TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: Bài toán luẩn quẩn

Ngày đăng: 18 | 04 | 2011

3 số báo gần đây, NNVNliên tiếp phản ánh tình trạng người dân hiện không mặn mà nghề nuôi lợn dù giá thịt đang cao chót vót do rất khó kiểm soát dịch bệnh, hôm qua (17/4)NNVN tiếp tục nhận được ý kiến của ông Tô Long Thành, PGĐ phụ trách Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương…

“Phải phát hiện sớm dịch bệnh, bao vây dịch nhanh chóng, tiêu hủy đúng quy định… Bài toán trong công tác phòng chống dịch này ai cũng thuộc lòng. Thế nhưng phần lớn người làm công tác quản lý và người dân vẫn luẩn quẩn, không thực hiện theo bài toán đó. Đây là một trong nhiều lý do lý giải thích thực trạng yếu kém của ngành chăn nuôi” - PGĐ phụ trách Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương Tô Long Thành mở đầu nhận xét.
Theo ông Thành, có ít nhất 5 nguyên nhân khiến người nông dân uể oải với ngành chăn nuôi, nhất là nuôi lợn. Đó là các văn bản chỉ đạo, chỉ thị về biện pháp phòng chống dịch đang ở tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” bởi ngay khi có dịch bệnh bùng phát, Cục Thú y luôn tham mưu Bộ NN-PTNT có văn bản chỉ đạo rất sát sao nhưng dường như khi về đến địa phương thì sự chỉ đạo "nhẹ" đi. Có nơi, dịch xảy ra đã hơn 3 tháng nhưng lực lượng chức năng vẫn không biết hoặc cố tình không biết. Thậm chí bất lực với bệnh tai xanh khi không bố trí được nhân lực đi tiêu hủy lợn bị bệnh.
Thứ hai, đó là sự phát triển không đồng đều dẫn đến khoảng cách phòng - chống ngày càng giãn rộng. Từ năm 2008 đến nay, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã phát triển, nhân rộng đàn rất nhiều. Thế nhưng, cán bộ thú y thì vẫn “dậm chân tại chỗ”. Theo ông Thành, với lực lượng thú y mỏng như hiện nay thì dịch không bùng phát mới ngạc nhiên.
Nguyên nhân quan trọng nữa không thể bỏ qua là thái độ chủ quan của cả người dân và chính quyền cơ sở. Một số tỉnh phát hiện chậm, có khi sau 7-10 ngày dịch khởi phát và lan ra diện rộng mới nắm được thông tin. Người dân coi chuyện lợn ốm chết rất bình thường, chẳng hạn như có trường hợp xảy ra ở tỉnh Hải Dương, người chăn nuôi vứt xác lợn đầy trên đường, xuống ao, hồ gây ô nhiễm môi trường. Ngay tại Hà Nội, ở xã Khai Thái, huyện Phú Xuyên khi phát hiện lợn ốm chết, người dân cũng thản nhiên vứt xác lợn ra đường đê, xuống ao hồ.
Đặc biệt, tình trạng bán "chạy" lợn ốm, vận chuyển lén lút lợn từ vùng dịch sang vùng không có dịch vẫn diễn ra, thậm chí họ chở lợn bệnh đi tiêu thụ ngang nhiên giữa đường coi như chưa hề có văn bản “cảnh cáo” nào từ phía Bộ NN-PTNT.  Bên cạnh đó, khi xuống địa phương tiến hành kiểm tra kháng thể của những con lợn đã được khai là tiêm phòng đầy đủ, các chuyên gia mới phát hiện, có rất nhiều lợn không hề được tiêm phòng. Hay cán bộ địa phương chỉ báo với đoàn kiểm tra là lợn chết rất nhanh không có biểu hiện gì đặc biệt và hầu hết đều chẩn đoán là dịch tả lợn và tai xanh. Song kết quả phân tích lại cho thấy, lợn bị dịch LMLM.
Về tiêm phòng, người dân lý giải: giá đắt quá, thấp nhất là 10.000 - 12.000 đồng/mũi tiêm vacxin tai xanh của Trung Quốc. Muốn tốt hơn thì phải tiêm vacxin của Đức có giá 60.000 đồng/mũi (trung bình mỗi con lợn phải tiêm nhắc lại 2 mũi). Để tiêm 1 đàn lợn cũng phải tốn vài triệu đồng. Có người dân nói thẳng: “Tốn thế, không tiêm”. Cũng theo ông Thành, quy định phải có ít nhất 85% tổng số đàn được tiêm phòng thì mới an toàn.
Nguyên nhân cuối cùng khiến cho ngành thú y càng “bó tay” là năm nay, rét đậm rét hại kéo dài khiến cho sức đề kháng của gia súc giảm đi rõ rệt. Đến con trâu, bò to khỏe thế cũng lăn ra chết vì không chịu nổi cái khắc nghiệt của thời tiết. Ông Thành góp ý: Phòng dịch bệnh vẫn là việc làm quan trọng đầu tiên để hạn chế dịch lây lan. Đây là lựa chọn duy nhất để các địa phương phải làm theo. Vì vậy, các địa phương cần thường xuyên củng cố hoạt động của các chốt kiểm dịch, hoạt động giết mổ và vận chuyển lợn ở vùng có dịch về. Những xã chưa có dịch phải tăng cường công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm.
AGROINFO – Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn:http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/76972/Default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Thú y đã thất bại với dịch bệnh

