TIN TỨC-SỰ KIỆN

"Bốn nhà" bàn cây sắn

Ngày đăng: 17 | 05 | 2011

Với những thế mạnh nhất định, cây sắn (mì) đang là đối tượng được nhà nông ở nhiều địa phương đặc biệt quan tâm, mở rộng diện tích. Tại miền Đông Nam bộ, nơi có diện tích sắn khá lớn, một hội thảo được tổ chức theo mô hình liên kết bốn nhà gồm nhà nước, nhà khoa học, nhà DN và nhà nông diễn ra ở “thủ phủ” cây sắn- tỉnh Tây Ninh để bàn tính việc nâng cao hiệu quả loại cây này.

Ông Vương Quốc Thới, GĐ Sở NN-PTNT Tây Ninh cho hay, cây sắn   hiện đã phát triển lên hơn 44 ngàn ha, tăng so với vụ trước 7,5 ngàn ha. Với giá cả đang thuận lợi thì ước tính diện tích sẽ còn tăng thêm vài ngàn ha nữa ít ra từ năm nay. Bởi ngoài củ sắn được giá mà “xác” sắn cũng đang mang lại nguồn thu không nhỏ cho các cơ sở chế biến củ sắn tươi. Nhiều nơi, xác sắn được đem phơi khô, đóng bao đem bán cho các cơ sở chế biến TĂCN, gia cầm, thuỷ sản. Từ đó, nhiều người có việc làm ổn định, có thu nhập khá từ nghề phơi xác sắn.
 
 Bà Huỳnh Thị Mua (quê từ Thanh Bình, Đồng Tháp), được người quen giới thiệu lên xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên làm nghề phơi xác sắn mướn. Từ năm 2000 đến nay, cả dòng họ nhà bà Mua có tới 5 hộ, 16 lao động chính chuyên làm nghề phơi xác sắn cho một chủ thầu. Với diện tích sân phơi gần 2 ha, được chủ thầu trang bị vải mủ, bao bố, cào… cả 5 gia đình cất nhà ở tại chỗ để làm nghề. Cứ khoảng 6 tấn xác sắn ướt, một lao động phơi trong 3 ngày thì được 1 tấn xác sắn khô, chủ thầu trả tiền công 150 ngàn đồng. Giá xác sắn khô hiện nay được các cơ sở chế biến thức ăn gia súc thu mua từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/tấn. Vỏ củ sắn từ các cơ sở chế biến thủ công, được phơi khô để làm thức ăn cho trâu, bò có giá từ 2.000 đến 2.500 đồng/kg. Ngay cả lá cây sắn sau thu hoạch, được phơi khô cũng có giá từ 3.000 đến 3.500 đồng/kg.
Ông Trần Ngô, trồng 25 ha sắn tại xã Tân Bình, huyện Tân Biên cho biết, năng suất cây sắn khá cao, cộng với giá cả thu mua của các nhà máy chế biến tinh bột nên nông dân đang có lời ngang bằng với việc trồng cây cao su, trong khi công chăm sóc và đầu tư phân bón lại thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, ông Ngô cùng nhiều hộ nông dân khác vẫn còn băn khoăn, đó là việc tìm ra giống sắn mới có năng suất cao hơn nữa để tăng lợi nhuận xem ra vẫn còn quá khó. 
“Sở NN-PTNT cùng các DN chế biến sắn sớm tổ chức mô hình liên kết “bốn nhà” nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ và kỹ thuật canh tác cây sắn trong thời gian tới. Đáng chú ý là, trách nhiệm hiện không chỉ dừng lại “bốn nhà” mà cần có thêm một “nhà” thứ năm nữa, đó là các Ngân hàng thương mại cần phải vào cuộc để cung ứng vốn cho các hộ nông dân trồng sắn sắp tới!” (PCT UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Tiến).
Đồng tình với ý kiến này, ông Võ Văn Hưng- GĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết thêm, trước đây bà con nông dân thường chú trọng “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, còn bây giờ muốn cây sắn phát triển bền vững thì nhất định phải đưa yếu tố “hạng tư” là giống đặt lên hàng đầu. TTKN tỉnh từng đã khuyến cáo bà con nông dân nên đầu tư cho các giống sắn có năng suất cao như KM-94, KM 101, KM 140 tai trắng, KM98-5 tai đỏ với năng suất bình quân 40 tấn/ha. Tuy nhiên, nhằm phát triển vùng nguyên liệu sắn một cách bền vững hơn thì rất cần có các giống mới năng suất đạt từ 60- 80 tấn/ha.
Viện KHKTNN miền Nam hiện đã thông qua việc chuyển giao công nghệ và kỹ thuật canh tác cây sắn cho một DN trong tỉnh là Cty TNHH MTV Mía đường Tây Ninh gồm các giống mới như SM 937-26, KM 228, Raybon-60. Trong đó, Raybon 80 và một số giống sắn chiếu xạ gây đột biến với năng suất bình quân là 60 tấn/ha. Ngược lại, DN cam kết  đầu tư quỹ đất trên 550 ha tại huyện Tân Châu để SX và xây dựng cánh đồng 5 ha để thử nghiệm và nhân giống mới các giống cây sắn cho năng suất cao từ tháng 6/2011 tới đây.
Cùng với việc DN cam kết cung cấp giống sắn mới năng suất cao như KM 140 tai trắng, KM 98-5 tai đỏ, Raybon-60, các nhà máy chế biến sẽ có các cơ chế chính sách “thoáng” hơn trong việc hỗ trợ chữ bột. Tuy vậy, nhiều nông dân trồng sắn vẫn còn hai nỗi lo, đó là việc chờ chực trước cổng mỗi lần đem sản phẩm bán cho nhà máy chế biến, hai là nạn cân “chữ bột” tuỳ tiện của các nhà máy khiến không ít hộ nông dân nản lòng khi quyết định đầu tư vào loại cây này.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/15/15/78337/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Sướng như nông dân Quảng Ngãi

