TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tận dụng cỏ dưới tán ớt nuôi bò

Ngày đăng: 19 | 04 | 2011

Chăn nuôi bò quy mô nông hộ thường phụ thuộc vào sức lao động tự có của gia đình, chủ yếu là lấy công làm lời, bởi vì nếu nuôi vài con bò mà mướn cắt cỏ hoặc mua cỏ thì không hiệu quả. Ở nông thôn bây giờ, nếu muốn nuôi bò, thường chủ hộ sẽ căn cứ vào số lượng lao động có khả năng đi cắt cỏ của gia đình mình là bao nhiêu mới quyết định mua bấy nhiêu con bò để nuôi.

Như anh Trần Văn Đện, ấp Bình Phú 2, xã Phú Bình, huyện Phú Tân - An Giang, chuyên trồng bắp nếp, thời gian nhàn rỗi anh rất muốn nuôi bò, nhưng với khả năng của mình và với nguồn phụ phẩm cây bắp chỉ có sau mỗi vụ thu hoạch, anh xác định phải tìm kiếm thêm nguồn cỏ mới nuôi được hai con bò. Nhưng có một nông dân, không dành riêng đất để trồng cỏ mà vẫn có nguồn cỏ để nuôi bốn con bò béo tốt, và chỉ cần một lao động để cắt cỏ, đó là anh Huỳnh Văn Dừng, cũng ở ấp Bình Phú 2, xã Phú Bình.
Anh Dừng có 2 công đất trồng ớt lai F1, sau 3 tháng trồng, vừa rồi anh bẻ trái đợt thứ nhất, bán được 40 triệu đồng, trừ chi phí và công thu hoạch, còn lời được 25 triệu đồng. Theo anh Dừng, sở dĩ ớt trúng mùa như vậy là nhờ anh không nhổ sạch cỏ dưới gốc ớt, vì làm cỏ dễ động gốc, rễ ớt dễ bị tổn thương, mầm bệnh sẽ xâm nhập. Anh chỉ cắt cỏ nên cây ớt không bị mất sức, không bị hốc vì thiếu nước, không phải tốn công tủ rơm giữ ẩm cho ruộng ớt.
Trong quá trình cắt cỏ, do tự tay anh cắt nên vừa nâng niu gốc ớt, vừa phát hiện kịp thời những hiện tượng lạ đối với từng cây ớt nên anh chủ động phòng ngừa... Nhờ nguồn cỏ trong tán ớt tươi ngon, dồi dào mà gia đình anh Dừng không khó khăn gì cho việc cung cấp đủ thức ăn nuôi 4 con bò.
Như vậy, mô hình dưỡng cỏ dưới tán ớt đã cho gia đình anh Dừng hiệu quả kép, chỉ hơn ba tháng trước anh mua 4 con bò giá 16 triệu đồng (trung bình 4 triệu đồng 1 con), nay thương lái trả giá 20 triệu đồng một đôi nhưng anh chưa tính chuyện bán bò, vì mùa mưa đến nguồn cỏ dồi dào, bò tăng trọng thêm thì giá sẽ cao hơn. Mặt khác, từ nguồn phân bò bón bổ sung cho rẫy ớt nên anh ít tốn phân hoá học. So với các rẫy ớt khác, thì lượng phân sử dụng chỉ khoảng phân nửa, chủng loại phân cũng thuộc dạng rẻ tiền, nên lợi nhuận anh thu về khá cao.
Với tính cần cù, chịu khó và biết tính toán làm ăn, anh Huỳnh Văn Dừng có nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm chỉ với 2 công đất.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/76840/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Lấy ý kiến cộng đồng bảo vệ cá tra Việt Nam

18-4-2011

Sau hơn 1 tháng lấy ý kiến rộng rãi, trên trang web của của USDA chỉ có 23 ý kiến, trong đó chủ yếu là ý kiến của những người Mỹ bảo vệ lợi ích cá da trơn nội địa.

Đối tượng nào được bảo hiểm nông nghiệp?

18-4-2011

Ngày 14/04, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng chủ trì cuộc họp triển khai QĐ số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013.

Con đường hẹp cho cá tra Việt Nam

18-4-2011

Cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn sau khi chương trình bôi xấu cá tra “Pangasius Lie” của WWF được phát sóng trên truyền hình Đức cách đây không lâu.

Hà Nội: Tập trung bình ổn giá và chống lợi dụng tăng giá

18-4-2011

TP Hà Nội đang tập trung vào việc bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu và tăng cường kiểm tra thị trường, chống lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Chuyên gia cho trái nghịch mùa

18-4-2011

Thường thì mỗi loại trái cây chỉ cho trái chín vào đúng vụ. Nhưng giờ đã có trái ngon ăn quanh năm, song ít ai biết đến một trong những tác giả của “công trình” giúp cây cho trái luân phiên... này.

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: Bài toán luẩn quẩn

18-4-2011

3 số báo gần đây, NNVNliên tiếp phản ánh tình trạng người dân hiện không mặn mà nghề nuôi lợn dù giá thịt đang cao chót vót do rất khó kiểm soát dịch bệnh, hôm qua (17/4)NNVN tiếp tục nhận được ý kiến của ông Tô Long Thành, PGĐ phụ trách Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương…

Thú y đã thất bại với dịch bệnh

18-4-2011

“Sang tuần, tôi sẽ cùng thằng con đi mua 1 trại nuôi lợn đã bỏ không với giá rẻ như cho vì người nông dân không thể tiếp tục “mở chuồng” được nữa” - ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN mở đầu câu chuyện với NVNN khi bàn tới thực trạng ngành chăn nuôi lợn hiện nay.

Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tạo đầu ra ổn định cho nông sản

18-4-2011

Theo các nhà khoa học, chất lượng lúa gạo, trái cây, thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) dù được nâng lên một bước nhưng chưa được kiểm soát dẫn đến việc tăng thị phần và giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn Thủ đô

18-4-2011

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái, Chủ nhiệm Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, theo Nghị quyết 03 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XIII về xây dựng nông thôn mới (NTM) thành phố Hà Nội, đến năm 2030, thành phố sẽ hoàn thành việc xây dựng NTM ở 401 xã trên địa bàn (đạt 100%), với tổng kinh phí đầu tư 32.000 tỷ đồng .

Bón phân đầu vụ cho lúa hè thu

15-4-2011

Trước tiên cần chú ý một số vấn đề kỹ thuật gieo sạ. Nếu gieo sạ bằng máy thì trước đó 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.

Tiến gần hơn tới việc thực thi Luật An toàn thực phẩm

15-4-2011

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) vừa tổ chức buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Đây là góp ý cho bản dự thảo nghị định lần thứ 16. Dự kiến Luật ATTP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay.

Dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại

15-4-2011

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Ðảng đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...; Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; Ðẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm; Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hóa... Ðây là định hướng rất cơ bản nhưng cũng là thách thức rất lớn, vì hiện nay nguồn lao động nước ta dồi dào, nhưng chất lượng thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.