TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sướng như nông dân Quảng Ngãi

Ngày đăng: 17 | 05 | 2011

Máy móc đang "gánh" cho nông dân Quảng Ngãi nhiều công đoạn vất vả nhất, như cày, băm đất, cắt…

Bớt vất vả, mệt nhọc
Trong tiếng ì ầm của những con "trâu sắt" đang băng băng "ăn lúa" trên những thửa ruộng ở cánh đồng trước nhà, thong thả nhấp ngụm trà nóng, lão nông Nguyễn Văn Tuân (65 tuổi, ở Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh) chậm rãi nói: "Không như ngày trước, cứ mỗi khi vào vụ, gần như mọi người trong thôn, xóm phải tất tả thức dậy từ tinh mơ để lùa trâu, vác cày, mang cuốc ra đồng đánh vật với mấy thửa ruộng. Rồi đến kỳ thu hoạch phải lo chuyện tìm người để gặt hái, đập lúa...
Máy gặt đập liên hợp trên cánh đồng Tịnh Sơn (huyện Sơn Tịnh)
 
Mấy năm nay, máy móc đã giải phóng lao động chân tay, giảm sự vất vả, nặng nhọc cho nông dân rất nhiều". Đưa tay chỉ chiếc máy gặt đập liên hợp còn mới nằm chễm chệ trước sân, anh Võ Thành Nam (xã Tịnh Sơn) góp chuyện: Hơn 2 năm trước, nhiều người dân Tịnh Sơn không dám nghĩ rằng đến một ngày khi lúa chín, nông dân chỉ cần mang bao ra và đổ lúa vào, chở về nhà phơi. Chuyện gặt, suốt thì khỏi cần phải nghĩ gì cho mệt. Tuy thu nhập từ làm nông nghiệp không cao, nhưng giờ thì câu nói "khổ như làm nông" đã không còn đúng".
Thời của máy móc
Ông Nguyễn Tấn Công - Trưởng phòng NNPTNT Sơn Tịnh cho biết, toàn huyện có 11.200 ha đất lúa, nếu không được cơ giới hoá như hiện nay thì khó đảm bảo theo lịch thời vụ gieo sạ chỉ diễn ra trong 5-7 ngày...
Khoảng 4 năm trở lại đây, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, hàng trăm thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp đã được nông dân mua về để phục vụ sản xuất.
Anh Nguyễn Hải (xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) không giấu giếm: Ngoài 2 chiếc máy băm để phục vụ gia đình và bà con trong vùng, vụ mùa đến tôi sẽ đầu tư thêm 250 triệu đồng mua máy gặt đập liên hợp.
Huyện Sơn Tịnh là một trong số những địa phương có tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp mạnh của tỉnh. Ông Phạm Hồng Sơn - Phó phòng NNPTNT huyện cho biết: “Số máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến trong nông nghiệp ở địa phương hiện đã tăng lên con số hàng ngàn. Riêng lượng máy kéo các loại không dưới 500 chiếc, máy thu hoạch lúa trên 3.000 chiếc; còn máy gặt đập liên hợp 10 chiếc. Nhờ vậy mà nông dân trong huyện nâng được năng suất, sản lượng cây trồng, giảm thiểu thất thoát khi thu hoạch, chế biến, lợi nhuận cũng tăng hơn".
AGROINFO – Theo Báo Nông thôn ngày nay

Nguồn: http://danviet.vn/43294p1c34/suong-nhu-nong-dan-quang-ngai.htm

NỘI DUNG KHÁC

2020, giảm 20% lượng khí phát thải từ nông nghiệp

17-5-2011

Hôm qua (16/5), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2010, triển khai kế hoạch, chương trình hành động thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) 2011.

Làm chuyển biến nhận thức về NTM

17-5-2011

Nghị quyết Trung ương 7 khoá 10 và chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ sở, động lực để Thái Nguyên phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đến nay, chương trình NTM đã được tỉnh Thái Nguyên xây dựng thành chương trình hành động, ra các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản hướng dẫn thực hiện, tập huấn và kiện toàn BCĐ các cấp. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 35 xã đạt tiêu chí NTM. Trở ngại của việc thực hiện chương trình trên là nhận thức của nhân dân, thậm chí là của cả một số cán bộ cơ sở còn phiến diện.

Làm thí điểm không thể tránh khỏi rủi ro

17-5-2011

Xung quanh việc phát triển cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang tồn tại nhiều rủi ro, PV NTNT đã phỏng vấn ông Lê Quang Thung - Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Phát triển phải theo quy hoạch

17-5-2011

Hiện nay, việc trồng và phát triển cao su của các tỉnh miền núi phía Bắc cần phân định rõ 2 vùng: Tây Bắc và Đông Bắc. Với Tây Bắc, Chính phủ, Bộ NNPTNT cho phát triển nhưng phải theo quy hoạch; còn Đông Bắc hiện chỉ cho phép trồng thí điểm.

Chủ động đối phó với khủng hoảng lương thực : Cơ hội nào cho Việt Nam?

16-5-2011

Trước tình hình giá lương thực tăng cao, nhiều quốc gia đang phải tìm giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực. Tại Việt Nam, một số chuyên gia kinh tế nhận định, đây là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Bảo hiểm vi mô giúp người nghèo ứng phó với bất ổn

16-5-2011

Bảo hiểm vi mô là một công cụ then chốt giúp người dân nghèo vượt qua được những khó khăn không lường trước, đồng thời mang lại thêm cơ hội phát triển cho các công ty bảo hiểm tư nhân.

Các yếu tố đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

16-5-2011

Nền kinh tế nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển với nhiều yếu tố đảm bảo nhận định này, trong đó phải kể đến cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năng lực sản xuất phát triển cùng với chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt.

Thời tiết xấu đe dọa vựa lúa sông Hồng và Bắc Trung bộ

16-5-2011

Do thời tiết thất thường, sâu bệnh gây hại, diện tích giảm nên lúa vụ đông xuân 2010-2011, các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Bắc trung bộ (BTB) đang có nguy cơ bị giảm năng suất.

Nông dân vẫn “đói” thông tin

16-5-2011

Trong các chính sách hướng về nông thôn và nông dân, chính sách thông tin - truyền thông cần được coi là một trụ cột ưu tiên.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - ứng cử viên đại biểu Quốc hội: Quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn

16-5-2011

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội (khoá XII) cho biết, nếu tiếp tục trúng cử Quốc hội khoá tới thì vấn đề bà đặc biệt quan tâm là đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Việt Nam tham gia Ban Cố vấn đặc biệt về nông nghiệp

16-5-2011

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát sẽ tham gia Ban Cố vấn đặc biệt về nông nghiệp - an ninh lương thực - biến đổi khí hậu do Ngân hàng Thế giới (WB) và Hà Lan khởi xướng.

Điều chỉnh tiêu chí cho phù hợp

16-5-2011

Khi mới ban hành, bộ 19 tiêu chí về nông thôn mới (NTM) có vẻ như khá "êm" khi gặp rất ít phản hồi từ cơ sở. Song chỉ đến khi các địa phương đồng loạt bắt tay vào xây dựng NTM, hàng loạt tiêu chí cả "tĩnh" cả "động" mới được hồi âm bằng tiếng nói từ cơ sở.