TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất khẩu... mít, chuối, đu đủ

Ngày đăng: 09 | 05 | 2011

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang trồng chuối, mít, đu đủ để... xuất khẩu. Hướng đi này tạo thu nhập cao cho nông dân...

Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, nhà vườn không phải muốn trồng giống gì cũng được vì phải xem điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu có phù hợp không. Thứ đến, nhà máy thu mua loại trái cây đó đang đóng ở đâu, nếu quá xa nơi chế biến, chất lượng trái cây sẽ giảm sút.
Thị trường lớn
Ông Nguyễn Xuân Huy - Giám đốc Công ty Xuất khẩu nông sản Long Giang (huyện Cái Bè, Tiền Giang) cho biết, từ năm 2010 tới nay, công ty ông tập trung mua chuối cao sản (chuối già) phục vụ cho xuất khẩu. Theo ông Huy, chuối là loại cây nhiệt đới ngắn ngày, cho năng suất khá cao khi trồng chuyên canh. Mỗi ha chuyên canh chuối có thể thu hoạch hàng chục tấn/năm.
Hiện các công ty xuất khẩu chuối mê nhất là chuối trồng ở Bến Tre vì trái rất đẹp và chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, theo ông Huy, vẫn chưa có vùng đất nào chuyên canh trồng chuối. Lâu nay, các loại trái cây như chuối, mít, đu đủ chỉ là loại trái cây ăn chơi, ít có giá trị kinh tế nên nhà vườn chủ yếu trồng xen, trồng kiểu lấy ngắn nuôi dài chứ ít khi đầu tư trồng chuyên canh.
Bán được chuối cho doanh nghiệp xuất khẩu, nông dân ấp Phú Khương B (xã Phú Kiết, Chợ Gạo, Tiền Giang) đã có nguồn thu khá lớn.
 
"Ở Bến Tre từng có dự án trồng chuyên canh thí điểm 50ha chuối, nhưng sau đó phải bỏ dở vì người ta cho rằng không có hiệu quả kinh tế" - ông Huy tiếc rẻ. Hiện để xuất 200 tấn chuối/tháng, ông Huy phải cho người mua gom với giá tại vườn từ 7.000 - 8.000 đồng/kg.
Anh Trương Văn Hiền - xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp, cũng là người khá thành công khi trồng đu đủ trên đất ruộng. Theo tính toán của anh Hiền, mỗi ha có thể trồng được 2.500 - 3.000 gốc đu đủ. Bình quân mỗi cây cho 60kg trái, với giá 6.000 - 7.000 đồng/kg, nhà vườn có thể thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha/năm.
Còn ông Lê Minh Phăng - xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, Long An, cho biết, mấy năm nay ông làm giàu nhờ trồng 17ha chanh xen đu đủ. "Ban đầu tui tính trồng đu đủ theo kiểu lấy ngắn nuôi dài. Thế nhưng thực tế cho thấy dù là trồng xen nhưng tiền lãi từ cây đu đủ cũng lên đến hàng trăm triệu đồng/năm" - ông Phăng hào hứng.
Ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang), nhiều nông dân trồng đu đủ xen trong vườn sầu riêng cũng đã có kết quả bất ngờ khi thu nhập từ nguồn phụ cao gấp mấy lần nguồn chính. Nhiều nhà vườn thậm chí còn đốn bỏ sầu riêng để chuyên canh đu đủ…
Nhưng không dễ "ăn"!
Bà Nguyễn Thị Mười Lăm - ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cho biết, cùng một loại trái cây nhưng giá mua tại vườn để bán hàng chợ thấp hơn giá mua xuất khẩu rất nhiều. Hiện tại, chuối sứ mua tại vườn là 4.000 đồng/kg, chuối già là 5.000 đồng/ kg. Tương tự, mít và đu đủ cũng chỉ đồng giá 5.000 đồng/kg mua tại vườn.
Nông dân ấp Phú Khương B (xã Phú Kiết, Chợ Gạo, Tiền Giang) chỉ bán được chuối và mít với giá 5.000 đồng/kg.
 
Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, sở dĩ có tình trạng này do người dân trồng manh mún, nhỏ lẻ, muốn thu mua phục vụ xuất khẩu trái cây sẽ khó lòng đạt chất lượng.
“ Khi trồng các loại mít, đu đủ xuất khẩu, bà con cần quan tâm đến việc mình sẽ cung ứng cho thị trường nào. Muốn làm lớn cần thiết có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà vườn, đồng thời cần phải có những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.” -  Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu
Hiện nhiều nhà vườn còn tỏ ra hào hứng với cây mít khi Công ty Vinamit tuyên bố đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu. Nhiều vườn mít ở xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, cho thu nhập lên đến 300 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Châu, không phải loại cây nào cũng phù hợp với vùng đất ĐBSCL và không phải loại mít nào cũng phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất miền Tây này. "Đúng là Vinamit có nhu cầu rất lớn cho mít sấy, nhưng vùng đất phù hợp cho mít sấy phải là miền Đông. Hơn nữa, vùng đất này gần nhà máy chế biến của Vinamit nên quy hoạch trồng ở đấy là phù hợp hơn cả".
Theo ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, năm 2011 Vinamit cần 132.000 tấn mít, 21.500 tấn chuối… Tốt nhất, bà con nông dân và chủ trang trại nên tham gia và ký hợp đồng cung ứng để công ty bao tiêu sản phẩm. Lưu ý mít để sấy phải là mít nghệ cao sản, còn mít Thái dù thơm ngon hơn nhưng khi sấy lại không ngon, khó bảo quản nên công ty sẽ không thu mua.
 
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/42231p1c25/xuat-khaumit-chuoi-du-du.htm

NỘI DUNG KHÁC

Bí quyết ổn định vùng nguyên liệu: Đầu tư trọn gói cho người trồng mía

9-5-2011

Sau 3 năm thực hiện chính sách đầu tư mới, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa (Phú Yên) đã mở rộng diện tích mía từ 2.187ha lên 4.196ha, dự kiến đạt 5.000ha trong năm nay. Có được điều này là nhờ công ty đã thực hiện chính sách đầu tư trọn gói cho nông dân trồng mía.

Trả công xứng đáng cho nông dân

9-5-2011

Từ 1.5, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp và được UBND cấp xã xác nhận là trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất; các DN có ký và thực hiện tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

Ổn định giá lương thực và sản xuất nông nghiệp thế giới đòi hỏi sự điều phối chính sách giữa các nước

6-5-2011

Mới đây, Tổng Giám đốc Cơ quan đánh giá độc lập, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Vi-nốt Tô-mát chỉ rõ, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính – kinh tế và vấn đề lương thực là ba thách thức lớn có thể làm cho sự phát triển bền vững của toàn cầu bị “trật bánh”, trong đó thách thức thứ ba có liên quan trực tiếp với giá lương thực gia tăng và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay giá lương thực trên thế giới vẫn tăng mạnh, tuy giá gạo - một trong những loại lương thực chủ yếu tương đối ổn định, nhưng cũng đứng trước áp lực tăng giá.

Nông thôn mới tư duy

4-5-2011

Từ lẻ tẻ gần chục năm trước đến đầu năm 2011 này, hàng trăm xã ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đồng loạt triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đang tạo nên những thay đổi sâu rộng.

Người trồng cà phê được đảm bảo mức lãi trên 35%

4-5-2011

Nông dân trồng cà phê được hỗ trợ đầu vào, không lo đầu ra, được bảo hiểm miễn phí về giá, đảm bảo mức lãi 35% trở lên...

THV đầu tư 400 tỷ đồng phát triển cà phê

4-5-2011

Thoả thuận hợp tác “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và hợp tác xã kiểu mới tại các vùng trồng cà phê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên” đã được CTCP Tập đoàn Thái Hoà Việt Nam (THV) ký với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) ngày 29/4.

Hợp tác công tư phát triển ngành cà phê

29-4-2011

Ngày 29.4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD và Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa về “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và HTX kiểu mới tại các vùng trồng cà phê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên”.

Nhiều khó khăn trong triển khai chính sách giảm phí thủy lợi

28-4-2011

Qua 2 năm thực hiện Nghị định 115/2008/NĐ-CP về chính sách miễn giảm phí thủy lợi đã bộc lộ một số bất hợp lý.

Gieo neo chuyển lúa sang màu

28-4-2011

Dù thường xuyên bị khô hạn đe dọa, dù công việc cấy hái phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, năng suất bấp bênh, dù giá các loại cây trồng màu như ngô, đậu đang ở mức cao hiếm có nhưng xem ra chuyện chuyển đổi lúa sang màu vẫn chỉ dừng ở mức… hô hào mà khó thành hiện thực.

Thí điểm bảo hiểm hạn hán cho cây cà phê

28-4-2011

Mô hình bảo hiểm hạn hán cho cây cà phê mà Bảo Minh mới tung ra ở Tây Nguyên tuy được nhà cung cấp dịch vụ cho là ưu việt nhưng người trồng càphê cho rằng, gói bảo hiểm hạn hán chưa đáp ứng được điều họ cần.

Gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

28-4-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện gia hạn một năm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, dựa trên hai tiêu chí về vốn hoặc lao động.

Để thị trường nông thôn thuộc về doanh nghiệp Việt

28-4-2011

Sau hơn 1 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” do Bộ Công Thương triển khai, nhiều DN và các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi tích cực từ thị trường nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định, thị trường này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về các DN Việt.