18-4-2011

“Sang tuần, tôi sẽ cùng thằng con đi mua 1 trại nuôi lợn đã bỏ không với giá rẻ như cho vì người nông dân không thể tiếp tục “mở chuồng” được nữa” - ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN mở đầu câu chuyện với NVNN khi bàn tới thực trạng ngành chăn nuôi lợn hiện nay.

Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tạo đầu ra ổn định cho nông sản

18-4-2011

Theo các nhà khoa học, chất lượng lúa gạo, trái cây, thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) dù được nâng lên một bước nhưng chưa được kiểm soát dẫn đến việc tăng thị phần và giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt nông thôn Thủ đô

18-4-2011

Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái, Chủ nhiệm Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, theo Nghị quyết 03 của HĐND thành phố Hà Nội khóa XIII về xây dựng nông thôn mới (NTM) thành phố Hà Nội, đến năm 2030, thành phố sẽ hoàn thành việc xây dựng NTM ở 401 xã trên địa bàn (đạt 100%), với tổng kinh phí đầu tư 32.000 tỷ đồng .

Bón phân đầu vụ cho lúa hè thu

15-4-2011

Trước tiên cần chú ý một số vấn đề kỹ thuật gieo sạ. Nếu gieo sạ bằng máy thì trước đó 6 giờ, không nên tưới nước cho hạt giống để dễ gieo sạ.

Tiến gần hơn tới việc thực thi Luật An toàn thực phẩm

15-4-2011

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) vừa tổ chức buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Đây là góp ý cho bản dự thảo nghị định lần thứ 16. Dự kiến Luật ATTP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7 năm nay.

Dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại

15-4-2011

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Ðảng đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...; Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; Ðẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm; Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hóa... Ðây là định hướng rất cơ bản nhưng cũng là thách thức rất lớn, vì hiện nay nguồn lao động nước ta dồi dào, nhưng chất lượng thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tìm giải pháp tăng đàn lợn

15-4-2011

Ngay sau bài phản ánh về tình trạng thiếu thịt lợn nghiêm trọng tại các địa phương, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT về vấn đề này.

Doanh nghiệp Hoành Sơn hỗ trợ phân bón giá rẻ

15-4-2011

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Hà Tĩnh, doanh nghiệp tư nhân Hoành Sơn đã liên hệ với các công ty phân bón mua hàng ngàn tấn phân bón về bán giá ưu đãi cho tất cả nông dân vùng lũ tỉnh Hà Tĩnh.

Nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu có thuế suất 0%

15-4-2011

Nhiều mặt hàng thủy sản nhập khẩu như tôm, cua, hàu, vẹm, điệp, mực, bạch tuộc dùng làm nguyên liệu chế biến sau đó tái xuất đã được Bộ Tài chính dự kiến áp dụng thuế suất 0%.

Khi nông dân được trang bị “cần câu”

15-4-2011

Hiệu quả từ mô hình liên kết “bốn nhà” tại xã Hồng Phong (An Dương, Hải Phòng) là kết quả bước đầu từ đề án dạy nghề cho lao động nông thôn.

Hà Nội: Giá rau “hạ nhiệt”, thực phẩm vẫn cao

14-4-2011

Thời tiết ấm áp, tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng đã khiến giá bán của mặt hàng rau xanh hạ nhiệt, song đối với thực phẩm, mức giá nhìn chung vẫn khá cao.

Tháo gỡ khó khăn thực hiện dự án ODA ở Phú Yên

14-4-2011

Chiều ngày 13/4, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về tình hình thực hiện các dự án ODA: Phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung và Khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005.