh, từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, Lâm Đồng sẽ ổn định diện tích cà phê chỉ khoảng 135.000ha (giảm gần 8.000ha so với hiện nay); trong đó đặc biệt chú trọng đến việc thay thế các giống cà phê mới theo chương trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.
Thực tế, việc vận động người dân phá bỏ khoảng 50.000ha cà phê hiện có sang trồng các loại cây trồng khác hoặc sang trồng cà phê chất lượng cao ở Lâm Đồng hiện nay (trong bối cảnh giá cà phê tăng cao) là việc làm vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh “việc giữ lại diện tích cà phê già cỗi sẽ là "điều đáng tiếc" trong tương lai không xa”.
Hiện giá 1kg cà phê chung của Tây Nguyên là 46.500 đồng thì giá cà phê của Lâm Đồng không đến 46.000 đồng. Chất lượng sản phẩm phải bắt đầu từ khâu giống, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản và còn phụ thuộc khâu chế biến và cả bao bì. Thế nhưng, cà phê Lâm Đồng đã không đủ "tầm" để nâng vị thế của mình trên thị trường nên việc luôn luôn thấp hơn một vài giá cũng là điều không quá khó hiểu.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/42758p1c34/can-chuyen-doi-40000ha-ca-phe-gia-coi.htm

 

NỘI DUNG KHÁC

Nhà nhà góp đất trồng cao su

13-5-2011

Đến nay, diện tích trồng cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc lên tới hàng chục ngàn ha, với hàng chục ngàn hộ nông dân tham gia. Sau nửa thập kỷ đầu tư phát triển cây cao su ở vùng này, hiện đang có nhiều vấn đề tranh cãi gay gắt.

Phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long

13-5-2011

Thời gian qua, kinh tế trang trại (KTTT) ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) phát triển khá mạnh. Các trang trại từng bước được mở rộng quy mô hoạt động và hình thành nhiều vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường năng lực cho Hội Nông dân

13-5-2011

Ngày 10.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 673/QĐ-TTg về việc “Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”.

Giải pháp giúp bà con dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập: Cấp đất, cho vay vốn và nâng kỹ năng sản xuất

13-5-2011

Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nhà nông. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không có đất sản xuất. Không có đất sản xuất, đời sống của bà con dân tộc thiểu số nghèo đã khó càng thêm khó. Thấu hiểu khó khăn của bà con dân tộc thiểu số nghèo, ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 134 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Thú y thủy sản ở đâu?

13-5-2011

Dịch bệnh trên thủy sản liên tục hoành hành, gây thiệt hại lớn cho người nuôi trong những năm qua. Ngành thú y chịu trách nhiệm chính trong việc phòng chống dịch bệnh trên thủy sản, nhưng đến giờ, lại gần như vẫn đang… đứng ngoài.

Cuộc cách mạng về khoan sức dân

12-5-2011

Thái Bình đang xây dựng "Đề án nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015", dự kiến đây sẽ là tỉnh đầu tiên của nước ta ra nghị quyết về NTM. NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hạnh Phúc - Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình.

Biến đổi khí hậu, tác nhân chính gây lên khủng hoảng

12-5-2011

Theo Viện Nghiên cứu chính sách trái đất, có nhiều yếu tố dẫn đến khủng hoảng lương thực như: số người canh tác giảm, cầu nhiều hơn cung, một số quốc gia dùng lương thực để sản xuất xăng, dầu... Nhưng biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là tác nhân chính.

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực

12-5-2011

Theo nhận định của chuyên gia về lương thực của Liên Hợp quốc (LHQ) Olivier de Schutter, đã có dấu hiệu về sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới giống như năm 2008. Từ đầu năm 2011 đến nay, chỉ số giá lương thực đã tăng hơn 28%, trong đó ngũ cốc tăng tới 44%.

Bảo hiểm cho cây cà phê ở Tây Nguyên: Nông dân vẫn hờ hững

12-5-2011

Niên vụ cà phê này, ước tính nông dân Tây Nguyên thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng do hạn hán. Thế nhưng tại “thủ phủ” cà phê Đăk Lăk, mặc dù đã có một sản phẩm bảo hiểm (BH) ra đời nhằm giúp nông dân chịu thiệt hại có “lối thoát”, song chẳng mấy ai mặn mà.

Cần sớm có quyết sách cho cây lúa

12-5-2011

Trong những năm qua nông nghiệp nước ta đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng người nông dân vẫn còn nghèo khổ. Cần có quyết sách gì để giải quyết tình trạng này?

Giá mua điện của các NM thủy điện: Cần tính đến chi phí dịch vụ môi trường rừng

12-5-2011

Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hòa Bình và TP HCM là các địa phương thuộc diện thí điểm phải nộp phí môi trường rừng theo QĐ 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Khi thực hiện QĐ này, một số DN thủy điện cho rằng, trước đây khi EVN "chốt" giá mua điện, 2 bên chưa tính đến khoản này nên chi phí của DN đã bị đội lên.

Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

12-5-2011

Ngày 9/5, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 111/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.