TIN TỨC-SỰ KIỆN

Biến đổi khí hậu, tác nhân chính gây lên khủng hoảng

Ngày đăng: 12 | 05 | 2011

Theo Viện Nghiên cứu chính sách trái đất, có nhiều yếu tố dẫn đến khủng hoảng lương thực như: số người canh tác giảm, cầu nhiều hơn cung, một số quốc gia dùng lương thực để sản xuất xăng, dầu... Nhưng biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là tác nhân chính.

Thế giới “đảo điên” vì thiên tai
Các chuyên gia cho rằng, giá lương thực thế giới tăng cao là do hạn hán, lũ lụt sảy ra trên diện rộng tại nhiều quốc gia, trong đó có nhiều nước xuất khẩu nông sản lớn của thế giới như Nga, Australia... Hạn hán tại Nga khiến các loại lương thực, lúa mì, hoa màu mất mùa, giá các loại nông sản tăng gấp đôi, gấp ba trong những tháng qua, dẫn đến tình trạng thiếu lúa mì trên thị trường thế giới.
Mực nước biển có thể tăng trung bình khoảng 1m vào cuối thế kỷ XXI do hậu quả của băng tan ở các địa cực. Lúa được trồng ở những vùng châu thổ và duyên hải địa hình thấp tại châu Á dễ chịu hậu quả nghiêm trọng nhất do BĐKH. Hiểm họa này có thể khiến 20 triệu hecta đất các khu vực trồng lúa gạo bị nhấn chìm. Thêm vào đó là mối nguy từ lượng khí CO2 và nhiệt độ tăng.
Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp quốc (FAO) ước tính, toàn thế giới đang có 1,02 tỷ người thiếu ăn và điều này càng khiến mục tiêu giảm được một nửa tỷ lệ người thiếu ăn vào năm 2015 khó thành hiện thực.
Gần giống như Nga, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài kỷ lục từ 60 năm qua. Có tới 5 triệu hecta đất canh tác từ Hà Nam đến Sơn Đông không nhận được một giọt mưa nào trong nhiều tháng liền. Nếu hạn hán tiếp tục kéo dài, Trung Quốc có nguy cơ mất mùa lúa mì. Trong khi đó, tại Ấn Độ, giá lương thực tăng cao kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Nước này đang cân nhắc việc nhập khẩu để ứng phó với tình trạng giá cả lương thực trong nước tăng cao; số liệu của Chính phủ Ấn Độ cho thấy, giá các mặt hàng đã tăng hơn 20% so với năm ngoái.
Chính phủ Nhật Bản cho biết, sau trận động đất và sóng thần ngay 11/3, kinh tế Nhật đã xuất hiện những dấu hiệu suy yếu. Chính phủ nước này phải hạ mức đánh giá đối với một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, bao gồm kim ngạch xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng cá nhân, khi thiên tai làm đình trệ dây chuyền cung ứng và gây nên tình trạng thiếu điện ở nhiều nơi. Xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng nặng nề, do những lo ngại về thực phẩm nhiễm xạ.
Trong 1 năm qua, thế giới đảo điên với nhiều hiện tượng thiên tai tồi tệ trong lịch sử: Tình trạng hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực, suy giảm nguồn tài nguyên ở nhiều quốc gia, mực nước ở nhiều con sông lớn dần cạn kiệt. Các chuyên gia nhận định, tình trạng ấm lên của trái đất cũng đang đe dọa đến việc sản xuất lúa gạo toàn cầu. Theo một nghiên cứu khoa học, nhiệt độ trái đất ấm lên 1độ C thì sản lượng trên ruộng lúa giảm 10%.
BĐKH, thách thức lớn ở Việt Nam
BĐKH là thách thức lớn nhất của thế kỷ XXI của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, nhất là đến sản xuất, đời sống và môi trường. Theo tính toán, tình trạng nước biển dâng, mưa bất thường sẽ gây ngập lụt cục bộ, xâm lấn mặn, giảm 2 triệu hecta trong tổng số 4 triệu hecta đất trồng lúa của Việt Nam. BĐKH làm thay đổi điều kiện sản xuất như thiếu nước, thừa nước, tăng nhiệt độ. Những hiện tượng này làm cho đất bị phèn hóa, suy thoái, xói mòn, rửa trôi. Đa dạng sinh học nông nghiệp, cân bằng sinh thái bị thay đổi, kèm theo đó là dịch bệnh bùng phát...
Thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền Trung
 
