TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ổn định giá lương thực và sản xuất nông nghiệp thế giới đòi hỏi sự điều phối chính sách giữa các nước

Ngày đăng: 06 | 05 | 2011

Mới đây, Tổng Giám đốc Cơ quan đánh giá độc lập, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Vi-nốt Tô-mát chỉ rõ, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính – kinh tế và vấn đề lương thực là ba thách thức lớn có thể làm cho sự phát triển bền vững của toàn cầu bị “trật bánh”, trong đó thách thức thứ ba có liên quan trực tiếp với giá lương thực gia tăng và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay giá lương thực trên thế giới vẫn tăng mạnh, tuy giá gạo - một trong những loại lương thực chủ yếu tương đối ổn định, nhưng cũng đứng trước áp lực tăng giá.

Số liệu mới nhất của Viện nghiên cứu lúa nước quốc tế Phi-líp-pin cho thấy, từ giữa năm ngoái đến nay, giá gạo quốc tế chỉ tăng 17%, trong khi giá các loại cây trồng nông nghiệp khác lại tăng 50-150%. Các chuyên gia phân tích cho rằng, sở dĩ giá lương thực không xuất hiện khủng hoảng như năm 2008, một trong những nguyên nhân chính là do mức tăng của giá gạo không lớn, lượng cung ứng có phần gia tăng.
 
Ba nước Thái Lan, Việt Nam và Mỹ năm ngoái đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (Thái Lan 9 triệu tấn, Việt Nam 6,7 triệu tấn và Mỹ 5,5 triệu tấn). Theo một số nguồn số liệu, xuất khẩu gạo quý I năm nay của Thái Lan và Việt Nam đều tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng xuất khẩu cả năm đều sẽ có phần tăng so với năm ngoái. Theo dự báo, nếu không xuất hiện thời tiết xấu, sản lượng gạo năm nay của các nước Cam-pu-chia, Ấn Độ và Băng-la-đét cũng sẽ có phần tăng. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo có chiều hướng tốt chưa hẳn sẽ làm cho giá gạo ổn định, áp lực tăng giá gạo vẫn đang không ngừng gia tăng. Giá xuất khẩu gạo tấm của Việt Nam tuần trước đã tăng 2,3%, chủ yếu là do giá thành gia tăng và lượng cung ứng trong nước giảm.
Để bảo vệ lợi ích của nông dân nước mình, các nước Thái Lan, Ấn Độ và Băng-la-đét đều đã áp dụng chính sách ổn định giá thu mua cũng như trợ cấp về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống. Tuy nhiên, số tiền trợ cấp không ngừng gia tăng cũng khiến cho ngân sách các nước đứng trước áp lực lớn. Báo chí Thái Lan đưa tin, Chính phủ nước này đang xem xét áp dụng biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng, tức giảm vụ sản xuất từ ba xuống hai vụ, thậm chí tiến hành luân canh, một năm chỉ gieo trồng một vụ lúa nước để giảm nhẹ gánh nặng tài chính. Theo các nhà phân tích, lượng cung ứng gạo của Thái Lan một khi giảm bớt sẽ làm cho giá gạo và các loại lương thực khác gia tăng.
Theo kết quả thăm dò mới đây ở một số nước Châu Á hiện tượng giới trẻ ở nông thôn không muốn làm ruộng cũng khá phổ biến. Có chuyên gia cho biết: "Nông dân ở các nước Châu Á đang già hoá, trong khi giới trẻ đều không muốn làm ruộng. Vấn đề này sẽ cực kỳ nghiêm trọng sau 10 - 15 năm tới".
Gạo là lương thực chủ yếu nhất của các nước đang phát triển trên toàn cầu, đặc biệt là các nước nghèo. Lượng gạo đưa ra giao dịch trên thị trường lương thực toàn cầu hiện nay chưa tới 5% tổng sản lượng của thế giới, hơn thế nữa các nước lớn về sản xuất lúa gạo lại phần lớn đều ở Châu Á. Các nhà phân tích cho rằng, có ổn định được giá gạo thế giới hay không là quyết định ở sự điều phối chính sách giữa các nước này./.
AGROINFO – Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản

Nguồn: http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30671&cn_id=457713

NỘI DUNG KHÁC

Nông thôn mới tư duy

4-5-2011

Từ lẻ tẻ gần chục năm trước đến đầu năm 2011 này, hàng trăm xã ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đồng loạt triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đang tạo nên những thay đổi sâu rộng.

Người trồng cà phê được đảm bảo mức lãi trên 35%

4-5-2011

Nông dân trồng cà phê được hỗ trợ đầu vào, không lo đầu ra, được bảo hiểm miễn phí về giá, đảm bảo mức lãi 35% trở lên...

THV đầu tư 400 tỷ đồng phát triển cà phê

4-5-2011

Thoả thuận hợp tác “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và hợp tác xã kiểu mới tại các vùng trồng cà phê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên” đã được CTCP Tập đoàn Thái Hoà Việt Nam (THV) ký với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) ngày 29/4.

Hợp tác công tư phát triển ngành cà phê

29-4-2011

Ngày 29.4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD và Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa về “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và HTX kiểu mới tại các vùng trồng cà phê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên”.

Nhiều khó khăn trong triển khai chính sách giảm phí thủy lợi

28-4-2011

Qua 2 năm thực hiện Nghị định 115/2008/NĐ-CP về chính sách miễn giảm phí thủy lợi đã bộc lộ một số bất hợp lý.

Gieo neo chuyển lúa sang màu

28-4-2011

Dù thường xuyên bị khô hạn đe dọa, dù công việc cấy hái phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, năng suất bấp bênh, dù giá các loại cây trồng màu như ngô, đậu đang ở mức cao hiếm có nhưng xem ra chuyện chuyển đổi lúa sang màu vẫn chỉ dừng ở mức… hô hào mà khó thành hiện thực.

Thí điểm bảo hiểm hạn hán cho cây cà phê

28-4-2011

Mô hình bảo hiểm hạn hán cho cây cà phê mà Bảo Minh mới tung ra ở Tây Nguyên tuy được nhà cung cấp dịch vụ cho là ưu việt nhưng người trồng càphê cho rằng, gói bảo hiểm hạn hán chưa đáp ứng được điều họ cần.

Gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

28-4-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện gia hạn một năm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, dựa trên hai tiêu chí về vốn hoặc lao động.

Để thị trường nông thôn thuộc về doanh nghiệp Việt

28-4-2011

Sau hơn 1 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” do Bộ Công Thương triển khai, nhiều DN và các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi tích cực từ thị trường nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định, thị trường này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về các DN Việt.

Điều mất mùa, nguy cơ dân tái nghèo

28-4-2011

Thời tiết thay đổi thất thường cuối tháng 2 và đầu tháng 3, mưa, sương muối, nắng nóng kéo dài đã làm hầu hết diện tích điều ở thời kỳ kết trái bị đen bông, hạt, thối quả.

Tập trung xây dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế - xã hội

28-4-2011

Với 54 dân tộc, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là đông nhất, chiếm 86,2% dân số (khoảng 74 triệu người), các dân tộc khác chiếm 13,8% (khoảng 12 triệu người). Đa số các dân tộc thiểu số đông dân nhất sống ở miền núi và vùng sâu, vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Hàn Quốc muốn nhập gạo Việt Nam

28-4-2011

Doanh nghiệp nhập khẩu gạo Hàn Quốc cho biết họ đang muốn tìm đối tác xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quy chế tiếp cận thị trường tối thiểu (MMA).