TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tái cơ cấu, con đường vượt khó của doanh nghiệp

Ngày đăng: 19 | 04 | 2011

Trước tình hình môi trường kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay, để có thể nắm bắt cơ hội cũng như hóa giải thách thức, các doanh nghiệp (DN) cần tiến hành tái cấu trúc để cải thiện năng suất lao động, hội nhập tốt hơn và tạo cơ sở cho tăng trưởng bền vững, ổn định lâu dài.

33% doanh nghiệp gặp khó
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển DN (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI), năm 2010 Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về môi trường kinh doanh, tiến 10 bậc so với năm 2009, đứng thứ 78/183 nước và đứng thứ tư trong số 10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh.
 
Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) luôn ở mức cao, đạt 6,78%, vượt kế hoạch được Quốc hội phê chuẩn (6,5%); tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với năm 2009. Đến cuối năm 2010, tổng số DN đăng ký thành lập đã đạt 544.394 đơn vị, vượt mục tiêu đề ra của Chính phủ (500.000 DN).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, vẫn còn những yếu tố tác động không tốt đến hoạt động của DN, như lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao, nền kinh tế phải đối phó với tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách ngày càng gia tăng…
Hiện, có đến 85% DN phải vay ngân hàng với lãi suất 12-13% trở lên, nếu buộc phải chấp nhận thì chỉ có 67% DN có thể chịu đựng được, nghĩa là 33% DN còn lại sẽ gặp khó khăn với mức lãi vay này trong lâu dài, khiến họ phải quay sang đầu tư cho các thương vụ ngắn hạn hoặc các dự án rủi ro cao nhưng lãi nhiều.
Mặc dù tỷ trọng của các DN khu vực tư nhân chiếm trên 95% và ngày càng tăng về số lượng, tuy nhiên, sự đóng góp của các DN này chưa tương xứng với số lượng, ngoại trừ việc tạo việc làm cho gần 60% số lao động. Các DN ngoài quốc doanh xét cả về lao động và nguồn vốn đều nhỏ bé hơn nhưng lại đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng trưởng về quy mô, tài sản và đặc biệt là hiệu quả kinh doanh cao hơn hẳn so với các DN Nhà nước.
Càng khó khăn càng phải chủ động
Theo đánh giá chung của Hiệp hội Doanh nghiệp TP.Hồ Chí Minh, cái khó đối với DN xuất phát cả từ khách quan và chủ quan, nếu không sớm ổn định và vượt qua thì sẽ có không ít DN rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Nhiều DN nhỏ và vừa cho rằng, bài toán khó nhất với họ hiện nay chính là vấn đề chi phí, giá các nguyên liệu đầu vào đang tăng cao, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và mở rộng thị trường. Trong khi DN không thể tăng giá tương ứng vì thị trường không chấp nhận, các đơn hàng đã ký hợp đồng dài hạn chưa thể điều chỉnh giá ngay.
Nhiều DN còn phải “cõng” thêm nỗi lo về lãi suất, tỷ giá. Trong đó, việc thay đổi tỷ giá đồng USD cộng với lãi suất ngân hàng cao như hiện nay khiến nhiều đơn vị không dám đầu tư mới mà chỉ sản xuất cầm chừng.
Trước tình hình này, Nhà nước và các cấp, ban ngành đang nỗ lực đưa ra các biện pháp bình ổn thị trường, ổn định giá cả, hỗ trợ sản xuất kinh doanh… Tuy nhiên, các nhà hoạch định cho rằng, bản thân các DN cũng cần tái cơ cấu lại bộ máy, thay đổi công nghệ, tự đánh giá lại năng lực cạnh tranh… để từ đó chủ động hơn trong việc vượt qua khó khăn.
Ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN vừa và nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, DN phải xem tái cấu trúc là một nhu cầu tự thân, liên tục và phải dựa trên chiến lược phát triển của DN, đồng thời dựa vào định hướng tái cấu trúc của nền kinh tế.
Trong khi đó, theo TS.Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), suốt 3 năm qua, DN tư nhân đã phải “oằn mình” chống lại những khó khăn của tình hình lạm phát, khủng hoảng kinh tế bằng việc thu hẹp sản xuất, hạn chế đầu tư tập trung dài hạn, giữ lại lao động, chịu lợi nhuận ít hơn. Do vậy, tái cơ cấu DN về bản chất là thay đổi cơ chế phân bổ nguồn lực để nguồn lực được sử dụng hợp lý hơn và phải thực hiện theo cơ chế thị trường. Việt Nam nên giám sát thắt chặt đầu tư và cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp Nhà nước. “Bên cạnh đó, cần giảm nhanh triệt tiêu dư địa, động lực khiến nhà đầu tư đi tìm địa tô hơn là lợi nhuận. Cắt giảm chi phí bôi trơn, tiếp tục đổi mới, dứt khoát chuyển sang cơ chế thị trường, xóa bỏ cơ chế xin-cho, cấp phát... thì mới góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các DN”, ông Cung nhấn mạnh.
AGROINFO – Theo Báo Kinh tế nông thôn

