TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhà nhà góp đất trồng cao su

Ngày đăng: 13 | 05 | 2011

Đến nay, diện tích trồng cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc lên tới hàng chục ngàn ha, với hàng chục ngàn hộ nông dân tham gia. Sau nửa thập kỷ đầu tư phát triển cây cao su ở vùng này, hiện đang có nhiều vấn đề tranh cãi gay gắt.

Để phát triển nhanh cây cao su, các công ty cổ phần cao su (CTCS) ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã huy động người dân đóng cổ phần bằng đất với giá trị 10 triệu đồng/ha. Đến nay đã có ngàn hộ tham gia góp đất và những bức xúc cũng bắt đầu nảy sinh từ hình thức góp vốn này.
ND xã Chiềng Khoang (Quỳnh Nhai, Sơn La) lo âu trước việc góp đất trồng cao su.
 
“Nông dân sẽ thành công nhân”...
Hơn 5 năm qua, câu chuyện phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc trở thành vấn đề thời sự lớn trong các cuộc họp từ cấp tỉnh tới xã, bản và nhiều hộ gia đình. Những kỳ vọng lớn chưa từng có về cao su được phác thảo: Thu nhập mỗi năm khi cây cho mủ tới hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/ha. Cả tỉnh xanh tươi sắc màu cao su; hàng chục ngàn ND sẽ thành công nhân có thu nhập cao, bền vững. Những ND chân lấm, tay bùn hôm nay sẽ thành ông chủ, thành quản đốc, giám đốc, đi xe hơi, ở nhà lầu. Và Tây Bắc đã tìm ra cây "vàng trắng" với hiệu quả kinh tế-xã hội cao chưa từng có...
Nhưng ngay khi bắt tay vào trồng cao su thì hàng trăm câu hỏi về phát triển cao su ở Tây Bắc được đặt ra mà chưa có câu trả lời rõ ràng: Liệu cây cao su có sinh trưởng và phát triển tốt ở địa bàn này? Sau gần chục năm kiến thiết cơ bản, liệu cây có cho mủ với năng suất cao như trong lý thuyết hoặc so với các tỉnh phía Nam?
Dân góp đất trồng cao su thì trong gần một thập kỷ kiến thiết cơ bản, họ lấy gì để nuôi sống cả gia đình? Việc làm của những người góp đất nếu không được làm công nhân ra sao? Giá cổ phần 10 triệu đồng/ha đất mà CTCS đưa ra có quá thấp so với thu nhập thực tế của người dân hiện nay? Cao su liệu có gây độc hại cho môi trường, sinh thái, nguồn nước của Tây Bắc...
Không góp đất không xong…
Nhưng câu hỏi cứ đặt ra trong khi cây cao su chưa trồng khảo nghiệm ở Tây Bắc bao giờ, chưa có tiền lệ nên không thể có câu trả lời xác thực. Các đoàn tham quan được thành lập, đưa cán bộ, người dân vào miền Trung, miền Nam và sang Trung Quốc… xem họ đã trồng cao su, lấy đó làm thực tế để lý giải, tuyên truyền.
Tuy được thấy tận mắt cây cao su ở miền Nam, miền Trung, nhưng những người đi tham quan vẫn chưa hết lo: Những địa bàn này có chất đất, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cây cao su và người dân dày dạn kinh nghiệm trồng, chứ ở Tây Bắc chưa ai dám khẳng định cây cao su sẽ cho hiệu quả cao. Hơn nữa, Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đất dốc, có một ít diện tích bằng phẳng để trồng cây lương thực và các cây ngắn ngày nhằm đảm bảo nguồn sống cho người dân mà mang ra trồng cao su thì dân sẽ làm gì, lấy gì sống trong gần thập kỷ kiến thiết cây cao su?
Trước những khó khăn ấy, Ban chỉ đạo phát triển cây cao su các tỉnh được thành lập. Cao su từ cây công nghiệp trở thành cây đa mục tiêu; cả hệ thống chính trị vào cuộc để vận động dân góp đất trồng cao su; tài liệu tuyên truyền được in ấn và phát hành, báo chí hô hào, cổ vũ. Nhiều người tuy bán tín, bán nghi về hiệu quả cao su nhưng rồi cũng vào cuộc.
Có những thời điểm, phong trào vận động dân góp đất trồng cao su ở Tây Bắc cuồn cuộn như sóng trào, hút mọi gia đình trong vùng "dự tính" tham gia. Các cuộc họp bản, họp dân liên tục được tổ chức nhằm đả thông tư tưởng về loại cây trồng mới - nghề mới đối với ND Sơn La.
"Diện tích của nhà mình đang trồng ngô, sắn, cây ăn quả hoặc mía đường… năm thấp nhất cũng thu được vài ba chục triệu, nhiều thì 50-60 triệu đồng; lại có việc làm quanh năm cho cả vợ, con, nhưng vẫn phải góp đất trồng cao su thôi. Cán bộ bảo đây là cây xoá nghèo-làm giàu cho mình mà. Nhiều hộ chưa thông lắm nhưng cũng nghe theo, ký tên góp đất trồng cao su”" - một ND xã Mường Bon, huyện Mai Châu cho biết.
Lo âu
Chỉ vào tấm biển lớn của Ban chỉ đạo phát triển cây cao su tỉnh Sơn La cắm ngay đầu đường vào bản, anh Lò Văn Loan - Trưởng bản Huổi Hao, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La), nói: “Tôi sống đã gần 50 năm trời, đi nhiều nơi, biết nhiều thứ, nhưng chưa thấy cây nào ở đất này được đề cao như cây cao su”.
Cũng như một số hộ ở bản Huổi Cưởm, 3 năm trước, khi cán bộ đến vận động dân bản góp đất trồng cao su, gia đình anh Loan không chấp nhận vì nhìn thấy trước những khó khăn. “Cả nhà tôi có 1ha đất trồng ngô, sắn; vừa có thu nhập, vừa có miếng ăn hàng ngày, vừa có việc làm cho cả 4 người trong gia đình. Góp đất vào trồng cao su được cổ phần có 10 triệu đồng mà tới chục năm sau mới được hưởng lợi. Việc làm hàng ngày thì bấp bênh, thu nhập thấp, lấy gì mà sống...
Hiện tổng diện tích trồng cao su ở miền núi phía Bắc lên đến gần 20.000ha; trong đó 5 tỉnh Tây Bắc chiếm tới 80% diện tích và đang tiếp tục lan rộng tới các địa bàn mới.
Vận động mãi không được, thế là họ đưa tôi lên làm trưởng bản, đưa vào đội quản lý vườn cao su, có thêm mấy trăm ngàn phụ cấp. Mình là cán bộ bản, lại có những quyền lợi mà họ hứa, thế là mình đem hết 1ha đất góp cổ phần. Những hộ khác cũng làm theo, cả bản góp đất hết. Bây giờ thấy hoang mang quá" - anh Loan tâm sự.
Cao su đang được các địa phương miền núi phía Bắc chú trọng phát triển hơn bất cứ loại cây nào vì "những ích lợi tương lai chưa chắc chắn" mà không tính đến những khó khăn người ND đã, đang và sẽ phải gánh chịu cũng như các vấn đề an sinh xã hội khác. Tại diễn đàn xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc tổ chức cuối năm 2010, lãnh đạo Bộ NNPTNT đã "bác” đòi hỏi của Tổng Công ty Cao su Việt Nam về việc "cây cao su cũng được hưởng các chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư như các cây công nghiệp khác".
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn:  http://danviet.vn/42738p1c25/nha-nha-gop-dat-trong-cao-su.htm

