TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá mua điện của các NM thủy điện: Cần tính đến chi phí dịch vụ môi trường rừng

Ngày đăng: 12 | 05 | 2011

Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hòa Bình và TP HCM là các địa phương thuộc diện thí điểm phải nộp phí môi trường rừng theo QĐ 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Khi thực hiện QĐ này, một số DN thủy điện cho rằng, trước đây khi EVN "chốt" giá mua điện, 2 bên chưa tính đến khoản này nên chi phí của DN đã bị đội lên.

Theo Sở Công thương Sơn La, năm 2009 các DN thủy điện trên địa bàn tỉnh đã nộp vào ngân sách trên 60 tỷ đồng. Đối với các DN trong lĩnh vực cấp nước hoặc du lịch, DN có thể tự quyết được giá sản phẩm và dịch vụ do mình cung cấp nên việc thu phí không gặp nhiều trở ngại. Nhưng với DN thủy điện, họ chưa chủ động được trong giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam-EVN nên khi có các chi phí phát sinh, DN đã gặp khó khăn.
Tại Sơn La, NM thủy điện Hòa Bình (EVN) và thủy điện Suối Sập 2 (Cty TNHH Xây dựng Trường Thành) năm 2010 phải nộp khoảng 63 tỷ đồng. Ông Trần Huy Thiệu, GĐ Cty TNHH Xây dựng Trường Thành cho biết, toàn bộ sản lượng điện do NM Suối Sập sản xuất ra chỉ được bán lên lưới điện quốc gia cho EVN. Theo hợp đồng mua bán điện giữa EVN và Suối Sập 2 thì giá bán điện được tính theo QĐ 2014/QĐ-BCN ngày 13/06/2007 và được EVN thỏa thuận mức giá (chưa bao gồm thuế GTGT) là 595đ/kWh. Đã thế DN lại phải đóng bổ sung phí dịch vụ môi trường 20đ/kWh (từ 1/1/2009). Vì thế DN không có lợi nhuận.
Cũng theo ông Thiệu, tại thời điểm đàm phán giá bán điện thì chi phí nhân công, mức lương tối thiểu chỉ có 290.000đ/tháng. Đến thời điểm này lương tối thiểu đã tăng lên 830.000đ. Hơn nữa thuế tài nguyên mà DN phải nộp tại thời điểm đàm phán chỉ có 14đ/kWh. Còn hiện nay DN phải nộp lên tới 18,8đ/kWh do sự điều chỉnh của QĐ720 ngày 9/4/2009 của Bộ Tài chính. Cho tới nay, mặc dù giá bán điện của rất nhiều NM khác được bán cho EVN tới 800-900đ/kWh, song giá bán của thủy điện Suối Sập 2 vẫn giữ ở mức 595đ/kWh và vẫn chưa được điều chỉnh.
GĐ Sở Công thương Sơn La, Nguyễn Duy Nhượng: Sở đề nghị UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan và EVN xem xét bổ sung vào giá mua điện của các NM thủy điện vừa và nhỏ khoản chi phí dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời xem xét điều chỉnh giá mua điện từ các NM thủy điện vừa và nhỏ trên cơ sở tính đủ, tính đúng chi phí, phù hợp với chính sách về phí, thuế... và phù hợp với mặt bằng giá hiện nay để các NM hoạt động bền vững; có nguồn thu để nộp phí, thuế theo đúng quy định của Chính phủ. Đề nghị Bộ Tài chính quy định giá tính thuế tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện phù hợp với giá bán thực tế tại các NM vừa và nhỏ.
“Vì chưa được điều chỉnh giá bán điện dẫn tới DN chưa cân đối được nguồn tài chính nộp về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Sơn La. Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục tiến hành thương thảo với EVN để điều chỉnh giá bán điện, tạo nguồn thu để nộp theo đúng quy định”-ông Thiệu nói.
Trưởng phòng Kế hoạch Sở Công thương Sơn La, Đào Văn Dương cho biết các NM thủy điện dù được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập… nhưng thực tế chẳng có NM nào có thể có lãi để nộp thuế trước 10 năm kể từ ngày bắt đầu phát điện. Do vậy mỗi phát sinh chi phí, cho dù là rất nhỏ cũng sẽ khiến các DN gặp khó khăn.
Được biết, dự án thủy điện Suối Sập 2 với công suất 14,5 MW, bắt đầu đi vào vận hành tháng 7/2007 với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Trên thực tế, dự án này không chỉ phát điện mà còn bị chi phối bởi một phần trách nhiệm điều tiết nước làm thủy lợi. “Xét về mặt kinh tế, khi các DN khó khăn không có lãi thì việc kinh doanh sẽ đình trệ. Trong khi điện cho sinh hoạt và sản xuất vẫn ngày càng thiếu thì việc xem xét tạo điều kiện cho phát triển thủy điện rất cần được tăng cường chú trọng”-ông Dương nói.
 