Nguồn: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2011/4/27924.html

NỘI DUNG KHÁC

Tận dụng cỏ dưới tán ớt nuôi bò

19-4-2011

Chăn nuôi bò quy mô nông hộ thường phụ thuộc vào sức lao động tự có của gia đình, chủ yếu là lấy công làm lời, bởi vì nếu nuôi vài con bò mà mướn cắt cỏ hoặc mua cỏ thì không hiệu quả. Ở nông thôn bây giờ, nếu muốn nuôi bò, thường chủ hộ sẽ căn cứ vào số lượng lao động có khả năng đi cắt cỏ của gia đình mình là bao nhiêu mới quyết định mua bấy nhiêu con bò để nuôi.

Lấy ý kiến cộng đồng bảo vệ cá tra Việt Nam

18-4-2011

Sau hơn 1 tháng lấy ý kiến rộng rãi, trên trang web của của USDA chỉ có 23 ý kiến, trong đó chủ yếu là ý kiến của những người Mỹ bảo vệ lợi ích cá da trơn nội địa.

Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp?

18-4-2011

Ngày 14/04, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng chủ trì cuộc họp triển khai QĐ số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.

Con đường hẹp cho cá tra Việt Nam

18-4-2011

Cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn sau khi chương trình bôi xấu cá tra “Pangasius Lie” của WWF được phát sóng trên truyền hình Đức cách đây không lâu.

Hà Nội: Tập trung bình ổn giá và chống lợi dụng tăng giá

18-4-2011

TP Hà Nội đang tập trung vào việc bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu và tăng cường kiểm tra thị trường, chống lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Chuyên gia cho trái nghịch mùa

18-4-2011

Thường thì mỗi loại trái cây chỉ cho trái chín vào đúng vụ. Nhưng giờ đã có trái ngon ăn quanh năm, song ít ai biết đến một trong những tác giả của “công trình” giúp cây cho trái luân phiên... này.

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: Bài toán luẩn quẩn

18-4-2011

3 số báo gần đây, NNVNliên tiếp phản ánh tình trạng người dân hiện không mặn mà nghề nuôi lợn dù giá thịt đang cao chót vót do rất khó kiểm soát dịch bệnh, hôm qua (17/4)NNVN tiếp tục nhận được ý kiến của ông Tô Long Thành, PGĐ phụ trách Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương…

Thú y đã thất bại với dịch bệnh

18-4-2011

“Sang tuần, tôi sẽ cùng thằng con đi mua 1 trại nuôi lợn đã bỏ không với giá rẻ như cho vì người nông dân không thể tiếp tục “mở chuồng” được nữa” - ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN mở đầu câu chuyện với NVNN khi bàn tới thực trạng ngành chăn nuôi lợn hiện nay.

Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tạo đầu ra ổn định cho nông sản

18-4-2011

Theo các nhà khoa học, chất lượng lúa gạo, trái cây, thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) dù được nâng lên một bước nhưng chưa được kiểm soát dẫn đến việc tăng thị phần và giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn Thủ đô

18-4-2011

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái, Chủ nhiệm Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, theo Nghị quyết 03 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XIII về xây dựng nông thôn mới (NTM) thành phố Hà Nội, đến năm 2030, thành phố sẽ hoàn thành việc xây dựng NTM ở 401 xã trên địa bàn (đạt 100%), với tổng kinh phí đầu tư 32.000 tỷ đồng .

Bón phân đầu vụ cho lúa hè thu

15-4-2011

Trước tiên cần chú ý một số vấn đề kỹ thuật gieo sạ. Nếu gieo sạ bằng máy thì trước đó 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.

Tiến gần hơn tới việc thực thi Luật An toàn thực phẩm

15-4-2011

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) vừa tổ chức buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Đây là góp ý cho bản dự thảo nghị định lần thứ 16. Dự kiến Luật ATTP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay.