TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trả công xứng đáng cho nông dân

Ngày đăng: 09 | 05 | 2011

Từ 1.5, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp và được UBND cấp xã xác nhận là trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất; các DN có ký và thực hiện tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

Đây là nội dung Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn chi tiết thực hiện Quyết định 63 ngày 15.10.2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đó chính là tín hiệu vui của những người làm nông nghiệp nước ta. Bởi lẽ, quá trình thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản. Nó góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, hướng đến xây dựng NTM hiện đại, bền vững và có tính cạnh tranh cao.
Bên lề kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XII, bà Ngô Minh Hồng- đại biểu TP. Hồ Chí Minh cho rằng: “Mặc dù, Chính phủ đã tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, thuỷ lợi, máy móc và có những lan toả lớn, tuy nhiên, nguồn vốn cho khu vực này chưa thoả đáng và kết quả chưa được mong muốn”.
Bà Hồng lấy ví dụ, việc thiếu kho dự trữ khiến DN “bó tay” và hệ quả cuối cùng là ND phải bán lúa non. "Mục tiêu đảm bảo người trồng lúa có lãi tối thiểu 30-40% có vẻ to tát nhưng chưa xứng đáng với công sức nông dân bỏ ra; trong khi khâu lưu thông, thương mại thì hưởng lãi lớn"- bà Hồng nhấn mạnh.
Thu nhập của người ND xứng đáng trên thửa ruộng của họ và công sức họ bỏ ra, tất nhiên, không thể giải quyết tức thời. Nhưng rõ ràng, "lương" ND không chỉ dừng lại thuần tuý sự "mặc cả" giữa ND và DN mà cần có những chính sách hợp lý hơn của Nhà nước.
Theo TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: “Cơ giới hóa thu hoạch lúa tiến triển chậm, một phần là do chưa có mẫu máy nào thực sự thích hợp, hiệu quả. Việc phát triển máy gặt đập liên hợp không những là lời giải cho bài toán thu hoạch lúa, mà còn là đầu tàu thúc đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa nghề trồng lúa”. Hiện vùng ĐBSCL mới có khoảng 480 máy gặt đập liên hợp, trong 10 năm tới, cần khoảng 6.000-7.000 máy...
Trên thực tế, đa số nông dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều thu hoạch và chế biến theo phương pháp thủ công hoặc với máy móc cũ kỹ. Hệ quả tất yếu của thực tế này là ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, làm giảm giá trị nông sản.
Nâng cao giá trị xuất khẩu nông sản, giảm xuất khẩu thô góp phần tăng thu nhập cho người ND không có nghĩa là bỏ quên việc tăng chất lượng thu hoạch và sau thu hoạch.
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Ổn định giá lương thực và sản xuất nông nghiệp thế giới đòi hỏi sự điều phối chính sách giữa các nước

6-5-2011

Mới đây, Tổng Giám đốc Cơ quan đánh giá độc lập, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Vi-nốt Tô-mát chỉ rõ, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính – kinh tế và vấn đề lương thực là ba thách thức lớn có thể làm cho sự phát triển bền vững của toàn cầu bị “trật bánh”, trong đó thách thức thứ ba có liên quan trực tiếp với giá lương thực gia tăng và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay giá lương thực trên thế giới vẫn tăng mạnh, tuy giá gạo - một trong những loại lương thực chủ yếu tương đối ổn định, nhưng cũng đứng trước áp lực tăng giá.

Nông thôn mới tư duy

4-5-2011

Từ lẻ tẻ gần chục năm trước đến đầu năm 2011 này, hàng trăm xã ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đồng loạt triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đang tạo nên những thay đổi sâu rộng.

Người trồng cà phê được đảm bảo mức lãi trên 35%

4-5-2011

Nông dân trồng cà phê được hỗ trợ đầu vào, không lo đầu ra, được bảo hiểm miễn phí về giá, đảm bảo mức lãi 35% trở lên...

THV đầu tư 400 tỷ đồng phát triển cà phê

4-5-2011

Thoả thuận hợp tác “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và hợp tác xã kiểu mới tại các vùng trồng cà phê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên” đã được CTCP Tập đoàn Thái Hoà Việt Nam (THV) ký với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) ngày 29/4.

Hợp tác công tư phát triển ngành cà phê

29-4-2011

Ngày 29.4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD và Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa về “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và HTX kiểu mới tại các vùng trồng cà phê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên”.

Nhiều khó khăn trong triển khai chính sách giảm phí thủy lợi

28-4-2011

Qua 2 năm thực hiện Nghị định 115/2008/NĐ-CP về chính sách miễn giảm phí thủy lợi đã bộc lộ một số bất hợp lý.

Gieo neo chuyển lúa sang màu

28-4-2011

Dù thường xuyên bị khô hạn đe dọa, dù công việc cấy hái phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời, năng suất bấp bênh, dù giá các loại cây trồng màu như ngô, đậu đang ở mức cao hiếm có nhưng xem ra chuyện chuyển đổi lúa sang màu vẫn chỉ dừng ở mức… hô hào mà khó thành hiện thực.

Thí điểm bảo hiểm hạn hán cho cây cà phê

28-4-2011

Mô hình bảo hiểm hạn hán cho cây cà phê mà Bảo Minh mới tung ra ở Tây Nguyên tuy được nhà cung cấp dịch vụ cho là ưu việt nhưng người trồng càphê cho rằng, gói bảo hiểm hạn hán chưa đáp ứng được điều họ cần.

Gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

28-4-2011

Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn việc thực hiện gia hạn một năm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, dựa trên hai tiêu chí về vốn hoặc lao động.

Để thị trường nông thôn thuộc về doanh nghiệp Việt

28-4-2011

Sau hơn 1 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” do Bộ Công Thương triển khai, nhiều DN và các chuyên gia đã nhận thấy sự thay đổi tích cực từ thị trường nông thôn. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định, thị trường này vẫn chưa hoàn toàn thuộc về các DN Việt.

Điều mất mùa, nguy cơ dân tái nghèo

28-4-2011

Thời tiết thay đổi thất thường cuối tháng 2 và đầu tháng 3, mưa, sương muối, nắng nóng kéo dài đã làm hầu hết diện tích điều ở thời kỳ kết trái bị đen bông, hạt, thối quả.

Tập trung xây dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế - xã hội

28-4-2011

Với 54 dân tộc, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là đông nhất, chiếm 86,2% dân số (khoảng 74 triệu người), các dân tộc khác chiếm 13,8% (khoảng 12 triệu người). Đa số các dân tộc thiểu số đông dân nhất sống ở miền núi và vùng sâu, vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.