17-5-2011

Máy móc đang "gánh" cho nông dân Quảng Ngãi nhiều công đoạn vất vả nhất, như cày, băm đất, cắt…

2020, giảm 20% lượng khí phát thải từ nông nghiệp

17-5-2011

Hôm qua (16/5), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2010, triển khai kế hoạch, chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) 2011.

Làm chuyển biến nhận thức về NTM

17-5-2011

Nghị quyết Trung ương 7 khoá 10 và chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ sở, động lực để Thái Nguyên phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đến nay, chương trình NTM đã được tỉnh Thái Nguyên xây dựng thành chương trình hành động, ra các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản hướng dẫn thực hiện, tập huấn và kiện toàn BCĐ các cấp. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 35 xã đạt tiêu chí NTM. Trở ngại của việc thực hiện chương trình trên là nhận thức của nhân dân, thậm chí là của cả một số cán bộ cơ sở còn phiến diện.

Làm thí điểm không thể tránh khỏi rủi ro

17-5-2011

Xung quanh việc phát triển cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang tồn tại nhiều rủi ro, PV NTNT đã phỏng vấn ông Lê Quang Thung - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Phát triển phải theo quy hoạch

17-5-2011

Hiện nay, việc trồng và phát triển cao su của các tỉnh miền núi phía Bắc cần phân định rõ 2 vùng: Tây Bắc và Đông Bắc. Với Tây Bắc, Chính phủ, Bộ NNPTNT cho phát triển nhưng phải theo quy hoạch; còn Đông Bắc hiện chỉ cho phép trồng thí điểm.

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực : Cơ hội nào cho Việt Nam?

16-5-2011

Trước tình hình giá lương thực tăng cao, nhiều quốc gia đang phải tìm giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế nhận định, đây là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Bảo hiểm vi mô giúp người nghèo ứng phó với bất ổn

16-5-2011

Bảo hiểm vi mô là một công cụ then chốt giúp người dân nghèo vượt qua được những khó khăn không lường trước, đồng thời mang lại thêm cơ hội phát triển cho các công ty bảo hiểm tư nhân.

Các yếu tố đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

16-5-2011

Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển với nhiều yếu tố đảm bảo nhận định này, trong đó phải kể đến cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năng lực sản xuất phát triển cùng với chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt.

Thời tiết xấu đe dọa vựa lúa sông Hồng và Bắc Trung bộ

16-5-2011

Do thời tiết thất thường, sâu bệnh gây hại, diện tích giảm nên lúa vụ đông xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Bắc trung bộ (BTB) đang có nguy cơ bị giảm năng suất.

Nông dân vẫn “đói” thông tin

16-5-2011

Trong các chính sách hướng về nông thôn và nông dân, chính sách thông tin - truyền thông cần được coi là một trụ cột ưu tiên.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn

16-5-2011

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội (khoá XII) cho biết, nếu tiếp tục trúng cử Quốc hội khoá tới thì vấn đề bà đặc biệt quan tâm là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Việt Nam tham gia Ban Cố vấn đặc biệt về nông nghiệp

16-5-2011

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ tham gia Ban Cố vấn đặc biệt về nông nghiệp - an ninh lương thực - biến đổi khí hậu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Hà Lan khởi xướng.