 
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/78116/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

12-5-2011

Ngày 9/5, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 111/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Sắp có Hội chợ nông sản và thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc

12-5-2011

Từ 9 - 14/09/2011, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp sẽ diễn ra Hội chợ nông sản và thủ công mỹ nghệ, do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.

Nắng nóng và nước mặn xâm nhập gây thiệt hại nặng tại vùng trồng mía lớn nhất Sóc Trăng

12-5-2011

Tình hình nắng nóng kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng đã gây chết mía giai đoạn từ 1 tháng tuổi trở lên ở một số nơi tại huyện Cù Lao Dung, nơi có diện tích mía lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng.

Diện tích điều ở Đắk Lắk ngày càng giảm

12-5-2011

Hiện nay, ở Đắk Lắk, diện tích cây điều ngày một suy giảm, nhất là các vùng trọng điểm cây điều trước đây nay đồng bào đã ồ ạt chặt phá cây điều chuyển đất sang trồng các loại cây trồng khác.

Ipsard khai mạc giải bóng bàn vô địch đơn nam 2011

10-5-2011

Hôm nay, tại Viện chính sách và phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) đã diễn ra Lễ khai mạc giải bóng bàn nam toàn Viện.

Xuất khẩu... mít, chuối, đu đủ

9-5-2011

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang trồng chuối, mít, đu đủ để... xuất khẩu. Hướng đi này tạo thu nhập cao cho nông dân...

Bí quyết ổn định vùng nguyên liệu: Đầu tư trọn gói cho người trồng mía

9-5-2011

Sau 3 năm thực hiện chính sách đầu tư mới, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa (Phú Yên) đã mở rộng diện tích mía từ 2.187ha lên 4.196ha, dự kiến đạt 5.000ha trong năm nay. Có được điều này là nhờ công ty đã thực hiện chính sách đầu tư trọn gói cho nông dân trồng mía.

Trả công xứng đáng cho nông dân

9-5-2011

Từ 1.5, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp và được UBND cấp xã xác nhận là trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất; các DN có ký và thực hiện tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

Ổn định giá lương thực và sản xuất nông nghiệp thế giới đòi hỏi sự điều phối chính sách giữa các nước

6-5-2011

Mới đây, Tổng Giám đốc Cơ quan đánh giá độc lập, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Vi-nốt Tô-mát chỉ rõ, biến đổi khí hậu, khủng hoảng tài chính – kinh tế và vấn đề lương thực là ba thách thức lớn có thể làm cho sự phát triển bền vững của toàn cầu bị “trật bánh”, trong đó thách thức thứ ba có liên quan trực tiếp với giá lương thực gia tăng và sản xuất nông nghiệp. Hiện nay giá lương thực trên thế giới vẫn tăng mạnh, tuy giá gạo - một trong những loại lương thực chủ yếu tương đối ổn định, nhưng cũng đứng trước áp lực tăng giá.

Nông thôn mới tư duy

4-5-2011

Từ lẻ tẻ gần chục năm trước đến đầu năm 2011 này, hàng trăm xã ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đồng loạt triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đang tạo nên những thay đổi sâu rộng.

Người trồng cà phê được đảm bảo mức lãi trên 35%

4-5-2011

Nông dân trồng cà phê được hỗ trợ đầu vào, không lo đầu ra, được bảo hiểm miễn phí về giá, đảm bảo mức lãi 35% trở lên...

THV đầu tư 400 tỷ đồng phát triển cà phê

4-5-2011

Thoả thuận hợp tác “Xây dựng mô hình thể chế ngành hàng, chỉ dẫn địa lý sản phẩm cà phê và hợp tác xã kiểu mới tại các vùng trồng cà phê tỉnh Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên” đã được CTCP Tập đoàn Thái Hoà Việt Nam (THV) ký với Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) ngày 29/4.