TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nâng cao đời sống người dân vùng sâu, vùng xa là nhiệm vụ to lớn

Ngày đăng: 13 | 05 | 2011

Từ ngày 9 đến ngày 14/5, các ứng cử viên Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIII- địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã có cuộc tiếp xúc cử tri tỉnh này.

Tiếp xúc với cử tri ở các địa phương như thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk, Krông Năng, Ea H’leo và Ea Kar, trình bày chương trình hành động của mình, ứng cử viên Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết: Nếu được cử tri tín nhiệm, bản thân sẽ cố gắng cao nhất để sâu sát nắm bắt tình hình thực tiễn; gặp gỡ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri để phản ánh trung thực với Đảng, Quốc hội, Chính phủ; lấy đó làm cơ sở để tham gia các quyết sách của Quốc hội, làm căn cứ để chỉ đạo xây dựng, đề xuất với Đảng và Nhà nước các chủ trương, chính sách, liên tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp-nông thôn…
 
Cũng tại các buổi gặp gỡ, tiếp xúc này, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá: Ngành NN-PTNT đã vượt qua nhiều khó khăn để phát triển khá ổn định. Nhiều vùng nông thôn đã có những đổi thay tích cực, trong đó có Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao nhanh đời sống của nhân dân là nhiệm vụ to lớn, cần rất nhiều nỗ lực để tiếp tục đi lên.
Bộ trưởng cho biết: “Tôi dự kiến sẽ tiếp tục đề xuất để đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện để bà con nông dân và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao KHCN để nâng cao năng suất, hiệu quả sản suất; đầu tư phát triển nhân lực và kết cấu hạ tầng; tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trên cơ sở cải cách hành chính; quyết liệt phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Với chương trình xây dựng NTM, sẽ triển khai mạnh mẽ và hỗ trợ các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Tất cả hướng tới đưa nông nghiệp- nông thôn nước ta tiến nhanh theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho dân cư nông thôn; góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển chung của đất nước”.
Riêng với Đăk Lăk, Bộ trưởng dự kiến sẽ nỗ lực đóng góp để phát huy cao các lợi thế về nông- lâm nghiệp- trước hết là cây cà phê cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi khác trên địa bàn. Với công tác quản lý- bảo vệ rừng phải có biện pháp quyết liệt, đồng thời phục hồi rừng tự nhiên, phát triển trồng rừng để ngành lâm nghiệp không phải là gánh nặng mà góp phần quan trọng để xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Với chương trình xây dựng NTM, sẽ triển khai phù hợp với điều kiện và truyền thống văn hoá của đồng bào các dân tộc.
Tại các cuộc tiếp xúc cử tri tại tỉnh Đăk Lăk, các ứng cử viên trong chương trình hành động của mình cũng đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các ứng cử viên hứa sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ của người Đại biểu nhân dân trong việc giám sát thực hiện luật pháp, Nghị quyết của Quốc hội, góp phần làm cho chủ trương của Đảng và Nhà nuớc được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả thiết thực vì lợi ích của người dân.
Sau khi nghe Bộ trưởng Cao Đức Phát cùng các ứng cử viên trình bày chương trình hành động của mình, hầu hết cử tri đều tin tưởng vào các ứng cử viên. Qua đó gửi gắm tâm sự và đề xuất nhiều ý kiến hay như: Quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thuỷ lợi để bà con nông dân sản xuất nông nghiệp; xây dựng lưới điện cho các thôn buôn; quan tâm hơn nữa đến việc giải quyết đất sản xuất- đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau khi lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của cử tri, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: Nếu trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII, sẽ thực hiện đúng chương trình hành động đã trình bày; tiếp thu toàn bộ ý kiến của cử tri, sau đó sẽ phối hợp với Uỷ ban MTTQ tỉnh, có biện pháp giải quyết rốt ráo từng vấn đề. Với những vấn đề bức xúc, Bộ trưởng động viên cử tri bình tĩnh cùng với chính quyền địa phương và ngành chức năng có hướng giải quyết tốt.
Nhiều vấn đề khác cũng được cử tri quan tâm, đề xuất với các ứng cử viên như: Có chính sách ưu đãi trong vay vốn cho nông dân sản xuất. Vấn đề quản lý- bảo vệ rừng phải quyết liệt hơn để bảo vệ tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu, chống hạn hán, lũ quét; tạo điều kiện cho sinh viên ra trường có việc làm phù hợp, nhằm ổn định bản thân, gia đình và góp phần xây dựng đất nước.
Đợt tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk diễn ra trong không khí dân chủ, cởi mở nên được rất nhiều cử tri quan tâm đến tham dự. Sáng 11/5, mặc dù cuộc tiếp xúc được tổ chức ở xã Ea Hồ (huyện Krông Năng), nhưng có không ít cử tri từ các xã như Dliê Ya, Ea Tân đã vượt hàng chục cây số đến để lắng nghe ứng cử viên, trình bày tâm tư nguyện vọng của mình. Tất cả đều rất tin tưởng và mong muốn các ứng cử viên- khi đắc cử sẽ thực hiện tốt chương trình hành động đã trình bày trước dân, nhằm giúp đồng bào thoát đói, vượt nghèo, vươn lên làm giàu trên quê hương mình.
 
