TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thú y đã thất bại với dịch bệnh

Ngày đăng: 18 | 04 | 2011

“Sang tuần, tôi sẽ cùng thằng con đi mua 1 trại nuôi lợn đã bỏ không với giá rẻ như cho vì người nông dân không thể tiếp tục “mở chuồng” được nữa” - ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN mở đầu câu chuyện với NVNN khi bàn tới thực trạng ngành chăn nuôi lợn hiện nay.

Ở vị trí lãnh đạo của Hiệp hội có liên quan trực tiếp đến  gia súc, gia cầm, ông đánh giá sao về thị trường thịt lợn hiện nay?
Chưa bao giờ giá thịt lợn cao như lúc này. Như những năm trước, 1 tạ thịt lợn hơi có giá từ 0,7 – 1,2 chỉ vàng, trong khi hiện nay dao động khoảng 1,6 chỉ vàng. Thế nhưng, người chăn nuôi vẫn không mặn mà, nhiều nơi không đủ lợn để cho vào chuồng, thậm chí sắp bỏ nghề. Còn những người bán thức ăn thì không dám cho nợ. Nhiều ngân hàng không dám cho người chăn nuôi tiếp tục vay vốn…
Theo ông, vì sao vậy?
Chúng ta đổ tại thức ăn đắt ư? Sai bét bởi giá bán trừ đi giá thức ăn, người chăn nuôi vẫn có lãi khoảng 18.000 đồng/kg thịt lợn hơi. Theo tôi, nguyên nhân cơ bản nhất xuất phát từ ngành thú y đã không khống chế được dịch, phương châm chống dịch sai. Tại sao cứ hễ thấy có dịch là tiêu diệt, đền bù. Trong khi phải phòng bệnh là chính chứ. Bên cạnh đó, số cán bộ thú y cơ sở hiện quá ít: 1 người thú y xã phải phụ trách tới 10.000 dân, làm sao hết việc. Thế nhưng tiền công họ nhận cũng ít lắm, không đủ tiền xăng đi hàng ngày.
Có lần về quê, tôi hỏi ông thôn trưởng về dịch bệnh và được biết, ông này luôn để thuốc tiêm phòng ở bờ chuối. Chờ cho qua đợt tiêm phòng thì mới mang ra bởi không có thú y viên đi tiêm phòng. Ngoài ra, cơ quan quản lý thú y phải xem lại hiệu lực, hiệu giá của những loại vacxin mình cho mua về. Chứ giao hết cho công ty nhập khẩu thì không thể yên tâm về chất lượng.
Có ý kiến cho rằng, bây giờ người chăn nuôi dễ kiếm tiền bằng việc khác ở thành phố nên cũng không mặn mà với chuyện nuôi mấy con lợn, con gà nữa. Ông nghĩ sao?
Cũng đúng nhưng không phải là phổ biến bởi bản chất người nông dân luôn muốn tạo công việc ngay tại nhà, cho dù ở nhà không được no như khi ra ngoài. Việc các gia đình đồng ý cho con cái ra làm thuê ở thành phố chỉ là hãn hữu thôi. Tôi thấy nhiều nơi nông dân làm ở nhà biết tính toán một chút thu nhập cao hơn đi làm thuê cho chủ.
Tuy nhiên, điều làm nông dân không an tâm, như đã nói là dịch bệnh triền miên, người dân cảm thấy thất bại nhiều hơn thành công, thậm chí thua lỗ đến cùng đường. Hễ nói đến chăn nuôi là ai cũng oải bởi việc phòng chống dịch ngành thú y gần như bất lực. Ở đâu đó, chúng ta cứ đổ tại do thức ăn tăng cao là sai lầm bởi thú y, phòng dịch mới là sự sống còn, là số 1. Còn việc các ngân hàng không dám cho người chăn nuôi tiếp tục vay hoàn toàn có cơ sở đấy chứ. Khi xuống hỏi 1 ngân hàng ở huyện, cô nhân viên nói rằng, có hộ chăn nuôi bị thú y xuống diệt hết lợn nên 4 năm liền hộ này không trả tiền ngân hàng vì thế nhân viên ngân hàng bị treo lương.
Theo ông giải pháp nào chúng ta có thể khắc phục những bất cập trên?
Tôi từng có kiến nghị với lãnh đạo ngành Nông nghiệp rằng, phải quán triệt việc phòng chống dịch gia súc, gia cầm từ cơ sở. Vì mỗi thôn, xã đều có chi bộ. Mỗi đảng viên có thể phụ trách 15 gia đình và chịu trách nhiệm phải giáo dục tư tưởng cho người dân ý thức phòng chống dịch. Từng làng, từng bản phải tổ chức màng lưới thú y cơ sở thật tốt, thật chặt từ người bán thuốc, thú y chuyên ngành đến người chăn nuôi. Đây sẽ là những mắt xích chặt, sẵn sàng “ra quân” thật nhanh khi có thông tin về 1 ổ dịch bệnh.
Ngoài ra, chúng ta phải tạo mô hình phòng chống dịch, trong đó phòng dịch là chính. Cuối cùng mới là biện pháp chăn nuôi làm sao cho đủ dinh dưỡng.
Những giải pháp ông đưa ra liệu có quá cũ không?
Không hề cũ, vì đó là vấn đề phòng chống dịch căn bản. Cũng cần nói thêm rằng, bây giờ dịch bệnh nặng hơn nhiều năm về trước (hiện có tới 39 tỉnh có dịch heo tai xanh). Vì vậy theo tôi, muốn người dân tiếp tục chăn nuôi để cung cấp thịt cho thị trường không bị khan hiếm, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho các DN chăn nuôi vừa và nhỏ. Riêng với mức đền bù cũng xem lại bởi mức giá đó chưa bằng 1/2 so với giá bán thịt hơi trên thị trường.
Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với ngành chăn nuôi, ông có lời khuyên nào đối với bà con chăn nuôi lúc này?
Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, người chăn nuôi phải mềm dẻo, thay đổi vật nuôi như chuyển đổi sang gia cầm nhiều hơn nữa. Đây cũng là giải pháp lúc này người chăn nuôi phải áp dụng ngay. Chứ hiện nay, trung bình người Việt ăn có 5 kg thịt gia cầm/năm/người, 68 quả trứng/năm/người. Trong khi so với Trung Quốc, tiêu thụ tới 20-25kg gia cầm/người/năm; 350 quả trứng/người/năm.
Xin cảm ơn ông!
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam
 

NỘI DUNG KHÁC

Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tạo đầu ra ổn định cho nông sản

18-4-2011

Theo các nhà khoa học, chất lượng lúa gạo, trái cây, thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) dù được nâng lên một bước nhưng chưa được kiểm soát dẫn đến việc tăng thị phần và giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn Thủ đô

18-4-2011

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái, Chủ nhiệm Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, theo Nghị quyết 03 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XIII về xây dựng nông thôn mới (NTM) thành phố Hà Nội, đến năm 2030, thành phố sẽ hoàn thành việc xây dựng NTM ở 401 xã trên địa bàn (đạt 100%), với tổng kinh phí đầu tư 32.000 tỷ đồng .

Bón phân đầu vụ cho lúa hè thu

15-4-2011

Trước tiên cần chú ý một số vấn đề kỹ thuật gieo sạ. Nếu gieo sạ bằng máy thì trước đó 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.

Tiến gần hơn tới việc thực thi Luật An toàn thực phẩm

15-4-2011

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) vừa tổ chức buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Đây là góp ý cho bản dự thảo nghị định lần thứ 16. Dự kiến Luật ATTP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay.

Dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại

15-4-2011

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Ðảng đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...; Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; Ðẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm; Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hóa... Ðây là định hướng rất cơ bản nhưng cũng là thách thức rất lớn, vì hiện nay nguồn lao động nước ta dồi dào, nhưng chất lượng thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tìm giải pháp tăng đàn lợn

15-4-2011

Ngay sau bài phản ánh về tình trạng thiếu thịt lợn nghiêm trọng tại các địa phương, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT về vấn đề này.

Doanh nghiệp Hoành Sơn hỗ trợ phân bón giá rẻ

15-4-2011

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Hà Tĩnh, doanh nghiệp tư nhân Hoành Sơn đã liên hệ với các công ty phân bón mua hàng ngàn tấn phân bón về bán giá ưu đãi cho tất cả nông dân vùng lũ tỉnh Hà Tĩnh.

Nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu có thuế suất 0%

15-4-2011

Nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu như tôm, cua, hàu, vẹm, điệp, mực, bạch tuộc dùng làm nguyên liệu chế biến sau đó tái xuất đã được Bộ Tài chính dự kiến áp dụng thuế suất 0%.

Khi nông dân được trang bị “cần câu”

15-4-2011

Hiệu quả từ mô hình liên kết “bốn nhà” tại xã Hồng Phong (An Dương, Hải Phòng) là kết quả bước đầu từ đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.

Hà Nội: Giá rau “hạ nhiệt”, thực phẩm vẫn cao

14-4-2011

Thời tiết ấm áp, tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng đã khiến giá bán của mặt hàng rau xanh hạ nhiệt, song đối với thực phẩm, mức giá nhìn chung vẫn khá cao.

Tháo gỡ khó khăn thực hiện dự án ODA ở Phú Yên

14-4-2011

Chiều ngày 13/4, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về tình hình thực hiện các dự án ODA: Phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung và Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005.

Sắp có giá sàn và quỹ bảo hiểm XK cà phê

14-4-2011

Giá sàn thu mua - XK và Quỹ Bảo hiểm XK cà phê sẽ sớm được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập nhằm hỗ trợ cho các DN và bảo vệ quyền lợi cho nông dân trồng cà phê khi thị trường có những biến động bất lợi.