Nếu BĐKH xảy ra theo đúng kịch bản này, Việt Nam phải đối mặt với khủng hoảng lương thực vào cuối thế kỷ XXI, đầu thế kỷ XXII. Thay đổi điều kiện thời tiết khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ cấu mùa vụ, khả năng tích lũy quang hợp, vì thế làm gia tăng chi phí đầu tư.
Tới thời điểm này, việc tìm ra giải pháp để thích ứng với BĐKH là rất cần thiết và đang được ngành chức năng và các địa phương nghiên cứu, áp dụng. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mô hình lúa - tôm đã phát huy hiệu quả và cho thu nhập cao. Người dân chuyển từ hai vụ lúa bấp bênh sang một vụ lúa chính và một vụ tôm. Diện tích nuôi tôm tăng từ 45.000ha (năm 2003) lên 120.000ha (năm 2008). Mỗi vụ nuôi tôm nông dân thu nhập tăng thêm khoảng 27,5 triệu đồng/ha.
Nhiều địa phương cũng tính toán việc dịch chuyển từ cây có nhu cầu nước cao sang những cây trồng có khả năng chịu hạn. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ có thể làm tăng thu nhập cho nông dân tới 8,5 lần. Dưa hấu, lúa mùa thay cho lúa chiêm ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng giúp thu nhập của nông dân tăng 3,6 lần so với trước đây.
Bên cạnh việc tiến hành các đánh giá toàn diện, dự báo đầy đủ những nguy cơ của BĐKH, việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ phù hợp là vô cùng quan trọng. Những nghiên cứu này đặc biệt chú trọng đến việc tìm ra các giống lúa mới, các cơ sở phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao; gắn công nghệ sinh học với bảo tồn và phát triển nguồn gen; phát triển sản xuất sạch với tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, giảm phát thải nhà kính; phát triển công nghệ, tiến bộ kỹ thuật với các hoạt động thích ứng với BĐKH; chọn tạo, phát triển và chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi, các biện pháp thâm canh thích ứng với BĐKH. Ngoài ra, cần phải xác định, BĐKH là điều kiện, cơ sở để lựa chọn kế hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai. 
Ông Robert S.Zeigler, tổng giám đốc Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI):
Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong thị trường lúa gạo
Đầu những năm 2000, quỹ lương thực thế giới khá dồi dào, nhưng sau đó cạn dần. Đến đầu năm 2008 thì hầu như bằng không. Hiện quỹ dự trữ đảm bảo đủ lương thực cho 120 ngày (4 tháng). Nhưng gần đây, giá gạo bắt đầu tăng trở lại. Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Đối với Việt Nam, các bạn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới. Bởi vậy, nếu Việt Nam và các cường quốc xuất khẩu gạo ngừng bán gạo thì giá sẽ tăng lên rất nhanh. Do vậy, tôi mong Việt Nam tiếp tục xuất khẩu gạo, nếu không sẽ gây ra những vấn đề về an ninh lương thực, thậm chí có thể dẫn tới khủng hoảng chính trị cho những nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới.
Để ứng phó với BĐKH, IRRI đã có sự chuẩn bị rất sớm giúp nông dân tiếp cận những phương pháp sản xuất và các giống lúa chống hạn, ngập lụt, mặn... Đó là những giống lúa mà hiện nay khu vực Đồng bằng sồng Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam đang rất cần trong điều kiện có biến đổi về thời tiết. Trong điều kiện bình thường thì các giống lúa đó có năng suất cao, nhưng khi gặp hạn hoặc ngập úng thì có thể chống chịu được những áp lực đó và vẫn đảm bảo năng suất. Ví dụ, IRRI có những giống lúa chịu ngập từ 2 – 3 tuần nhưng vẫn cho năng suất 7 – 8 tấn/ha.
IRRI đã xây dựng ngân hàng giống với rất nhiều loại giống lúa và đang tìm hiểu những cơ chế căn bản về khoa học của gen nằm trong những giống đó. Từ những hiểu biết đó, IRRI sẽ sử dụng nó trong việc lai tạo giống lúa thích ứng với điều kiện BĐKH. Thứ hai, IRRI cũng có những biện pháp về kỹ thuật để đối ứng với điều kiện BĐKH, như biện pháp tưới tiết kiệm nước.
Việt Nam là quốc gia có vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất lương thực. Tuy nhiên, thực trạng nông dân có khuynh hướng dùng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là rất đáng lo ngại. Điều này không những gây ô nhiêm môi trường mà còn phá hủy đất đai, môi trường sản xuất khiến sâu bệnh ngày càng tăng. Nếu điều đó xảy ra sẽ khiến vai trò “cường quốc” xuất khẩu gạo của Việt Nam không còn giữ mãi được, sẽ gây thiệt hại cho các bạn và ảnh hưởng tới thế giới.
Chính vì vậy, chúng tôi đang nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nhằm khuyến nghị Việt Nam và các nước trên thế giới giảm lượng thuốc trừ sâu hóa học không cần thiết để giữ được môi trường, đảm bảo sự bền vững của sản xuất lúa.
 
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://kinhtenongthon.com.vn/Story/VandeSukien/2011/5/28272.html

NỘI DUNG KHÁC

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực

12-5-2011

Theo nhận định của chuyên gia về lương thực của Liên Hợp quốc (LHQ) Olivier de Schutter, đã có dấu hiệu về sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới giống như năm 2008. Từ đầu năm 2011 đến nay, chỉ số giá lương thực đã tăng hơn 28%, trong đó ngũ cốc tăng tới 44%.

Bảo hiểm cho cây cà phê ở Tây Nguyên: Nông dân vẫn hờ hững

12-5-2011

Niên vụ cà phê này, ước tính nông dân Tây Nguyên thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng do hạn hán. Thế nhưng tại “thủ phủ” cà phê Đăk Lăk, mặc dù đã có một sản phẩm bảo hiểm (BH) ra đời nhằm giúp nông dân chịu thiệt hại có “lối thoát”, song chẳng mấy ai mặn mà.

Cần sớm có quyết sách cho cây lúa

12-5-2011

Trong những năm qua nông nghiệp nước ta đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng người nông dân vẫn còn nghèo khổ. Cần có quyết sách gì để giải quyết tình trạng này?

Giá mua điện của các NM thủy điện: Cần tính đến chi phí dịch vụ môi trường rừng

12-5-2011

Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hòa Bình và TP HCM là các địa phương thuộc diện thí điểm phải nộp phí môi trường rừng theo QĐ 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Khi thực hiện QĐ này, một số DN thủy điện cho rằng, trước đây khi EVN "chốt" giá mua điện, 2 bên chưa tính đến khoản này nên chi phí của DN đã bị đội lên.

Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

12-5-2011

Ngày 9/5, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 111/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Sắp có Hội chợ nông sản và thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc

12-5-2011

Từ 9 - 14/09/2011, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp sẽ diễn ra Hội chợ nông sản và thủ công mỹ nghệ, do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.

Nắng nóng và nước mặn xâm nhập gây thiệt hại nặng tại vùng trồng mía lớn nhất Sóc Trăng

12-5-2011

Tình hình nắng nóng kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã gây chết mía giai đoạn từ 1 tháng tuổi trở lên ở một số nơi tại huyện Cù Lao Dung, nơi có diện tích mía lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng.

Diện tích điều ở Đắk Lắk ngày càng giảm

12-5-2011

Hiện nay, ở Đắk Lắk, diện tích cây điều ngày một suy giảm, nhất là các vùng trọng điểm cây điều trước đây nay đồng bào đã ồ ạt chặt phá cây điều chuyển đất sang trồng các loại cây trồng khác.

Ipsard khai mạc giải bóng bàn vô địch đơn nam 2011

10-5-2011

Hôm nay, tại Viện chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã diễn ra Lễ khai mạc giải bóng bàn nam toàn Viện.

Xuất khẩu... mít, chuối, đu đủ

9-5-2011

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang trồng chuối, mít, đu đủ để... xuất khẩu. Hướng đi này tạo thu nhập cao cho nông dân...

Bí quyết ổn định vùng nguyên liệu: Đầu tư trọn gói cho người trồng mía

9-5-2011

Sau 3 năm thực hiện chính sách đầu tư mới, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa (Phú Yên) đã mở rộng diện tích mía từ 2.187ha lên 4.196ha, dự kiến đạt 5.000ha trong năm nay. Có được điều này là nhờ công ty đã thực hiện chính sách đầu tư trọn gói cho nông dân trồng mía.

Trả công xứng đáng cho nông dân

9-5-2011

Từ 1.5, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp và được UBND cấp xã xác nhận là trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất; các DN có ký và thực hiện tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.