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:  http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/78200/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Cần chuyển đổi 40.000ha cà phê già cỗi

13-5-2011

Theo thống kê của Sở NNPTNT Lâm Đồng, ngoài 10.000ha cà phê dưới 20 tuổi nhưng có biểu hiện già cỗi, trên địa bàn toàn tỉnh còn có đến 40.000ha cà phê trên 20 năm đã hoàn toàn già cỗi, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp.

Nhà nhà góp đất trồng cao su

13-5-2011

Đến nay, diện tích trồng cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc lên tới hàng chục ngàn ha, với hàng chục ngàn hộ nông dân tham gia. Sau nửa thập kỷ đầu tư phát triển cây cao su ở vùng này, hiện đang có nhiều vấn đề tranh cãi gay gắt.

Phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long

13-5-2011

Thời gian qua, kinh tế trang trại (KTTT) ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) phát triển khá mạnh. Các trang trại từng bước được mở rộng quy mô hoạt động và hình thành nhiều vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường năng lực cho Hội Nông dân

13-5-2011

Ngày 10.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 673/QĐ-TTg về việc “Hội NDVN trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020”.

Giải pháp giúp bà con dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập: Cấp đất, cho vay vốn và nâng kỹ năng sản xuất

13-5-2011

Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nhà nông. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau mà một bộ phận dân cư, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không có đất sản xuất. Không có đất sản xuất, đời sống của bà con dân tộc thiểu số nghèo đã khó càng thêm khó. Thấu hiểu khó khăn của bà con dân tộc thiểu số nghèo, ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 134 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Thú y thủy sản ở đâu?

13-5-2011

Dịch bệnh trên thủy sản liên tục hoành hành, gây thiệt hại lớn cho người nuôi trong những năm qua. Ngành thú y chịu trách nhiệm chính trong việc phòng chống dịch bệnh trên thủy sản, nhưng đến giờ, lại gần như vẫn đang… đứng ngoài.

Cuộc cách mạng về khoan sức dân

12-5-2011

Thái Bình đang xây dựng "Đề án nông thôn mới, giai đoạn 2011-2015", dự kiến đây sẽ là tỉnh đầu tiên của nước ta ra nghị quyết về NTM. NTNN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hạnh Phúc - Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình.

Biến đổi khí hậu, tác nhân chính gây lên khủng hoảng

12-5-2011

Theo Viện Nghiên cứu chính sách trái đất, có nhiều yếu tố dẫn đến khủng hoảng lương thực như: số người canh tác giảm, cầu nhiều hơn cung, một số quốc gia dùng lương thực để sản xuất xăng, dầu... Nhưng biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là tác nhân chính.

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực

12-5-2011

Theo nhận định của chuyên gia về lương thực của Liên Hợp quốc (LHQ) Olivier de Schutter, đã có dấu hiệu về sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới giống như năm 2008. Từ đầu năm 2011 đến nay, chỉ số giá lương thực đã tăng hơn 28%, trong đó ngũ cốc tăng tới 44%.

Bảo hiểm cho cây cà phê ở Tây Nguyên: Nông dân vẫn hờ hững

12-5-2011

Niên vụ cà phê này, ước tính nông dân Tây Nguyên thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng do hạn hán. Thế nhưng tại “thủ phủ” cà phê Đăk Lăk, mặc dù đã có một sản phẩm bảo hiểm (BH) ra đời nhằm giúp nông dân chịu thiệt hại có “lối thoát”, song chẳng mấy ai mặn mà.

Cần sớm có quyết sách cho cây lúa

12-5-2011

Trong những năm qua nông nghiệp nước ta đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng người nông dân vẫn còn nghèo khổ. Cần có quyết sách gì để giải quyết tình trạng này?

Giá mua điện của các NM thủy điện: Cần tính đến chi phí dịch vụ môi trường rừng

12-5-2011

Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hòa Bình và TP HCM là các địa phương thuộc diện thí điểm phải nộp phí môi trường rừng theo QĐ 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Khi thực hiện QĐ này, một số DN thủy điện cho rằng, trước đây khi EVN "chốt" giá mua điện, 2 bên chưa tính đến khoản này nên chi phí của DN đã bị đội lên.