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long

13-5-2011

Thời gian qua, kinh tế trang trại (KTTT) ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) phát triển khá mạnh. Các trang trại từng bước được mở rộng quy mô hoạt động và hình thành nhiều vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường năng lực cho Hội Nông dân

13-5-2011

Ngày 10.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 673/QĐ-TTg về việc “Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”.

Giải pháp giúp bà con dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập: Cấp đất, cho vay vốn và nâng kỹ năng sản xuất

13-5-2011

Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nhà nông. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không có đất sản xuất. Không có đất sản xuất, đời sống của bà con dân tộc thiểu số nghèo đã khó càng thêm khó. Thấu hiểu khó khăn của bà con dân tộc thiểu số nghèo, ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 134 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Thú y thủy sản ở đâu?

13-5-2011

Dịch bệnh trên thủy sản liên tục hoành hành, gây thiệt hại lớn cho người nuôi trong những năm qua. Ngành thú y chịu trách nhiệm chính trong việc phòng chống dịch bệnh trên thủy sản, nhưng đến giờ, lại gần như vẫn đang… đứng ngoài.

Cuộc cách mạng về khoan sức dân

12-5-2011

Thái Bình đang xây dựng "Đề án nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015", dự kiến đây sẽ là tỉnh đầu tiên của nước ta ra nghị quyết về NTM. NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hạnh Phúc - Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình.

Biến đổi khí hậu, tác nhân chính gây lên khủng hoảng

12-5-2011

Theo Viện Nghiên cứu chính sách trái đất, có nhiều yếu tố dẫn đến khủng hoảng lương thực như: số người canh tác giảm, cầu nhiều hơn cung, một số quốc gia dùng lương thực để sản xuất xăng, dầu... Nhưng biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là tác nhân chính.

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực

12-5-2011

Theo nhận định của chuyên gia về lương thực của Liên Hợp quốc (LHQ) Olivier de Schutter, đã có dấu hiệu về sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới giống như năm 2008. Từ đầu năm 2011 đến nay, chỉ số giá lương thực đã tăng hơn 28%, trong đó ngũ cốc tăng tới 44%.

Bảo hiểm cho cây cà phê ở Tây Nguyên: Nông dân vẫn hờ hững

12-5-2011

Niên vụ cà phê này, ước tính nông dân Tây Nguyên thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng do hạn hán. Thế nhưng tại “thủ phủ” cà phê Đăk Lăk, mặc dù đã có một sản phẩm bảo hiểm (BH) ra đời nhằm giúp nông dân chịu thiệt hại có “lối thoát”, song chẳng mấy ai mặn mà.

Cần sớm có quyết sách cho cây lúa

12-5-2011

Trong những năm qua nông nghiệp nước ta đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng người nông dân vẫn còn nghèo khổ. Cần có quyết sách gì để giải quyết tình trạng này?

Giá mua điện của các NM thủy điện: Cần tính đến chi phí dịch vụ môi trường rừng

12-5-2011

Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hòa Bình và TP HCM là các địa phương thuộc diện thí điểm phải nộp phí môi trường rừng theo QĐ 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Khi thực hiện QĐ này, một số DN thủy điện cho rằng, trước đây khi EVN "chốt" giá mua điện, 2 bên chưa tính đến khoản này nên chi phí của DN đã bị đội lên.

Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

12-5-2011

Ngày 9/5, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 111/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Sắp có Hội chợ nông sản và thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc

12-5-2011

Từ 9 - 14/09/2011, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp sẽ diễn ra Hội chợ nông sản và thủ công mỹ nghệ, do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức.